CV xin việc gồm những gì? Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

CV xin việc gồm những gì? Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc
Phân biệt Đơn xin việc, CV và hồ sơ xin việc.

Với các bạn sinh viên mới ra trường hay cả những ai đã có kinh nghiệm và muốn tìm việc làm thì đơn xin việc, CV xin việc hay hồ sơ xin việc là những loại giấy tờ quan trọng rất cần được đầu tư cẩn thận. Đó không chỉ là cầu nối giữa người tìm việc và doanh nghiệp mà còn là yếu tố ghi điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có những bằng cấp gì, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hay ưu điểm nổi bật,… tất cả đều được thể hiện trong 3 loại giấy tờ trên. Vậy nên bỏ thời gian đầu tư cho một bộ hồ sơ chỉnh chu, ấn tượng quả là không hề lãng phí! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ 3 khái niệm đơn xin việc, hồ sơ xin việc, cv xin việc gồm những gì để có được bộ hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp nhất.

Đơn xin việc là gì?

Về cơ bản, đơn này giống như một lá thư mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng. Trong lá thư đó, bạn bày tỏ mong muốn được làm việc, thể hiện rằng bạn có sự tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp, đưa ra được khả năng, kiến thức hay kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Bạn không nhất thiết phải “đao to búa lớn” dùng những từ ngữ sáo rỗng, câu văn to tát, vĩ mô. Cũng không nên lặp lại từ ngữ hoặc cứ nói đi nói lại về bằng cấp hay thành tích của mình. Hãy sử dụng từ ngữ thân mật, sinh động, thể hiện rõ cá tính của mình. Tất nhiên bạn vẫn phải tuân thủ theo những quy định chung về cách viết đơn xin việc chuẩn mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần dưới đây.

Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc
Phân biệt Đơn xin việc, CV và Hồ sơ xin việc

>> GPA thấp, làm thế nào để có CV nổi bật?

Nội dung

Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nói một cách đơn giản, ngắn gọn, nhấn mạnh vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…

Cách trình bày

  • Ngắn gọn, súc tích trên một mặt của tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng tiện theo dõi, tránh viết dài tới 2-3 trang vì có thể họ cũng không đủ kiên nhẫn để đọc hết những gì bạn viết.
  • Chọn loại font chữ thông dụng, dễ đọc và chỉ dùng một loại font đó cho cả văn bản. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hay sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.
  • Kiểm tra kỹ càng về chính tả, dấu câu. Tuyệt đối không viết sai chính tả, câu cú lủng củng, sai ngữ pháp.
    Đôi khi để nhấn mạnh bạn có thể bôi đậm hoặc in nghiêng chữ, tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ dùng với những chỗ thật sự cần thiết.

>>> Tất cả các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc

Một số lưu ý

  • Nếu có thể thì bạn nên gửi trực tiếp tới người có toàn quyền tuyển dụng. Hiện nay các công ty đều có nhân sự riêng phụ trách tuyển dụng, vậy nên gửi trực tiếp cho người này thì đơn của bạn sẽ có cơ hội cao hơn thay vì gửi mông lung tới phòng hành chính nhân sự hoặc phòng tuyển dụng.
  • Nếu có thông tin về người phụ trách tuyển dụng thì hãy mở đầu bằng việc chào hỏi họ thân mật bằng tên riêng, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng gây được ấn tượng tốt rồi.
  • Đừng cứng nhắc: Đây là cơ hội để bạn vượt lên các ứng viên khác, vậy nên cứ nhất nhất tuân theo quy chuẩn hoặc sử dụng những cái chung chung sẽ không giúp gì cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để đưa cái tôi của mình vào một cách chân thành, hợp tác. Đôi khi nhà tuyển dụng gọi cho bạn không hẳn vì thành tích hay kinh nghiệm mà là bởi họ nhận thấy tiềm năng, lòng nhiệt tình hoặc cá tính có thể phát triển tốt của bạn.

>>> Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Nộp Hồ Sơ Xin Việc

CV xin việc gồm những gì?

Chắc hẳn nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ băn khoăn CV là gì, CV xin việc gồm những gì?

CV xin việc gồm những gì?
CV xin việc gồm những gì?

