Developer – lập trình viên hiện đang là một trong những ngành nghề có sức hút mãnh liệt với các bạn trẻ. Khi tốt nghiệp, các lập trình viên thường đứng trước hai lựa chọn là nên làm tại công ty phần mềm outsource hay cong ty product. Vậy cụ thể công ty product là gì? công ty outsource là gì? Sự khác nhau giữa công ty product với outsource ra sao và fresher hay newbie developer nên chọn công ty nào để bắt đầu sự nghiệp? Tất cả sẽ được Blog.TopCV chia sẻ tại bài viết này.
Outsource là gì?
Outsource là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong nhiều ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Outsource là gì. Outsource được dịch sang tiếng Việt là thuê ngoài, đây là khái niệm để chỉ hình thức các doanh nghiệp thuê nguồn lực của một đơn vị khác để thực hiện các công việc chuyên môn. Các doanh nghiệp thuê outsource vì nhiều lý do: đó có thể là công việc không thường xuyên nên không cần tới nhân sự chuyên trách tại công ty; hoặc do khối lượng công việc quá nhiều, nhân sự tại công ty không đủ.
Với ngành công nghệ thông tin, làm oútource là công việc gia công phần mềm theo đơn đặt hàng (brief) của các công ty/ đơn vị khác (client). Đây là một loại hình công ty rất phổ biến trong ngành công nghệ thông tin. Các công ty outsource (gia công phần mềm) có tính chuyên môn hóa rất cao, thường có đội ngũ developers, tester chuyên nghiệp đông đảo, quy trình làm việc hoàn chỉnh và có thể thực hiện dự án trong thời gian cam kết với khách hàng.
>>> Tham khảo: Lập trình viên học ngành gì? Có phải chỉ học mỗi ngành CNTT?
Sự khác nhau giữa công ty product với outsource là gì?
Điểm khác nhau giữa công ty product và công ty outsource là gì? Theo như những gì Blog.TopCV tổng hợp được thì sự khác biệt của hai công ty này nằm ở 3 khía cạnh chính: quy trình sản xuất sản phẩm, tính chất công việc và đối tượng khách hàng
Quy trình sản xuất sản phẩm
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty outsource và công ty product có rất nhiều điểm khác biệt. Cụ thể, công ty outsource là nơi nhận gia công phần mềm theo brief có sẵn của client đặt hàng, do đó họ chỉ tập trung vào công đoạn sản xuất và hoàn thành sản phẩm. Còn công ty product thực hiện sản xuất phần mềm từ A tới Z: Họ là người nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, bắt tay vào dựng sản phẩm, thực hiện sản phẩm, quảng cáo sản phẩm tới người dùng cuối.
Nhìn chung, vì công ty outsource sản xuất phần mềm theo hơi hướng “công nghiệp”, và họ thường đảm nhiệm một lúc nhiều dự án, nên quy mô nhân sự và cách tổ chức công việc của họ chuyên nghiệp hơn nhưng cũng thường không có sự gắn kết lâu dài mà thường chỉ cộng tác theo từng dự án riêng biệt. Ngược lại, vì mỗi dự án tại công ty product kéo dài và gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp nên nhân sự tại doanh nghiệp product có sự gắn bó lâu bền hơn rất nhiều.
Tính chất công việc
Do sự khác biệt trong quy trình sản xuất mà tính chất công việc tại hai nơi nay là hoàn toàn khác nhau. Do công ty outsource sản xuất sản phẩm cho khách theo đơn đặt hàng nên thường có yêu cầu về thời gian khá gắt gao, nhanh gọn, thường mang tính giai đoạn rõ ràng và phải đáp ứng yêu cầu của khách đặt hàng (client). Trong khi đó công ty product có quy trình làm việc linh hoạt, bớt cứng nhắc hơn. Thông thường công ty outsource gồm nhiều team dự án độc lập, trong cùng thời điểm các team sẽ thực hiện một dự án khác nhau; trong khi đó công ty product thường chỉ tập trung vào một hoặc hai dự án xuyên suốt.
Đối tượng khách hàng
Khách hàng của công ty product là người dùng cuối trực tiếp sử dụng sản phẩm, còn khách hàng của công ty ot là doanh nghiệp thuê đơn vị outsource thực hiện phần mềm và là người sở hữu phần mềm. Đối tượng khách hàng khác nhau nên việc làm khách hàng hài lòng cũng sẽ khác nhau. Với công ty product, mục tiêu của họ là làm nên sản phẩm thu hút được người dùng cuối (end-user) download và sử dụng phần mềm, mức độ đánh giá, yêu thích và phản hồi của những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Còn mục tiêu của công ty outsource làm tạo nên sản phẩm đúng với brief do doanh nghiệp thuê đặt ra, và đôi khi nó không đại diện cho người dùng cuối.
>>> Tham khảo: Lập trình viên lương bao nhiêu? Cách tăng thu nhập của các lập trình viên
Fresher Developer nên lựa chọn làm việc ở đâu tốt hơn?
Thật khó để so sánh liệu công ty product hay công ty outsource sẽ là lựa chọn tối ưu đối với những lập trình viên mới vào nghề. Ưu điểm dễ thấy nhất của công ty outsource chính là bạn sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều dự án, nhiều sản phẩm, lĩnh vực khác nhau theo thời gian. Quy trình công việc ở các công ty outsource cũng đã được thiết kế một cách hoàn chỉnh, nên các bạn fresh/newbie chỉ cần follow theo mentor hoặc team leader và làm theo từng bước mà PM (project manager) xây dựng.
Tuy nhiên, công ty outsource có nhược điểm là làm theo dự án khoán, do đó, mỗi vị trí chỉ có thể nắm bắt được một mảng kiến thức nhất định và khó có thể phát triển toàn diện. Trong khi tại công ty product, bạn sẽ có cái nhìn bao quát toàn bộ dự án như một lập trình viên fullstack, thậm chí cả những mảng không liên quan nhiều đến lập trình như nghiên cứu thị trường hay marketing.
>>> Tham khảo: Lập trình viên full stack là gì? Mô tả công việc và mức lương
Nhiều developer nghĩ rằng công ty product thường chuyên về một lĩnh vực nhất định nên nếu làm lâu dài sẽ khiến kiến thức bị “đóng khung” trong ngành, tuy nhiên, làm dàn trải nhiều lĩnh vực nhưng không chuyên sâu như tại các công ty outsource cũng không giúp lập trình viên nâng cao kiến thức hiệu quả.
Nên apply vị trí developer thế nào?
Với CV cho developer, bạn có thể tham khảo các mẫu CV lập trình viên mảng Công nghệ và nếu là newbie hay fresher, bạn có thể đọc thêm Hướng dẫn viết CV cho sinh viên IT mới ra trường để có được một CV ưng ý. Sau khi pass vòng CV và bước tới vòng phỏng vấn, hãy tham khảo bộ 18 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thuận lợi. Ngoài ra cũng nên ôn lại một số kiến thức chuyên ngành, kiến thức thuật toán,… để tránh bất ngờ
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu về công ty outsource là gì, công ty product là gì, sự khác nhau giữa công ty product với outsource ra sao, bạn đã có thêm kiến thức về ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm