Thất nghiệp là gì? Học ngành gì không sợ thất nghiệp?

Thất nghiệp là gì? Học ngành gì không sợ thất nghiệp?
Thất nghiệp là gì? Học ngành gì không sợ thất nghiệp?

Là một khái niệm quen thuộc, song không phải ai cũng hiểu chính xác thất nghiệp là gì, thất nghiệp được phân loại ra sao. Trong bài viết dưới đây, Blog.TopCV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thất nghiệp là gì cũng như một số gợi ý nên làm gì trong thời gian thất nghiệp để bạn có thể tìm được cơ hội mới một cách nhanh chóng nhất

Thất nghiệp là gì? Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp được định nghĩa là trạng thái không có việc làm chính thức của người đang trong độ tuổi lao động. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người lao động thất nghiệp như: do không gia hạn hoặc tạm ngưng hợp đồng (bị động), chấm dứt hợp đồng (chủ động), do tình hình khách quan (công ty phá sản, dịch bệnh,…). Tùy theo trường hợp mà người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thất nghiệp được phân chia thành những nhóm chính như sau:

  • Nhóm 1: Những người mới được bổ sung vào lực lượng lao động và chưa tìm được việc làm, thường là sau khi hoàn thành bậc giáo dục hoặc khóa đào tạo chuyên môn nào đó, ví dụ như cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học
  • Nhóm 2: Những người vừa mới chấm dứt công việc cũ và chưa có công việc mới 
  • Nhóm 3: Nhóm không có việc làm do gặp khó khăn khi xin việc 
  • Nhóm 4: Nhóm đã rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
thất nghiệp là gì
Thất nghiệp là gì?

>>> Tham khảo: Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?

Thất nghiệp nên làm gì? Nên làm gì khi thất nghiệp quá lâu?

Khoảng thời gian chưa tìm được việc làm thường khiến người lao động cảm thấy chán nản, lo âu và mất tự tin. Vậy nếu rơi vào tình huống này, người lao động nên làm gì trong thời gian thất nghiệp để có thể sớm tìm được việc mới?

“Reset” lại tinh thần

Dù bạn là người chủ động xin nghỉ việc, bị sa thải hay nhảy việc không thành công thì trạng thái thất nghiệp đều sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái tinh thần. Do đó, hãy cho bản thân mình được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng bữa và lành mạnh để giữ bản thân khỏe mạnh. Nếu có thể hãy đi chơi, về thăm gia đình, trò chuyện với bạn bè,… thường xuyên, điều này sẽ giúp tinh thần bạn nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

Lên kế hoạch tìm việc

Khi đã có tinh thần vui vẻ, thoải mái, đây sẽ là lúc tuyệt vời để bạn bắt đầu lên kế hoạch tìm công việc mới. Bạn nên tự review và đánh giá những yếu tố như điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, quá trình học tập và làm việc của bản thân, sau đó khảo sát thị trường việc làm, xu hướng tuyển dụng trong ngành nghề, lĩnh vực tại các trang tuyển dụng, hội nhóm nghề nghiệp, Linkedin,… để tìm ra định hướng mà mình muốn gắn bó. Bạn không nên ngại ngần mà hãy mạnh dạn xin tư vấn, mentor hay giúp đỡ của người quen, bạn học, đồng nghiệp cũ hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy phù hợp. 

Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ

Thời gian chưa tìm được công việc mới là một cơ hội tốt để bạn đăng ký những lớp nâng cao chuyên môn hoặc khóa học về một ngành nghề mới bạn muốn theo đuổi. Bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung học hành hơn so với khi còn bận rộn với việc đi làm. Ngoài ra, bạn cũng nên tự học, tự trau dồi, thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn, đặc biệt khi đi phỏng vấn cho công việc mới

Những khóa học chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp bạn làm mới CV và nâng cao portfolio của bản thân, từ đó giúp bạn có thể tiếp cận với những cơ hội công việc tốt khi đi tìm việc.

thất nghiệp là gì
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp nên làm gì?

>>> Tham khảo: 3 cách nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Thử các công việc part-time, freelance, các dự án cá nhân

Khi thất nghiệp nên làm gì ngoài việc học tập? Câu trả lời đó chính là những công việc thời vụ, công việc part-time, CTV online, cộng tác viên bán hàng online, CTV ngân hàng, freelance dịch thuật, nhập liệu,… hoặc bạn có thể tự thực hiện những dự án cá nhân đã ấp ủ từ lâu.

Công việc bán thời gian hay công việc freelance liên quan đến ngành nghề (ví dụ cộng tác viên marketing, cộng tác viên content) sẽ giúp bạn có một khoản tiền đều đặn, cùng với đó là cơ hội trau dồi kiến thức nghề nghiệp. Còn những dự án cá nhân (ví dụ lập một blog chia sẻ kiến thức, xây dựng kênh Youtube cá nhân, điều hành một dự án môi trường, tình nguyện, kinh doanh riêng.…) sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn mới.

Học thêm một ngoại ngữ mới, một kỹ năng mới

Ngoài những lớp học liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực bạn đang theo đuổi thì học thêm một ngoại ngữ mới (tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Thái,…), hay những kỹ năng mới như: vẽ tay, thiết kế đồ họa, lập trình cơ bản, học đàn, học nhảy. Không chỉ giúp bạn thư giãn mà những lớp học này còn khiến bạn phấn chấn hơn, quen biết nhiều bạn bè mới bên ngoài vòng công việc, ngành nghề của mình. Và biết đâu chính những sở thích tưởng chừng không liên quan này lại giúp bạn tìm được công việc mới phù hợp hơn.

>>> Tham khảo: Nên làm gì sau khi nghỉ việc nếu chưa có công việc khác?

Học ngành gì không sợ thất nghiệp?

Một số ngành học có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp cũng như cơ hội việc làm rộng mở hiện nay có thể kể đến như các ngành ngôn ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn), Marketing, Công nghệ thông tin (IT), sửa chữa ô tô, cơ khí,… Trên thực tế ngành nghề nào dù HOT đến đâu cũng có nguy cơ thất nghiệp nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, do đó điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực trau đồi kiến thức, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và tích cực tìm kiếm cơ hội việc làm mới tại nhưng chuyên trang tuyển dụng uy tín, luôn update nhanh nhất những việc làm HOT như TopCV.

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu Thất nghiệp là gì? Học ngành gì không sợ thất nghiệp? Làm gì khi thất nghiệp quá lâu, bạn đã biết nên làm gì trong thời gian thất nghiệp để có thể tìm việc dễ dàng hơn . Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc hấp dẫn nhất nhé! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm