Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì? 3 giải pháp nâng cao nghiệp vụ

trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá khả năng của nhân sự trong một tổ chức hay doanh nghiệp. Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu cụ thể trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì cũng như những giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân sự một cách hiệu quả.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì? 

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là hệ thống các yêu cầu bao gồm 2 phần: kiến thức và kỹ năng liên quan đến năng lực nghề nghiệp của một công việc cụ thể. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được coi là quy chuẩn và được dùng để xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của một nhân sự. 

Phân biệt chuyên môn với nghiệp vụ thế nào?

Chuyên môn là khái niệm bao gồm nền tảng kiến thức và kỹ năng căn bản của một lĩnh vực, ngành nghề. Đặc điểm của chuyên môn là tính bao quát trong lĩnh vực đó, ví dụ như chuyên môn về kinh tế, chuyên môn về marketing, chuyên môn về xuất nhập khẩu,… Trình độ chuyên môn thường được đánh giá bằng học vị chính quy (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). 

>>> Tham khảo: Giải đáp chi tiết câu hỏi: “Trình độ chuyên môn là gì?

Còn nghiệp vụ là hệ thống bao gồm kiến thức lẫn kỹ năng của một chuyên môn nhất định mà nhân sự cần để hoàn thành một công việc cụ thể, trong đó bộ kỹ năng là yếu tố quan trọng hơn cả. Một nhân sự nắm được nghiệp vụ kế toán thuế là người đã thành thạo hầu hết các quy trình, thao tác trong công tác kế toán thuế. Hay người có nghiệp vụ chứng từ xuất nhập khẩu có khả năng hoàn thành toàn bộ các công việc liên quan đến chứng từ, vận đơn, khai báo hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,… của một lô hàng. Trong một chuyên môn có thể bao hàm nhiều nghiệp vụ (ví dụ trong ngành kế toán gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau như kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán kho,…) 

>>> Tham khảo: Kỹ năng nghề nghiệp là gì? Có những loại kỹ năng nghề nghiệp nào? 

trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì
Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Hệ thống chuyên môn nghiệp vụ của một số ngành nghề

Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí lại đòi hỏi hệ thống trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bao gồm các nghiệp vụ như: nghiệp vụ chứng từ, nghiệp vụ khai báo hải quan, nghiệp vụ thanh toán quốc tế,… Hay nghiệp vụ hành chính nhân sự bao gồm công tác tuyển dụng – đào tạo – đánh giá và tâm lý nhân sự, nghiệp vụ văn thư – lưu trữ – dữ liệu, nghiệp vụ Luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật về quan hệ lao động, nghiệp vụ C&B (Compensation & Benefits – Lương thưởng và phúc lợi lao động), nghiệp vụ Thuế thu nhập cá nhân và Bảo hiểm xã hội, nghiệp vụ văn hóa doanh nghiệp,…

>>> Tham khảo: Yêu cầu về chuyên môn trong một số ngành

Cách đánh giá năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân sự

Căn cứ để đánh giá trình độ chuyên môn thường là bằng cấp chứng chỉ, còn nghiệp vụ ngoài quá trình học tập thì còn có thể được tích lũy thông qua thực tế công việc hoặc cá nhân tự trau dồi. Do đó để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một nhân sự một cách chính xác, nhà quản lý cần xem xét trên nhiều phương diện như: kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kết quả công việc (performance),…

>>> Tham khảo: Chia sẻ cách xây dựng mẫu đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

3 giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân sự

Có nhiều giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung vào hoạt động tự học, tự trau dồi. Cụ thể, nhân sự cần liên tục tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực mình đang công tác để có hiểu biết chuyên sâu. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu và cập nhật những tri thức của những ngành gần/ ngành có liên quan nhằm mở rộng giới hạn hiểu biết của bản thân. Việc tự học, tự trau dồi có thể tới từ chính công việc chuyên môn hàng ngày, từ sếp, đồng nghiệp, từ đối tác/ khách hàng của mình

Bên cạnh đó, bạn có thể đăng ký học các khóa học chuyên môn hoặc lớp nghiệp vụ, tham gia hội thảo chuyên ngành, các nhóm trao đổi, chia sẻ kiến thức,… Không chỉ cung cấp kiến thức mà những hoạt động này còn giúp bạn có được bằng cấp, chứng chỉ (certificate) bổ sung cho bằng cấp chính quy, cũng như mở rộng mối quan hệ, kết nối với những người đứng đầu trong ngành và cộng đồng trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn

trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Cách ghi trình độ chuyên môn nghiệp vụ vào CV 

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ghi như thế nào để có thể gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng? Trước hết, ứng viên cần hệ thống lại những bằng cấp và kỹ năng có liên quan đến công việc đang ứng tuyển, sau đó sắp xếp theo thứ tự liên quan từ cao đến thấp. 

Với phần “Bằng cấp chứng chỉ” hay “Học vấn”, bạn nên tách riêng thành 2 mục nhỏ: Mục (1) liệt kê các bằng cấp chuyên môn chính quy (Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ), mục (2) liệt kê những chứng chỉ khác (ví dụ các khóa học ngắn hạn, lớp bồi dưỡng cán bộ,…). Trong trường hợp làm trái ngành đã học, bạn nên đẩy mục (2) lên trước mục (1). Ngoài phần kỹ năng trong CV, bạn có thể khéo léo trình bày những kỹ năng nghiệp vụ của bản thân một cách ngắn gọn trong phần “Kinh nghiệm làm việc” khi mô tả công việc đã làm cũng như thành tích đạt được. Điều này sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

>>> Tham khảo: Cách viết thành tích nổi bật trong CV thu hút nhà tuyển dụng

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì, bạn đã có thêm kinh nghiệm để trau dồi và nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc hấp dẫn nhất nhé!