Hầu hết ứng dụng và phần mềm hiện đại ngày nay đều là sản phẩm sáng tạo đến từ đội ngũ Developer. Vậy, Developer là nghề gì? Có những chức danh Developer nào? Vì sao lương Developer lại cao hơn nhiều vị trí khác? Cùng Blog.TopCV.vn tìm hiểu kỹ hơn về vị trí công việc này trong bài viết sau đây nhé!
Developer là nghề gì?
Developer trong tiếng Việt là lập trình viên. Họ chính là đội ngũ tạo ra các chương trình chạy trên thiết bị di động, máy tính. Trong các doanh nghiệp, Developer chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nội dung kỹ thuật. Hầu hết người làm nghề này sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình dạng code để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Ngày nay, Developer có thể làm việc tự do tại nhà. Lựa chọn khác là đầu quân về công ty tư nhân hoặc doanh nghiệp công nghệ. Thông qua ngôn ngữ lập trình, các developer sẽ thiết kế nên rất nhiều chương trình hữu ích. Bởi vậy, nhà tuyển dụng cần Developer giỏi để hỗ trợ hiệu quả kinh doanh.
Xem thêm: Developer là gì?
Mô tả công việc của Developer
Khối lượng công việc của Developer tuy không nhiều nhưng lại yêu cầu kiến thức phức tạp. Người lập trình viên phải trước hết hiểu biết sâu về công nghệ thông tin. Hơn nữa, không nên đánh giá thấp sự sáng tạo vì đây là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả công việc. Nhìn chung, Developer không chỉ là người viết code mà còn tham gia vào SDLC (vòng đời phát triển của phần mềm – Software Development Life Cycle).
Muốn hiểu Developer là nghề gì thì nên tham khảo qua bảng mô tả công việc:
- Làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau: C, C++, C#, Java, R, Python,…
- Viết chương trình code theo yêu cầu công việc cụ thể.
- Xây dựng các phần mềm sáng tạo trên các thiết bị công nghệ.
- Thực hiện việc coding trên nhiều phần mềm điện tử.
- Phát hiện và khắc phục lỗi sai trên phần mềm điện tử.
- Nâng cấp các phần mềm theo yêu cầu cấp trên.
- Nghiên cứu và cập nhật công nghệ mới.
- Thực hiện tự động mã hóa thông qua các phần mềm phù hợp.
Phân biệt một số chức danh Developer
Mỗi cấp bậc Developer đều thể hiện trình độ và kỹ năng tỉ lệ thuận với thu nhập. Tại thị trường lao động Việt Nam có 5 vị trí khác nhau:
- Junior Developer: Vị trí này phù hợp với những sinh viên mới ra trường, có kinh nghiệm dưới 3 năm.
- Senior Leader: Dành cho Developer có kinh nghiệm trong khoảng 4-7 năm. Thường là người có kiến thức chuyên môn sâu sắc. Có thể tạo lập nên nhiều ứng dụng phức tạp.
- Mid-level Manager: Đây là vị trí quản lý cấp trung. Đối tượng quản lý là nhiều nhóm nhỏ dưới quyền Trưởng phòng/Giám đốc kỹ thuật. Vị trí này còn có tên gọi là Project Manager, Scrum Master hoặc Product Owner.
- Leader Developer: Dành cho người có kinh nghiệm từ 7-10 năm. Lúc này, Developer trở thành người lãnh đạo nhóm nhân sự cố định. Mức lương cũng sẽ cao hơn các vị trí trước.
- Senior Developer: Đây là một vị trí lãnh đạo cấp cao, có tên viết tắt CTO – giám đốc công nghệ. Họ làm việc dưới quyền CEO. Khi lên vị trí này, mức lương của Developer rất cao và có tiếng nói hơn trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Lập trình viên học ngành gì? Có phải chỉ học mỗi ngành CNTT?
Mức lương của Developer
Theo một số thống kê thì nhu cầu tuyển dụng Developer tại Việt Nam đã tăng đến 56% trong năm 2019. Nhờ xu hướng công nghệ hóa mà mọi lĩnh vực công nghệ thông tin đều được săn đón từ Bắc vào Nam. Trong đó, bất kỳ sinh viên nào học chuyên ngành lập trình cũng đều có nguyện vọng trở thành Developer.
Trung bình, mức lương dành cho Developer mới ra trường hoặc mới vào nghề không quá cao. Số tiền này dao động trong khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Với người có kinh nghiệm 5 năm trở lên thì mức lương tăng cao hơn. Có nơi trả đến 40 – 50 triệu đồng/ tháng.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Developer
Một CV tốt không chỉ bao gồm đầy đủ thông tin mà còn phải trình bày gọn gàng, đẹp mắt. CV càng ấn tượng thì bạn càng có cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Để nâng cao khả năng trúng tuyển thì nhất định không được bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp. Đây là nội dung thể hiện dự định tương lai của mỗi cá nhân. Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ biết được đâu là ứng viên phù hợp nhất với kế hoạch phát triển của công ty.
Tham khảo ngay một số bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp dành cho Developer:
- Nêu rõ định hướng của bạn là dài hạn hay ngắn hạn. Dài hạn là trong vòng 3-5 năm trở lên. Còn ngắn hạn chỉ trên dưới 1 năm.
- Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 2-3 câu văn ngắn gọn.
- Chú ý liên kết mục tiêu nghề nghiệp với yêu cầu công việc tại nơi ứng tuyển.
- Chú ý kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp sau khi viết xong.
Tìm việc làm Developer ở đâu?
Theo học nghề Developer sẽ mở ra rất nhiều cơ hội việc làm trong năm 2021. Bạn có thể ứng tuyển vào bất cứ nơi đâu. Đó có thể là: công ty thiết kế phần mềm, công ty công nghệ hoặc bộ phận IT của một tập đoàn nào đó. Ngoài ra còn có:
- Các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội.
- Các dịch vụ quản lý công của quốc gia.
- Các công ty Startup.
- Nhận làm outsource cho các công ty khác.
- Nhận làm freelancer tại nhà.
Còn nếu muốn tìm việc nhanh chóng, uy tín thì đừng bỏ qua trang tin tuyển dụng TopCV. Đây là nơi cung cấp vô số việc làm phù hợp trong ngành Công nghệ thông tin. Bạn có thể tạo CV online ngay trên website để tiện gửi đến các nhà tuyển dụng ưa thích. Nếu muốn tìm hiểu thêm về hướng nghiệp thì đừng bỏ qua loạt bài viết tương tự trên Blog.TopCV.vn.
Xu hướng phát triển của công nghệ 4.0 đã mang tới cơ hội việc làm hấp dẫn cho vị trí Developer. Đây là một trong những ngành nghề hot nhất Việt Nam. Vừa tạo dựng môi trường làm việc linh hoạt, vừa đem đến thu nhập hấp dẫn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu Developer là nghề gì. Từ đó, có cái nhìn rõ hơn về dự định tương lai. Thân chúc bạn thành công!
Nguồn ảnh: Sưu tầm