Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển

nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung

Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng bỏ qua hoặc hỏi qua loa trong phần này bởi các nhà tuyển dụng đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Vậy những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Vì sao việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng rất quan trọng?

Chu-dong-dat-cau-hoi-de-an-diem-trong-mat-ha-tuyen-dung
Chủ động đặt những câu hỏi hay là cách để “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Giao tiếp luôn là một quá trình hai chiều có sự phản hồi, tương tác qua lại. Phỏng vấn cũng là một hình thức giao tiếp như vậy. Bên cạnh việc lắng nghe và trả lời các câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, việc bạn đặt câu hỏi ngược lại cho họ thể hiện bạn là người chủ động, giúp tăng tính tương tác cho buổi phỏng vấn. Việc suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là quá trình bạn tư duy, suy nghĩ về công việc mình đang ứng tuyển. Từ đó, các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy mức độ nhận thức và sự sắc sảo của ứng viên thông qua các câu hỏi bạn đặt ra.

Không những vậy, các nhà tuyển dụng thường tiếp xúc với rất nhiều ứng viên và thường xuyên phải nghe các câu trả lời lặp đi lặp lại. Vì vậy, việc đặt ra một câu hỏi thú vị, thông minh là cách hữu hiệu trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: 6 kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở CV của bạn

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung-la-gi
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng là gì?

Câu hỏi tìm hiểu về công ty

Đây là một trong số các câu hỏi nên hỏi khi phỏng vấn vì nó thể hiện mong muốn của bạn được làm việc, gắn bó lâu dài với công ty, cái bạn cần không chỉ là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài, ổn định.

Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi về công ty như sau:

  • Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
  • Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
  • Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Nên và Không nên

Câu hỏi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn. Ví dụ:

  • Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
  • Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
  • Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
  • Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?
Đặt câu hỏi cho tuyển dụng là bí quyết ứng tuyển thành công

Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công. Đây cũng là một trong danh sách những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt câu hỏi như sau:

  • Tôi muốn được biết có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.
  • Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
  • Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?

Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp

nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn bằng những câu hỏi như sau:

  1. Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
  2. Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?
hay-chuan-bi-nhung-cau-hoi-nen-hoi-nha-tuyen-dung
Hãy chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Với những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn như trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác khi tìm công việc phù hợp với mình.Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty. Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thật thành công. Mời bạn tham khảo thêm các kinh nghiệm phỏng vấn tại đây.