Mỗi nghề một mẫu CV: chuyên viên Marketing

Không ai có thể phủ nhận độ “Hot” của ngành Marketing trong thời đại hiện nay. Marketing thuộc top 5 ngành học không lo thất nghiệp. Và chuyên viên Marketing là vị trí mà không ít người mong muốn có được. Vậy làm thể nào để có một mẫu CV marketing ấn tượng? TOPCV sẽ chia sẻ với các bạn hôm nay.

Tổng quan về ngành Marketing

Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh. Bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng. Nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Với lối tư duy cũ kĩ. Nhiều người có suy nghĩ làm Marketing gắn với hình ảnh một người tay xách sản phẩm chào bán, tiếp thị, quảng cáo tại các hội chợ, chương trình khuyến mãi… Thực chất đây chỉ là một biểu hiện rất nhỏ của marketing.


Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”

Công việc của chuyên viên marketing

Content MarketingContent Creator
Marketing ExecutiveMarketing Online
Account ExecutiveNhân viên SEO
Marketing ManagerNhân viên Sales-Marketing
Account ManagerThực tập sinh Marketing 
DesignerThực tập sinh SEO
  • Sáng tạo nội dung. Xây dựng và triển khai các kế hoạch Marketing, quảng cáo, khuyến mãi để phát triển nhận diện thương hiệu, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp.
  • Thu thập khảo sát và phân tích thông tin thị trường, sự lựa chọn của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh,…
  • Phân tích, báo cáo và đề xuất các phương án mới phù hợp với xu hướng của thị trường
  • Phối hợp với các bộ phận để thực hiện các công việc liên quan. Xác định và dự báo ngân sách, chi phí cho Marketing và thực hiện theo yêu cầu của Giám đốc Marketing.

Mẫu CV Marketing – những nội dung quan trọng

mẫu CV marketing được làm tại TOPCV

DÙNG MẪU NÀY

Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.

Thông tin cá nhân

Tiêu đề CV là bắt buộc (vị trí bạn ứng tuyển). Theo sau đó là mục tiêu công việc, ở mục tiêu bạn có thể gắn thêm với một kỹ năng gì đó thật sự nổi bật.

Quá trình học tập

Phần học vấn hãy tóm tắt quá trình học tập. Chỉ nên tóm tắt ngắn gọn về thời gian, chuyên ngành, trường đại học/cao đẳng bạn học. Không cần đề cập đến khoảng thời gian học cấp 3 nếu như không có gì quá nổi bật.

Tiếp đó là tóm tắt (kinh nghiệm bạn làm việc và sự đạt được cho chính bạn và tổ chức nơi bạn làm việc) và phần kỹ năng nổi bật.

Kinh nghiệm

Đưa ví dụ bạn đã làm và kết quả bạn đạt được. Bạn đã từng làm dự án nào đó, công việc tình nguyện hay những hợp đồng ngắn hạn. Hãy mô tả trách nhiệm và sự đạt được một cách ngắn gọn. Ví dụ:

Tư vấn tiếp thị kỹ thuật số cho công ty ABC (1/2012-3/2012)

Nghiên cứu thị trường, xác định phương pháp chi phí hiệu quả để tăng giao dịch mua bán, quảng bá sản phẩm qua giới thiệu truyền miệng, qua các forum, trang mạng xã hội cho cửa hàng quần áo ở địa phương.

  • Tăng việc giao dịch mua bán lên 20% qua cải thiện SEO và tầm nhìn khu vực
  • Tạo ra thêm 15% giao dịch mua bán qua việc thực hiện chiến dịch Google AdWords
  • Quảng bá hình ảnh công ty qua truyền thông mạng xã hội có tiếng vang lớn như trang fanpage Facebook, blog và Twitter để tăng like và sharing, coi trọng vấn đề chăm sóc khách hàng. Điều này dẫn tới tỷ lệ thỏa mãn khách hàng được cải thiện lên 35% và tăng doanh thu online lên 15%.

Điểm cộng

Sử dụng thuật ngữ marketing: Dù không nên dùng những thuật ngữ quá khó hiểu. Bạn cũng nên chú ý đến những từ ngữ thường dùng của lĩnh vực này. Những từ ngữ như “nhu cầu khách hàng”, “các hình thức truyền thông” khiến bạn trở nên “quen thuộc” với lĩnh vực marketing hơn dù trước đây bạn là một chuyên viên ngân hàng.

Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với hành vi người tiêu dùng: có thể chuyên ngành của bạn không phải Marketing. Có thể bạn làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Luôn tìm tòi làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn dễ dàng hơn. Hay khi làm việc trong ngành ngân hàng, bạn thích thú tìm hiểu cách thức khách hàng đầu tư. Dù kinh nghiệm làm việc trước đây là gì. Hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện khả năng thấu hiểu hành vi người tiêu dùng trong hồ sơ xin việc.

Kỹ năng

Nhấn mạnh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, nhiệt huyết và tính sáng tạo. Nhiều chuyên gia nhân sự khi phỏng vấn ứng viên tin rằng cách bạn ứng xử, làm việc, hay khả năng lãnh đạo ở môi trường cũ sẽ tiếp tục được thể hiện trong môi trường mới.

Thể hiện niềm đam mê, truyền cảm hứng trên CV cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. bởi môi trường làm việc sắp tới đòi hỏi bạn phải có sự tin tưởng và tình yêu đối với thương hiệu. Bạn không nhất thiết phải từng làm trong những lĩnh vực đòi hỏi khả năng sáng tạo. Chỉ cần chứng minh được mình có khả năng suy nghĩ độc lập, không theo lối mòn. Cơ hội được nhận vào làm marketing sẽ cao hơn

Bằng cấp, chứng chỉ

Bạn đã từng tham gia khóa đào tạo chuyên nghiệp cho lĩnh vực marketing. Hay chỉ là câu lạc bộ về marketing… Hãy ghi nó vào CV. Cần đưa ra đươck outline về nội dung khóa học hay công việc bạn đã từng làm. Nếu có thể hãy nói rõ những điều mình đã học, làm đc từ đó.

Ngoài ra để có cơ hội ứng tuyển cao hơn thì bạn đừng bỏ lỡ cẩm nang xin việc ngành marketing – bí quyết bỏ túi dành cho mọi ứng viên.

Tổng hợp