Một trong những ngành HOT và phát triển mạnh mẽ nhất Việt Nam hiện nay chính là CNTT. Trong đó Lập trình viên trở thành nghề được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Trong nhiều vị trí liên quan đến lập trình, full stack là vị trí được đánh giá là có cơ hội thăng tiến rộng mở. Vậy bạn có biết lập trình viên full stack là gì? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Lập trình viên full stack là gì?
Khoảng 4 năm trước, bộ phận kỹ thuật của Facebook đã thúc đẩy khái niệm về vai trò của một nhà phát triển toàn diện. Ý tưởng là các nhà phát triển full-stack có thể làm việc đa chức năng trên “stack” công nghệ. Cụ thể là front-end và back-end. lập trình viên full stack là gì? Công việc của một nhà phát triển full-stack tương tự như công việc của một lập trình viên backend ở phía máy chủ của lập trình Web, đồng thời họ cũng có thể thành thạo ngôn ngữ front-end để kiểm soát sự xuất hiện của nội dung trên front-end của trang web. Chính vì vậy lập trình viên full stack hay còn được gọi là lập trình viên đa năng.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà phát triển full-stack, đây là một con đường đầy thử thách. Tuy nhiên, kết quả lại vô cùng xứng đáng. Các lập trình viên full stack được ví như các “siêu anh hùng”. Bởi lẽ các công ty, điển hình là starup chưa có nhiều vốn sẽ cần những vị trí công việc đa nhiệm như thế này.
Mô tả công việc lập trình viên full stack
Các công ty rất săn đón tuyển lập trình viên full stack. Công việc hấp dẫn sẽ khó đi kèm với sự thoải mái, rảnh rang. Công việc của lập trình viên đa năng vì vậy cũng đa dạng, liên quan đến kiến thức của nhiều vị trí khác nhau. Cụ thể các đầu việc điển hình như sau:
- Tham gia phát triển sản phẩm, các hệ thống phân tích dữ liệu mạng xã hội, dữ liệu viễn thông
- Lập trình xây dựng core, backend cho các hệ thống với đối tác
- Lập trình xây dựng API cho các dịch vụ của công ty do trưởng bộ phận chỉ định.
- Xây dựng hệ thống CMS và Cổng thông tin trên nền tảng Java
- Phát triển các platform Mobile Vas.
- Cắt HTML,CSS, jQuery
- Đề xuất giải pháp, xu hướng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, lập trình viên full stack còn phụ trách giải quyết các vấn đề “khó nhằn” một chút như:
- Phát triển khung dịch vụ vi mô cốt lõi
- Xây dựng API, hệ thống có khả năng chịu tải cao.
- Tối ưu hóa các hệ thống yêu cầu tốc độ cao
Mức lương của lập trình viên full stack là bao nhiêu tiền?
Có rất nhiều lý do khiến một người học IT muốn theo đuổi công việc full stack developer. Ngoài việc được săn đón và không sợ “thất nghiệp”, lương lập trình viên full stack cũng rất hấp dẫn.
Hiện tại khoảng lương phổ biến là 16-33 triệu đồng. Với kinh nghiệm từ 2 đến 4 năm, mức lương trung bình một full stack developer nhận được là 24 triệu/ tháng.
Theo thống kê, mức lương cơ bản của các nhà phát triển full-stack có thể cao hơn tới 30% so với mức lương của các nhà phát triển web. Nếu bạn là một nhà phát triển full-stack xuất sắc, bạn có thể đề xuất mức lương cao hơn nữa.
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với lập trình viên full stack
Yêu cầu về trình độ
Bên cạnh việc ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp từ chuyên ngành công nghệ thông tin, cơ hội vẫn rất rộng mở với nhưng ai yêu mến IT. Về trình độ, lập trình viên full stack nên biết/ thành thạo các nội dung kiến thức sau:
Ngôn ngữ lập trình
Các nhà phát triển full stack chịu trách nhiệm về giao diện và trải nghiệm người dùng của nền tảng sản phẩm.
Để đạt được những mục tiêu này, ở phần front-end, lập trình viên phải thành thạo 3 ngôn ngữ chính. Đó là HTML, CSS và ngôn ngữ lập trình JavaScript.
Để máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp với nhau, các lập trình viên fullstack sử dụng ngôn ngữ server-side như PHP, Ruby, Python, Java và Net xây dựng các ứng dụng và công cụ như MySQL, Oracle và SQL Server để tìm, lưu trữ hoặc thay đổi dữ liệu và trả lại cho người dùng trên giao diện người dùng.
Hiểu biết về Framework
Bên cạnh việc có kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc cùng ngôn ngữ lập trình phần phần front-end thì các lập trình viên fullstack cần có hiểu biết về các framework khác như: Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS và EmberJS để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau. Bằng cách sử dụng các công cụ này, các nhà phát triển hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế hoặc nhà phân tích UX / UI để chuyển đổi các mô hình hoặc khung dây từ phát triển thành sản phẩm thực tế.
Mảng phụ trợ yêu cầu các khung PHP như Zend, Symfony và CakePHP. Bạn cần có kinh nghiệm với phần mềm quản lý phiên bản như SVN, CVS hoặc Git. Hay kinh nghiệm với Linux trong việc phát triển, triển khai hệ thống. Các lập trình viên back-end sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc đóng góp vào các ứng dụng với code sạch, portable và được viết tài liệu chu đáo.
Yêu cầu về kỹ năng
Các nhà phát triển full-stack cũng cần nhiều kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả. Chẳng hạn như phân tích vấn đề, xác định chính xác các vấn đề cụ thể trong trải nghiệm người dùng. Đồng thời đưa ra các đề xuất và giải pháp để hoàn thiện thiết kế đó. Ngoài ra, các developer cần có khả năng làm việc với các nhóm khác trong công ty để hiểu các mục tiêu, nhu cầu và cơ hội cụ thể và làm theo các hướng dẫn này. Trước khi viết mã, họ cần làm việc với các bên liên quan trong kinh doanh để hiểu các yêu cầu cụ thể, sau đó được chuyển thành các yêu cầu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả.
Tìm việc làm lập trình viên full stack ở đâu?
Cơ hội việc làm lập trình viên full stack dành cho những ai biết nắm bắt cơ hội. Một trong những cách hiệu quả để làm điều đó chính là không nên bỏ qua tin tuyển dụng lập trình viên full stack tại TopCV. Không những đăng tin tuyển dụng từ các công ty lớn, uy tín, TopCV còn hỗ trợ bạn tạo hồ sơ việc làm chuyên nghiệp nhanh chóng và dễ dàng. Tất cả nhờ hệ thống mẫu CV, cover letter chuẩn xác, đa dạng mọi ngành nghề và trình độ.
Hy vọng những chia sẻ về lập trình viên full stack là gì sẽ hữu ích, giúp được bạn định hướng tự học và trau dồi để trở thành full stack developer giỏi. Blog TopCV chúc bạn thành công!