fbpx

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển

nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng bỏ qua hoặc hỏi qua loa trong phần này bởi các nhà tuyển dụng đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Vậy những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Vì sao việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng rất quan trọng?

Chu-dong-dat-cau-hoi-de-an-diem-trong-mat-ha-tuyen-dung
Chủ động đặt những câu hỏi hay là cách để “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Giao tiếp luôn là một quá trình hai chiều có sự phản hồi, tương tác qua lại. Phỏng vấn cũng là một hình thức giao tiếp như vậy. Bên cạnh việc lắng nghe và trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, việc bạn đặt câu hỏi ngược lại cho họ thể hiện bạn là người chủ động, giúp tăng tính tương tác cho buổi phỏng vấn. Việc suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là quá trình bạn tư duy, suy nghĩ về công việc mình đang ứng tuyển. Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy mức độ nhận thức và sự sắc sảo của ứng viên thông qua các câu hỏi bạn đặt ra.

Không những vậy, các nhà tuyển dụng thường tiếp xúc với rất nhiều ứng viên và thường xuyên phải nghe các câu trả lời lặp đi lặp lại. Vì vậy, việc đặt ra một câu hỏi thú vị, thông minh là cách hữu hiệu trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: 6 kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở CV của bạn

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung-la-gi
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Câu hỏi tìm hiểu về công ty

Đây là một trong số các câu hỏi nên hỏi khi phỏng vấn vì nó thể hiện mong muốn của bạn được làm việc, gắn bó lâu dài với công ty, cái bạn cần không chỉ là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài, ổn định.

Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi về công ty như sau:

  • Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
  • Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
  • Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Nên và Không nên

Câu hỏi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn. Ví dụ:

  • Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
  • Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
  • Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
  • Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?
Đặt câu hỏi cho tuyển dụng là bí quyết ứng tuyển thành công

Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công. Đây cũng là một trong danh sách những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt câu hỏi như sau:

  • Tôi muốn được biết có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.
  • Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
  • Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?

Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp

nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn bằng những câu hỏi như sau:

  1. Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
  2. Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?
hay-chuan-bi-nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung
Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Với những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn như trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác khi tìm công việc phù hợp với mình.Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty. Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thật thành công. Mời bạn tham khảo thêm các kinh nghiệm phỏng vấn tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Từ các chuyên gia tư vấn: “Đừng bao giờ hỏi 3 câu hỏi này trong vòng phỏng vấn nếu không muốn trượt tại chỗ…”

Mới đây, chuyên gia Barbara Corcoran đã liệt kê ra 3 câu hỏi "báo động đỏ" cảnh báo nguy hiểm Read more

Những câu hỏi phỏng vấn khó nhất thế giới và cách trả lời khiến ai cũng trầm trồ

Trả lời câu hỏi phỏng vấn từ NTD khôn ngoan nhưng thực sự chân thành là cách giúp ứng viên Read more

10 kiểu câu hỏi phỏng vấn tưởng quen nhưng chưa chắc bạn đã biết cách trả lời

Tùy từng lĩnh vực làm việc mà câu hỏi phỏng vấn cũng thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây Read more

Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!
Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Có những điều các ứng viên thấy vô hại hay bình thường, nhưng đối với nhà tuyển dụng, chúng có Read more

Trước khi đòi lương 2.000 USD, các bạn sinh viên liệu có trả lời được 5 câu hỏi này?

Một điều khá đáng buồn là trong tất cả những lo lắng về nghề nghiệp, hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ đến việc mình sẽ đem lại giá trị gì cho người khác. Đi xin việc nghĩa là bạn đang bán mình; vậy thì bạn có thể bán cho khách hàng (tức ông chủ) cái gì? Giá trị của bạn đóng góp vào công ty, tổ chức hay khách hàng là gì?

Mấy ngày vừa qua, câu hỏi làm thế nào để có mức lương khởi điểm là 2.000 USD của nữ sinh Học viện Kỹ thuật mật mã đã nhận được khá nhiều ý kiến tranh luận của cộng đồng mạng. Người thông cảm thì nói rằng các em có quyền mơ ước và phấn đấu, người chỉ trích thì cho rằng đây là câu hỏi viển vông, phi thực tế.

Tạm quên câu chuyện mức lương 2.000 USD và những chỉ trích của cộng đồng mạng, các bạn sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị những gì cho hành trang nghề nghiệp của mình vẫn luôn là câu hỏi khó.

Bạn vất vả học hành suốt 12 năm phổ thông, rồi đến 4-6 năm đại học. Đó chưa phải là hành trình gian khó nhất nếu bạn chưa biết mình thích gì và thế mạnh của mình ở đâu. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian của mình cho những kế hoạch du lịch, hôm nay mặc gì, ngày mai ăn gì… thì làm gì còn thời gian để tìm hiểu con đường mà mình sẽ đi.

Nếu bạn đang phải đối mặt với những vấn đề này khi lựa chọn con đường sự nghiệp, hãy tự đặt cho bản thân 5 câu hỏi dưới đây và tìm cách trả lời chúng.

1. Bạn đã nắm chắc con đường nghề nghiệp mà mình lựa chọn chưa?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà mỗi sinh viên chuẩn bị ra trường cần phải đặt ra cho bản thân. Hầu hết những người đưa ra quyết định nghề nghiệp sai lầm vì họ không nắm chắc con đường mà mình sẽ đi.

Chúng ta thường đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp dựa trên kiến thức tạm thời, tức là kiến thức ta tích lũy được ở thời điểm đi xin việc. Theo thời gian, chúng ta bắt đầu tập trung vào những tầm nhìn dài hạn và nhận ra những kiến thức tạm thời đó chẳng có ý nghĩa gì. Thế nhưng, có những người mất 10, 20, thậm chí 30 năm mới nhận ra điều này. Vậy thì tương lai của bạn ở đâu và bạn đã theo đuổi điều gì trong suốt thời gian qua?

2. Bạn muốn cung cấp giá trị gì cho người khác?

Một điều khá đáng buồn là trong tất cả những lo lắng về nghề nghiệp, hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ đến việc mình sẽ đem lại giá trị gì cho người khác. Đi xin việc nghĩa là bạn đang bán mình, vậy thì bạn có thể bán cho khách hàng (tức ông chủ) cái gì? Giá trị của bạn đóng góp vào công ty, tổ chức hay khách hàng là gì?

Hãy nghĩ đến khoản tiền gần đây nhất mà bạn trả cho một ai đó, có phải bạn tình nguyện không hay vì họ đã cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho bạn? Vậy đó, khi bạn đi xin việc cũng thế, hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để biết vì sao họ phải trả tiền thuê bạn.

3. Bạn muốn ghi dấu ấn như thế nào?

Ai cũng biết đến Steve Jobs hay Mahatma Gandhi vì những thành tích vĩ đại của họ trong công việc. Vậy làm thế nào để bạn cũng ghi được dấu ấn như họ? Làm sao để người khác nhớ đến bạn khi họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ do bạn cung cấp?

Tất cả những điều này phụ thuộc vào chính bản thân bạn và lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Hãy theo đuổi một sự nghiệp lâu dài và thành công, đừng theo đuổi những đam mê phù phiếm ngắn hạn.

4. Bạn có sẵn sàng chịu đựng kỷ luật?

Bất cứ một nơi làm việc nào cũng có những kỷ luật riêng và bạn không thể mang quy định của công ty A đến áp dụng tại công ty B. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã là “ngôi sao” ở công ty cũ và sau một thời gian, bạn chuyển việc đến công ty mới bạn vẫn là ngôi sao.

Thực tế là bạn đã nhầm. Khi đến công ty mới, bạn phải bắt đầu lại từ đầu, với nỗ lực mới và tuân theo những kỷ luật mới. Bạn có sẵn sàng chịu đựng những kỷ luật này để gặt hái thành công không?

5. Và ai sẽ khóc khi tôi mất đi?

Khi bạn lựa chọn một nghề nghiệp, nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn mà còn liên quan đến rất nhiều người khác. Bạn lựa chọn làm một người tầm thường hay một người thành công trong công việc? Và ai sẽ nhớ đến bạn khi bạn rời đi?

Không có công thức sẵn cho lựa chọn nghề nghiệp của bất cứ ai, nhưng bạn cần phải nhớ rằng: Lựa chọn công việc dựa trên đam mê và sứ mệnh giúp đỡ mọi người, bạn mới có thể gặt hái được thành công. Lịch sử đã chứng minh, những doanh nhân vĩ đại và kiệt xuất đều là những người làm việc vì lợi ích của cả cộng đồng.

