Học công nghệ thông tin ra làm gì? Lương có cao không?

hoc-cntt-ra-lam-gi-4

Học công nghệ thông tin ra làm gì là thắc mắc của rất nhiều người. Không phải vì khan hiếm việc làm mà là có quá nhiều sự lựa chọn khiến nhiều người bối rối. Vậy làm thế nào để nắm bắt được cơ hội trong “mảnh đất màu mỡ” này? Bài viết này của Blog.TopCV sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm cực kỳ hay ho.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngành công nghệ thông tin hay được gọi tắt là IT (Information technology). Đây là khái niệm không còn xa lạ với vô số bạn trẻ có hứng thú với công nghệ. IT là ngành học được nhiều bạn trẻ cân nhắc bởi ưu thế việc làm vô cùng lớn. Tuy nhiên ít ai định nghĩa được rõ ràng công nghệ thông tin là ngành gì. 

Theo cách hiểu đơn giản, công nghệ thông tin là một ngành sử dụng hệ thống các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại. Chủ yếu là máy tính và viễn thông, bao gồm phần cứng và phần mềm máy tính. Mục đích nhằm khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên công nghệ cao trong mọi lĩnh vực. Từ đó cung cấp giải pháp xử lý thông tin cho các cá nhân hay tổ chức có yêu cầu.

CNTT là ngành có ưu thế lớn trong thời đại 4.0
CNTT là ngành có ưu thế lớn trong thời đại 4.0

Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Công nghệ thông tin được phân chia thành 5 chuyên ngành. Bao gồm Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Vì vậy bạn có thể cân nhắc lựa chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân và định hướng việc làm tương lai của bạn. Dưới đây là một số gợi ý của Blog TopCV cho bạn nếu chưa biết học công nghệ thông tin ra làm gì. 

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer

Lập trình viên là những người thông thạo các ngôn ngữ lập trình, hay thường gọi là người viết code. Lập trình viên là người tạo ra các chương trình máy tính, các phần mềm mà bạn đang sử dụng bằng các ngôn ngữ lập trình. Đồng thời có trách nhiệm bảo trì, nâng cấp để tăng hiệu quả trải nghiệm cho người dùng. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ cẩm nang xin việc ngành Công nghệ thông tin – IT 2021

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst

Các System Analyst là người chuyên trách về hệ thống công nghệ của tổ chức. Họ sẽ tính toán các chi phí cũng như lợi ích mà các công nghệ này mang lại. Từ đó đưa ra quyết định xem có nâng cấp hay lắp đặt công nghệ đó hay không. Chuyên gia phân tích hệ thống bao gồm ba vị trí điển hình: 

  • Chuyên gia thiết kế hệ thống
  • Chuyên gia đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Chuyên gia phân tích lập trình 
Chuyên gia phân tích hệ thống
Chuyên gia phân tích hệ thống

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator

Các DBA – quản trị viên cơ sở dữ liệu là người có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý và sắp xếp dữ liệu cho tổ chức. DBA phải vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu chung như lên kế hoạch, cài đặt cấu hình, tối ưu hệ thống, backup, bảo mật. Mục đích nhằm đảm bảo sự thông suốt cho hệ thống để người dùng có thể truy cập và sử dụng thuận tiện, an toàn. 

Quản trị mạng – Network Administrator

Các nhà quản trị mạng là người có nhiệm vụ cài đặt, hỗ trợ và quản lý các vấn đề liên quan đến mạng và hệ thống máy tính của tổ chức. Mục đích của công việc này là đảm bảo hoạt động của phần cứng, phần mềm, khắc phục các sự cố mạng như các sự cố về lỗ hổng bảo mật, tính khả dụng và đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về hiệu suất. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV cho sinh viên IT mới ra trường chuẩn nhất

Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin

Theo thống kê thì mức thu nhập tương ứng với thâm niên trong nghề của nhân viên CNTT rất hấp dẫn. Mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu/tháng. Thu nhập của dân CNTT có 3-5 năm kinh nghiệm sẽ khoảng 15-20 triệu/tháng. Những “lão làng” – người có kinh nghiệm trong ngành với thâm niên từ 5-7 năm là 20-30 triệu/tháng. Trở lại hiện tại, mức lương này đã cao hơn rất nhiều đặc biệt trong bối cảnh thay đổi số diễn ra mạnh mẽ do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19. 

Ngoài ra, ứng viên lưu loát tiếng Anh có khả năng tăng 50% mức thu nhập so với những ứng viên cùng trình độ. Hơn thế nữa, Việt Nam hiện là một trong những thị trường “chất xám” lớn nhất thế giới. Với các công việc freelance (làm việc tự do) cùng mức lương “ngất ngưởng” từ các dự án quốc tế thì việc giỏi tiếng Anh chính là điều kiện tất yếu.

IT là ngành học có mức lương khi khởi điểm cao, kể cả với người còn ít kinh nghiệm
IT là ngành học có mức lương khi khởi điểm cao, kể cả với người còn ít kinh nghiệm

>>> Xem thêm: Lập trình viên học ngành gì? Có phải chỉ học mỗi ngành CNTT?

Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Hiện nay, có hơn 200 trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành CNTT. Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT có tới 72% sinh viên ngành này tốt nghiệp không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu các kỹ năng làm việc và tiếng Anh, 80% lập trình viên phải đào tạo lại. Đó là lý do các nhà tuyển dụng quốc tế vẫn đang “đỏ mắt” kiếm tìm nhân tài trong ngành CNTT. Vì thế, ngay từ đầu, hãy chọn cho mình một môi trường uy tín để được đào tạo bài bản nhất. Dưới đây là các trường top đầu cả nước về đào tạo công nghệ thông tin cho bạn tham khảo. 

>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Tại Hà Nội 

ĐH Bách khoa Hà Nội

Là một trong những ngôi trường đại học tốt nhất Việt Nam, theo học công nghệ thông tin tại đây bạn có thể theo những lĩnh vực như: Kỹ thuật phần mềm, Truyền thông và mạng máy tính, Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử-truyền thông,…

ĐH Công nghệ – ĐH quốc gia Hà Nội

Đại Học Công nghệ là đơn vị trực thuộc đại học Quốc gia Hà Nội nổi lên tên đình đám là một trong những trường đào tạo nhân lực ngành CNTT hàng đầu ở việt Nam.

ĐH FPT

FPT là ngôi trường do tập đoàn FPT sáng lập và điều hành. Từ lâu, đại học FPT đã trở thành nơi gửi gắm theo học của các bạn sinh viên IT. Với mức học phí khá cao, tuy nhiên sinh viên theo học CNTT tại đây sẽ được trải nghiệm chương trình học chuẩn quốc tế. ĐH FPT cũng có cả cơ sở ở TP.HCM

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Thuộc quyền quản lý bộ Thông Tin & Truyền Thông, Học viện bưu chính viễn thông đào tạo các ngành đều liên quan đến CNTT như: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Công nghệ đa phương tiện, Kỹ thuật điện tử truyền thông,…

ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH quốc gia Hà Nội

ĐH Khoa học tự nhiên đào tạo rất nhiều các ngành về toán học và máy tính. Với kỹ năng toán học tốt, bạn sẽ có lợi thế khi học về phần mềm, ứng dụng. Toán học đặc biệt là có ích trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning), Học sâu (Deep Learning)… Ngoài ra bạn có thể tham khảo các ngành như Khoa học Dữ liệu, Máy tính và Khoa học thông tin. 

Học bất kì gì, kể cả CNTT cũng cần chú trọng cả thực hành
Học bất kì gì, kể cả CNTT cũng cần chú trọng cả thực hành

Tại TP Hồ Chí Minh

ĐH Công nghệ thông tin

ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM không phải là trường lâu đời. Tuy nhiên, chính vì tuổi đời còn trẻ nên hoạt động giảng dạy CNTT tại trường rất hiện đại và bắt kịp xu hướng. Đại học Công nghệ thông tin đã chứng minh được vị thế ấn tượng của mình trong việc đào tạo nhân sự IT chất lượng hàng đầu.

ĐH Sư phạm kỹ thuật

Nổi tiếng là địa chỉ đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu tại khu vực phía Nam. Với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm hàng đầu cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Trường cũng luôn tổ chức các sự kiện và cuộc thi giữa các sinh viên. Mục tiêu nhằm học hỏi và nâng cao khả năng đặc biệt là lĩnh vực lập trình.

ĐH Hoa sen 

Theo học ngành CNTT tại khoa Khoa học công nghệ của trường ĐH Hoa Sen. Học viên sẽ được cập nhật các kiến thức khoa học và công nghệ mới nhất trên thế giới. Đồng thời được chú trọng thực hành và phát triển các giải pháp. Tiến tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn xã hội. Trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm và kỹ thuật máy tính là hai ngành liên quan trực tiếp đến CNTT. 

Tìm việc làm ngành CNTT ở đâu? 

Để tìm việc làm ngành CNTT, bạn hãy chăm chỉ “lướt” các trang tuyển dụng. Tuy nhiên để không mất thời gian tìm kiếm việc làm, bạn chỉ cần truy cập TopCV. Sau khi tạo hoặc tải lên CV, hãy bật chế độ tìm kiếm việc làm. TopCV sẽ kết nối và thông báo với bạn những việc làm phù hợp nhất. Tại đây luôn cập nhật tin tuyển dụng hàng ngày, hàng giờ, nguồn tuyển dụng uy tín.

Với những gợi ý học công nghệ thông tin ra làm gì, hy vọng bạn sẽ cân nhắc kỹ hơn về công việc mình thích. Từ đó chọn cho mình một ngành nghề thích hợp, một nơi học tập tốt để có thể theo đuổi ước mơ của bản thân. Đừng quên truy cập vào TopCV để tìm thấy những việc làm mơ ước nhé!