Nội dung

Đây là một bản liệt kê tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên mới ra trường. Còn đối với ai đã đi làm thì là quá trình làm việc, vị trí đảm nhiệm, khả năng chuyên môn, thành tích trong công việc. Dựa vào những điều này nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc giữa các ứng viên để chọn ra người thích hợp nhất với vị trí còn đang bỏ ngỏ.

Cách viết CV xin việc

Hiện trên có rất nhiều mẫu CV xin việc hay và ấn tượng về cả cách trình bày, màu sắc, bố cục… Vậy CV xin việc gồm những gì? Về cơ bản, một CV chuẩn sẽ được trình bày với những nội dung như sau:

  • Thông tin cá nhân của bạn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc.
  • Quá trình học tập: Chỉ cần bắt đầu liệt kê từ đại học/cao đẳng đến sau đó, ví dụ như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, code, SEO, chứng chỉ dạy nghề… mà bạn đi học thêm ở ngoài.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đối với những người đã đi làm thì nếu ra kinh nghiệm làm việc không khó, còn đối với những bạn là sinh viên mới ra trường chưa chính thức làm việc ở một công ty nào thì vẫn có thể đề cập đến công việc làm thêm, hoặc những dự án mà bạn tự thực hiện hoặc công tác cùng bạn bè. Liệt kê ra không phải để cho có nội dung mà là để chứng tỏ rằng bạn là một con người nhiệt huyết và đam mê công việc.
  • Kỹ năng: Đưa ra những kỹ năng mà bạn có, đặc biệt nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Những gì mà bạn đang hướng đến trong định hướng nghề nghiệp của mình. Có thể chia ra 2 mức ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ là một nhân viên có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những bài viết hữu ích nhất về CV (Hồ sơ cá nhân)

Và cũng giống như đối với đơn xin việc, CV không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, to tát, không trình bày dài dòng lan man, không nên khoe tất cả những gì mà bạn có trong khi điều đó lại chẳng hề liên quan hay phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Ngắn gọn, súc tích và chân thành, đó là những “từ khóa” là bạn cần ghi nhớ để viết được một CV tốt.

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Thường thì đơn và CV thường được gửi đi kèm theo một bộ hồ sơ xin việc. Bạn có thể mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm với giá 10.000đ. Bộ hồ sơ chuẩn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng cần phải có đầy đủ các mục sau:

1. Đơn xin việc: có mẫu sẵn trong bộ hồ sơ, bạn có thể điền thông tin không mất nhiều thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn nhận được công việc thì bạn nên xin việc bằng đơn viết tay do chính bạn soạn với các tiêu chuẩn như đã đề cập ở trên.

2. Sơ yếu lý lịch tự thuật: điền đầy đủ thông tin, dán kèm ảnh 3×4 và mang tới phòng công chứng phường, xã… để xin dấu xác nhận của địa phương. Lưu ý là khi đi công chứng thì cầm theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu, sơ yếu lý lịch của ai thì phải tự người đó đi xin dấu mới được.

3. Một bản CV: là bản trình bày chi tiết về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích, sở thích… của bản thân.

4. Bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các bằng cấp chứng chỉ liên quan như bằng tiếng Anh, bằng Lý luận… (nếu có)

5. Bản sao giấy khai sinh

6. Bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng

7. Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu xác nhận của bệnh viện

Bên ngoài bộ hồ sơ bạn nhớ liệt kê các loại giấy tờ có trong đó theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Đặc biệt nên ghi rõ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. VD: Khuất Việt Hùng – Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh Bất động sản. Điều này giúp việc phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ đến được gần hơn với vị trí cần tuyển người.

Mẫu CV ấn tượng của TopCV
Mẫu CV ấn tượng của TopCV

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hồ sơ xin việc, đơn xin việc và CV xin việc gồm những gì. Mong rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể dễ dàng chuẩn bị một bộ hồ sơ chuẩn để ứng tuyển những việc làm mơ ước. Nếu bạn muốn tìm việc làm thì hãy nhanh chóng truy cập vào TopCV – Chúng tôi có kho việc làm khủng đang chờ bạn khám phá.