>> Bí quyết để tìm việc cuối năm hiệu quả

Nhật Linh

Theo Trí Thức Trẻ

Tìm việc làm chất lượng cao tại: http://vieclam.topcv.vn/

Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv

Có thể bạn quan tâm


Dự đoán 5 ngành nghề HOT nhất trong những năm tới, sĩ tử nên tham khảo để chọn trường


Các sĩ tử 2001 vừa có kết quả Kỳ thi Quốc gia THPT. Băn khoăn chọn cho mình một trường Read more


Sinh viên ra trường mới tìm việc chẳng khác nào mất bò mới lo làm chuồng


Đối với sinh viên mới ra trường, tìm được một công việc tử tế là một việc không hề dễ Read more


Sinh viên mới ra trường: Đua nhau chạy xe ôm công nghệ vì thu nhập còn nhiều hơn đi làm đúng ngành?


Làm việc 8 tiếng đồng hồ trong phòng máy lạnh với công việc ổn định dần trở nên không còn Read more


Học đại học thì chật vật qua môn, nhưng vẫn thành công hơn những sinh viên đạt điểm A sau khi ra trường


Chắc chúng ta đều hiểu điểm số không còn là điều gì quá quan trọng để thể hiện năng lực Read more

Bí quyết để tìm việc cuối năm hiệu quả

4 sư thật tuyển dụng không ai nói với bạn
4 sư thật tuyển dụng không ai nói với bạn

Cuối năm các công ty thường ngưng hoặc hạn chế tuyển dụng nhân sự mới, nhưng nếu lúc này bạn cũng dừng lại cuộc hành trình tìm việc của mình và chờ đến năm mới thì hoàn toàn sai lầm. Cơ hội sẽ đến bất kỳ khi nào nếu bạn thật sự là người có quyết tâm và định hướng rõ ràng. Vậy làm thế nào để cuộc “săn” vào những ngày nước rút này có hiệu quả nhất, Chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số giải pháp giúp bạn có thêm hành trang cho cuộc tìm việc cuối năm đạt hiệu quả cao nhất.

7-Ways-To-Stay-Committed-to-Your-Bad-Job-While-Job-Hunting

1. Lý do nên tìm việc cuối năm

Chuyên gia Joanie Ruge của công ty Adeco Group North cho biết: Cuối năm là thời điểm tuyệt vời để bạn ứng tuyển, vì hầu hết công ty sẽ xem xét hồ sơ để kịp bổ sung nhân lực vào tháng giêng. Ứng viên không nên để kỳ nghỉ làm chậm quá trình tìm việc của mình vì lúc này các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao, trong khi số lượng ứng viên lại giảm do tác động của kỳ nghỉ. Không những “đối thủ” của bạn giảm đi đáng kể mà tâm trạng của các nhà tuyển dụng thời điểm này cũng thường tốt hơn.

Như vậy, tìm việc trong những kỳ nghỉ lễ hoặc trong những tháng cuối năm là lựa chọn khôn ngoan của những ứng viên thông minh. Họ rất dễ được đưa vào danh sách của nhà tuyển dụng và khi năm mới đến, họ sẽ là những ứng viên được gọi đến đầu tiên. Nghiễm nhiên, cơ hội đến với họ sẽ cao hơn rất nhiều so với những ứng viên chây lười.

2. Chủ động sẽ tìm được việc

Gần hết năm, bạn cảm thấy mình không còn cơ hội để ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc gì. Đó là một ý nghĩ thật sai lầm và thụ động, bạn không nên ngồi chờ cho hết quãng thời gian cuối năm, vì như vậy vô tình làm tuột mất những cơ hội tìm tốt vào tay những ứng viên chăm chỉ khác.

Hãy là người luôn chủ động và đừng quên việc chuẩn bị, đầu tư mọi thứ nghiêm túc, chu đáo. Đó là những thứ không thể thiếu trong hành trình săn việc cuối năm của bạn.

3. Xác định rõ vị trí công việc ứng tuyển

job-hunting-digital-age

Tìm việc vào bất kỳ thời điểm nào bạn cũng cần phải xác định rõ vị trí công việc mình ứng tuyển, việc xác định rõ mục tiêu này lại càng quan trọng hơn khi bạn săn việc vào những tháng cuối năm.

Một điều mà bất kỳ người tìm việc nào cũng biết đó là, cuối năm các công ty sẽ không đăng tuyển tràn lan và việc tuyển dụng lại càng khiêm tốn và khắt khe. Vì vậy, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình thật sự muốn làm công việc gì mà có thể làm công việc gì tốt nhất, sau đó hãy tập trung cho sự lựa chọn của mình. Không nên vì quá nôn nóng tìm việc vào giai đoạn nước rút mà thấy bất kỳ vị trí tuyển dụng nào bạn cũng “quăng” ngay hồ sơ vào đó không suy tính trước.

Hãy tỏ ra mình là người chuyên nghiệp và có định hướng rõ ràng, một công việc tốt sẽ đến với bạn cho dù đó là những ngày khó khăn nhất trong tất cả các thời điểm tìm việc.

Một việc bạn cần phải làm trong thời gian này đó là cập nhật liền những vị trí công việc phù hợp với bản thân. Việc liên tục cập nhật sẽ giúp bạn chủ động được trong quá trình săn việc trong thời điểm nóng của năm.

4. Giữ tinh thần thoải mái

Thông thường cuối năm tâm lý chung của người lao động là ít nhảy việc, họ sẽ cố bám trụ để giữ quyền lợi cho mình. Hơn nữa vào thời gian này các công ty thường cơ cấu lại nhân sự nên thường hạn chế hoặc ngưng tuyển dụng. Do vậy, hồ sơ nộp vào giai đoạn này thường không nhận được hồi âm, nhưng đó không phải lý do làm bạn nản lòng, hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tin tưởng cơ hội sẽ đến nếu thật sự có quyết tâm.

Nếu bạn tỏ ra mệt mỏi, chán nản và quyết định nghỉ sức trong những ngày cuối năm đồng nghĩa với việc bạn đã trao cơ hội cho người khác. Đừng dừng lại và đừng đánh mất niềm tin vào những ngày cuối cùng, đó là những gì bạn cần cho cuộc “săn” cuối năm này.

5. Chấp nhận làm ở những vị trí thấp, công ty nhỏ

Cuối năm, đặc biệt trong tháng 12 là lúc nhiều công ty rà soát lại chất luợng nhân viên và kiểm tra ngân sách nhằm tăng cường nhân viên cho năm tới. Bởi vậy, họ có thể sẽ tìm thấy khoản dư để nhận thêm nhân viên trước khi năm mới đến.

Trong giai đoạn này, các ngành bán lẻ thường cần thêm nhân viên dịp cuối năm. Ngay bây giờ là lúc thuận lợi nhất để bạn kiếm được một công việc trong ngành dịch vụ bán lẻ hoặc một công việc thời vụ nào đó. Bạn hãy chấp nhận bắt đầu từ một công việc nhỏ nhất và có xuất phát điểm thấp hơn so với mong muốn, nhưng đó cũng là một cách để bạn tiến đến chỗ cố định chính thức. Nhà tuyển dụng sẽ rất ưu tiên cho nhân viên thời vụ khi cần một vị trí mới.

6. Bắt tay tìm việc ngay

Theo Frank Dadah, Tổng giám đốc công ty Winter, Wyman – một tổ chức về nhân sự lớn nhất ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ: “Ngừng đi xin việc vào những tháng cuối năm là một quyết định thiếu khôn ngoan và đừng bao giờ có ý nghĩ tìm việc theo thời gian hay theo mùa. Thông thường, cuối năm, các công ty đều rất bận không chỉ vì họ đang chuẩn bị tổng kết năm cũ mà còn là khoảng thời gian để họ có những kế hoạch phát triển trong năm mới. Vì thế, họ khó có thể sắp xếp được thời gian để lên lịch trình phỏng vấn ứng viên, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty không cần người”.

Nếu bạn vẫn nộp hồ sơ, dù chưa thể hẹn phỏng vấn được nhưng ít ra người ta cũng có sự định hình vị trí này sẽ dành cho những ứng viên nào và ngay khi có thời gian, họ sẽ gọi bạn. Nhiều công ty thậm chí còn “thả nổi” nhiều vị trí cần tuyển dụng vào cuối năm, họ sẽ nhanh chóng thiết lập hệ thống nhân sự đó. Lúc này họ cần có sẵn trong tay những ứng viên tiềm năng.

Đừng chờ cơn bão người tìm việc vào đầu năm, hãy bắt tay săn việc ngay từ bây giờ. Chúc bạn sẽ tìm được công việc như mong muốn trong cuối năm 2013 và một khởi đầu tốt đẹp cho đầu năm 2014.

Thúy Lộc – CareerLink.vn

>> Bộ hồ sơ xin việc qua email cần có những gì?

Tìm việc làm chất lượng cao tại: http://vieclam.topcv.vn/

Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv

Có thể bạn quan tâm


Tại sao phải “xin việc”? Chúng ta đâu cần xin xỏ ai công việc…


Có một cụm từ mà người Việt Nam sử dụng rất nhiều đó là: "xin việc". "Ra trường xin việc Read more


Biết “rải” CV đúng cách, tìm việc chỉ là chuyện nhỏ thôi!


"Rải" CV - nộp nhiều hồ sơ, ứng tuyển nhiều vị trí cũng một lúc. Thủ thuật quen thuộc đối Read more


Chia sẻ mẫu CV nhân viên Telesales ngân hàng


Mẫu CV nhân viên Telesales mảng ngân hàng

Mẫu CV nhân viên Telesales ngân hàng gồm những phần nào? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý mẫu CV Read more


Tìm việc thời 4.0: Chủ động kết nối để việc tự tìm đến bạn


Trong những năm gần đây, cách mạng công nghệ 4.0 đã gây nên nhiều sự chuyển mình đột phá trong Read more

Bộ hồ sơ xin việc qua email cần có những gì?

Hồ sơ xin việc qua email gồm những gì là đầy đủ nhất? Cần phải chuẩn bị hồ sơ và file như thế nào? Những lưu ý khi gửi hồ sơ xin việc qua email là gì? Đây đều là những băn khoăn có thể gây “teo não” cho các bạn sinh viên khi gửi hồ sơ ứng tuyển online. 

Hiện nay việc gửi hồ sơ xin việc online đến nhà tuyển dụng như email hay qua hệ thống của công ty và các trang tuyển dụng trực tuyến như TopCV đang rất phổ biến và tiện lợi. Các ứng viên có thể dễ dàng gửi ngay hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng mà không cần đường xa nắng nôi đến tận công ty để nộp đơn. Nhà tuyển dụng có thể tiếp nhận và xử lý hồ sơ nhanh chóng hơn.

Nhưng đơn giản không có nghĩa là dễ dàng; thế nên các bạn sinh viên mới xin việc hay còn mắc lỗi đáng tiếc. Khi không nắm rõ yêu cầu hồ sơ từ nhà tuyển dụng hay những thủ thuật nhỏ khi gửi hồ sơ trực tuyến; các bạn sẽ dễ nhận điểm trừ từ công ty.

>>> Cách viết email ứng tuyển chuẩn chuyên nghiệp

Gợi ý

Tạo CV chuẩn để ứng tuyển công việc phù hợp tại đây.

Thông thường chúng ta có 2 hình thức gửi trực tuyến là:

1. Gửi hồ sơ xin việc qua email

send-us-your-cv2

Đây là hình thức phổ biến nhất khi ứng viên gửi đến email nhà tuyển dụng. Các bạn nên lưu ý gửi theo email yêu cầu từ nhà tuyển dụng vì không phải lúc nào cũng gửi về email công ty hay phòng nhân sự. Các bạn nên lưu ý giữa email công ty; email liên hệ và email ứng tuyển để gửi chính xác (có thể là info@ngoclam.com hayhr@ngoclam.com,…).

Thỉnh thoảng các bạn hí hửng khi tìm được vị trí phù hợp với mình mà lỡ tay sa chuột nhấn gửi nhầm mail. Những hồ sơ các bạn nên lưu ý khi đính kèm trong email: cv xin việc; cover letter; sản phẩm cá nhân; portfolio; bảng điểm hay giấy chứng nhận.

2. Gửi qua hệ thống

ho-so-xin-viec-online-3

Bạn cũng có thể thông qua hệ thống của các trang mạng việc làm hay của công ty ứng tuyển để gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách khá phổ biến và đảm bảo hồ sơ của bạn gửi nhanh chóng đến công ty. Đa phần các bạn chỉ gửi 2 file là cv và tài liệu khác như file thiết kế hay bảng điểm.

Sau đây là chi tiết tổng hợp các tài liệu cần đính kèm và nội dung chuẩn bị như thế nào khi gửi hồ sơ xin việc qua email hoặc hệ thống trực tuyến

Mẫu CV

Đây là file quan trọng nhất phải có mà không phải bàn. Nhưng thỉnh thoảng vài bạn rớt cái vèo chỉ mỗi lý do lãng xẹt là quên đính kèm đặc biệt là gửi qua email. Các bạn thường làm file cv dạng word hay Power Point nhưng khi gửi thì phải chuyển sang PDF để tránh lỗi Font chữ và định dạng. Hoặc có thể tạo CV Online ngay trên TopCV để CV sau khi tải về sẽ tự động được xuất dưới dạng PDF luôn.

Nên lưu ý kích cỡ file vì khi nộp qua hệ thống sẽ thường nhận file dưới 1-2Mb.

landing page tkcc

Cover Letter (Đơn xin việc)

Với cover letter (thư xin việc) thì thường sẽ xuất hiện dưới dạng nội dung trong email nên các bạn không cần đính kèm. Nếu các bạn muốn có thư xin việc trang trọng hơn hay công ty có yêu cầu rõ thì cũng đính kèm dạng PDF. Còn đối với việc nộp qua hệ thống thì luôn có mục để các bạn điền nội dung vào. Do có khuyết điểm là chỉ giới hạn 500 kí tự nên các bạn chọn lọc thông tin quan trọng và cần thiết đến công việc.

Sản phẩm cá nhân (Portfolio)

Đây thường là các file thiết kế; hình sản phẩm; bài viết hay portfolio. Đối với các bạn chuyên ngành về marketing; quảng cáo; báo chí hay thiết kế thường yêu cầu gửi các sản phẩm hoặc dự án đã thực hiện. Định dạng phù hợp là file dạng hình ảnh JPG; PNG hay PDF. Kích cỡ file cũng nên lưu ý không nên quá nặng khi gửi qua hệ thống.

>>> Cách viết đơn xin việc ấn tượng và chuyên nghiệp

Hình cá nhân

Thỉnh thoảng nhà tuyển dụng cũng muốn chiêm ngưỡng nên các bạn luôn chuẩn bị sẵn cho mình. Một bức ảnh phù hợp thường là thấy rõ mặt; chất lượng tốt và tốt nhất trong hình không nên xuất hiện người khác. Lưu ý đến vị trí ứng tuyển để gửi hình có nội dung và bối cảnh phù hợp. Nếu bạn nộp vị trí viết quảng cáo; nhân viên sáng tạo hay thiết kế đồ họa thì có thể chấp nhận hình ảnh phá cách. Blog.topcv.vn mách bạn không nên 360 quá mức không thì nhà tuyển dụng nhận không ra khi phỏng vấn.

Tài liệu khác

Ngoài ra các bạn sẽ được yêu cầu gửi bằng khen; chứng chỉ hay bảng điểm của mình để xác nhận thông tin. Phần này các bạn lưu ý đừng tiết kiệm lấy điện thoại chụp hình lại gửi mà không đi scan thành file mềm.

>> Bí quyết để tìm việc cuối năm hiệu quả

Nguồn: Intern.vn

Tìm việc làm chất lượng cao tại: https://www.topcv.vn/viec-lam

Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv

Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cơ hội việc làm tiếng Trung trong thời đại số
Cơ hội việc làm tiếng Trung khó hay dễ?

Xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng lan rộng, tiếng Anh chính là ngôn ngữ chung được sử dụng Read more

Mở miệng ra là kêu việc nhàm chán, đã bao giờ bạn nghĩ mình nhàm chán chưa?

Người trẻ mới đi làm thường hay có tư tưởng ít gắn bó, thay đổi công việc liên tục; với Read more

3 bước để đàm phán tăng lương thành công: Sếp nghe chỉ biết gật đầu!

Sự tự tin rất cần thiết để có được một cuộc đàm phán tăng lương hoặc thăng chức thành công. Read more

6 Ưu điểm của sinh viên mới ra trường

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng trên cả nước, nhưng 10% sinh viên mới ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp sau đó. Lý do lớn nhất khiến các công ty từ chối sinh viên mới ra trường thường được nhắc đến là thiếu kinh nghiệm làm việc.

Tuy nhiên, trừ khi tính chất công việc đòi hỏi người có nhiều năm kinh nghiệm, nhà tuyển dụng vẫn sẽ cân nhắc những ứng viên mới tốt nghiệp vì những ưu điểm sau:

Students-In-Robes(1)

1. Không yêu cầu lương cao

Ứng viên mới ra trường luôn đánh giá cơ hội học hỏi kinh nghiệm hơn là mức lương. Bạn tiết kiệm chi phí hơn khi tuyển dụng họ so với ứng viên đã có kinh nghiệm. Điều này không có nghĩa bạn có thể tuyển dụng họ với một mức lương cực kỳ thấp vì đây là cơ hội để chiêu mộ ứng viên với mức lương mới vào nghề nhưng tiềm năng sẽ trở thành nhân viên xuất sắc sau đó

2. Dễ quản lý hơn

Do khác biệt giữa môi trường doanh nghiệp và nhà trường, ứng viên mới ra trường có xu hướng ít bị ảnh hưởng bởi chính trị nơi công sở hay những mâu thuẫn thường gặp nơi công sở. Những người đã đi làm lâu năm thường có nhiều vấn đề và mối quan tâm xung quanh trong khi ứng viên mới ra trường chỉ tập trung hoàn thành công việc. Cái họ cần nhiều nhất từ người quản lý là đào tạo và hướng dẫn.

>> Xem thêm: Sinh viên mới tốt nghiệp nên trình bày CV xin việc như thế nào?

3. Khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ

Bạn có thể thấy rõ ưu điểm của giới trẻ là khả năng nắm bắt xu hướng và công nghệ liên tục. Trong thời đại của công nghệ và máy tính, doanh nghiệp dù ở bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng cần phải luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất.

4. Luôn có tinh thần học hỏi và đổi mới

Không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận những thay đổi, nhất là đối với những người đã đi làm lâu năm và quen với cách làm việc của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược so với những ứng viên mới ra trường. Sự mới mẻ mang lại hứng thú và những đổi mới cho họ cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn.

5. Chăm chỉ và cam kết nhiều hơn với công việc

Luôn nhiệt huyết và hết mình với công việc, ứng viên mới ra trường sẵn sàng làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc. Mong muốn tiếp thu kinh nghiệm, họ không ngại làm nhiều việc cùng lúc và xung phong đảm nhận công việc. Còn gì tuyệt vời hơn một nhân viên luôn cam kết hết mình với công việc?

>> Xem thêm: Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới tốt nghiệp nên trình bày như thế nào?

6. Có cách nhìn nhận và ý tưởng mới

Sự sáng tạo không thể phát triển nếu bạn nhìn nhận vấn đề chỉ với một cách nhìn duy nhất. Đó có thể là vấn đề chung của người đi làm lâu năm. Ứng viên mới ra trường với rất ít kinh nghiệm, họ sẽ có tâm trí thoải mái và nhìn nhận vấn đề theo hướng hoàn toàn mới. Đây là nguồn để thu thập những ý tưởng cải tiến cho doanh nghiệp của bạn.

Theo HR Insider

> Cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV, hãy tham khảo ngay những mẫu CV miễn phí, chuyên nghiệp và ấn tượng của TopCV.

 
sinh viên mới ra trường
Một mẫu CV chuẩn của TopCV

Tìm việc làm chất lượng cao tại: http://vieclam.topcv.vn/

Tạo CV ngay tại: https://www.topcv.vn/mau-cv

Có thể bạn quan tâm
Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm mẫu CV Thực tập sinh Tuyển dụng như thế này từ ứng viên

Mẫu CV thực tập sinh lập tuyển dụng; dưới đây sẽ gợi ý cách sử dụng con số để định Read more

Mẫu CV nhân viên Marketing ngành F&B mới và hay nhất 2021

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm, lưu ý khi làm CV nhân viên Marketing ngành F&B; Read more

Hướng dẫn cách tạo mẫu CV Nhân viên kế toán mảng F&B
Hướng dẫn cách tạo mẫu CV Nhân viên kế toán mảng F&B

Để có thể tìm được một công việc tốt; lương cao, đặc biệt là vị trí kế toán ở các Read more

Mẫu CV nhân viên bán hàng mảng F&B

Để ứng tuyển nhân viên bán hàng mảng F&B thành công, bạn cần mẫu CV chuẩn cho vị trí cũng Read more

Không nhớ nổi 22 phím tắt Office cơ bản này, tốt nhất bạn đừng đi nộp đơn xin việc!