Có nên học ngành khoa học máy tính? Ngành này có dễ tìm việc lương cao không?

có nên học ngành khoa học máy tính
Có nên học ngành khoa học máy tính không?

Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành học HOT nhất trong những năm gần đây với tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đều ở ngưỡng rất cao. Liệu có nên học ngành khoa học máy tính hay không, định hướng nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính ra làm gì,… sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, giúp bạn chọn lựa được hướng đi đúng đắn nhất cho bản thân. 

Ngành khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính thuộc khối ngành Công nghệ thông tin, nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình hoạt động của máy tính, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng cho các thuật toán và công nghệ mới sản xuất ra những sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu của con người.

Kiến thức cốt lõi sinh viên sẽ được học trong ngành Khoa học máy tính bao gồm: hệ thống máy tính; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; kỹ thuật lập trình; cơ sở dữ liệu; phân tích thiết kế và phát triển phần mềm; trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu. 

Sau đó, tùy theo lựa chọn mà người học có thể chọn phát triển chuyên sâu theo các định hướng: công nghệ phần mềm (các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ trong việc phát triển phần mềm, quản lý các dự án phần mềm), hệ thống thông tin (các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin và phát hiện tri thức nhằm thiết kế, phát triển, vận hành, bảo trì và đánh giá các hệ thống thông tin), kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu. 

>>> Tham khảo: Trọn bộ cẩm nang hướng nghiệp cho sinh viên CNTT

có nên học ngành khoa học máy tính
Có nên học ngành khoa học máy tính? Học ngành khoa học máy tính ra làm gì?

Ngành khoa học máy tính ra làm gì?

Khoa học máy tính là nền tảng cho tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin, do đó, nếu bạn còn phân vân học ngành khoa học máy tính ra làm gì, thì trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham gia và hầu hết các công việc liên quan đến công nghệ, bao gồm:

Trở thành lập trình viên, kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển tại các phòng ban hay trong doanh nghiệp phát triển phần mềm (công ty outsource hoặc công ty product)

Chuyên viên kỹ thuật, chuyên viên IT tại bộ phận công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước

Kỹ sư Công nghệ phần mềm: phát triển, xây dựng giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, cơ hội thăng tiến lên các vị trí như: Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật (CTO)

Kỹ sư Hệ thống thông tin: tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin, các bộ giải pháp tích hợp cho các doanh nghiệp, tổ chức

Tham gia vào các lĩnh vực công nghệ mới: Kỹ sư dữ liệu lớn (big data), học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc các ngành ứng dụng công nghệ như fintech, crypto,…

>>> Tham khảo: Tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ra trường làm gì?

Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất Việt Nam

Đứng top đầu trong các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất Việt Nam đó chính là Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP.HCM và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Ngành khoa học máy tính Đại học Bách Khoa có mã ngành IT1, là ngành đào tạo truyền thống và có uy tín lâu năm. Các thế hệ sinh viên Đại học Bách Khoa hiện đều là những chuyên gia đầu ngành, các giám đốc kỹ thuật, kỹ sư tại các công ty công nghệ lớn . 

Bên cạnh đó, chương trình học Khoa học máy tính tại Đại học Bách khoa liên tục được cập nhật, đổi mới, bắt kịp với xu hướng công nghệ mới nhất trên thế giới và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính Đại học Bách Khoa luôn được các công ty công nghệ tuyển dụng bởi trình độ chuyên môn cao và kỹ năng làm việc tốt

có nên học ngành khoa học máy tính
Có nên học ngành khoa học máy tính? các trường đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất hiện nay

Ngoài Đại học Bách Khoa, bạn có thể tham khảo các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính chất lượng khác như: Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Bưu chính viễn thông (cơ sở Hà Nội và cơ sở TP.HCM), Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Sài Gòn,…

>>> Tham khảo: Thuận lợi và khó khăn khi học ngành công nghệ thông tin

Có nên học ngành khoa học máy tính không?

Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin đang bùng nổ và được dự báo sẽ còn tăng trưởng trong ít nhất 20 năm tới, do đó, nếu còn cân nhắc có nên học ngành khoa học máy tính hay không vì sợ thị trường lao động bão hòa và dư thừa thì không nên lo lắng. 

Nhu cầu tuyển dụng lập trình viên, kiểm thử, chuyên viên công nghệ, nhân viên kỹ thuật, kỹ sư hệ thống,… đều rất cao, nguồn nhân lực hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Tốc độ phát triển của các công ty công nghệ tại Việt Nam rất cao, do đó sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có năng lực, có trình độ chuyên môn đều rất dễ dàng xin việc. Mức lương ngành công nghệ thông tin khá cao, dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng đối với fresher (1-2 năm kinh nghiệm) và có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng khi có từ 3-4 năm kinh nghiệm và thăng tiến lên các vị trí kỹ sư dự án, trưởng nhóm kỹ thuật, chuyên viên công nghệ,…

>>> Tham khảo: Lập trình viên lương bao nhiêu? Cách tăng thu nhập của các lập trình viên

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu có nên học ngành khoa học máy tính hay không và cơ hội việc làm ngành khoa học máy tính trong tương lai, bạn đã có thêm định hướng khi chọn ngành, chọn nghề. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm