
Đánh giá năng lực được xem là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định khen thưởng, lên chức của nhân viên và đưa ra được lộ trình đào tạo, phát triển năng lực của mỗi nhân viên một cách hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để mẫu đánh giá năng lực nhân viên được chuẩn xác nhất? Hãy cùng tham khảo những cách xây dựng mẫu đánh giá năng lực nhân viên dưới đây của Blog TopCV để xem xét bí quyết vận hành quản lý nhân sự một cách hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên
Phẩm chất, thái độ
Dù làm ở bất kỳ công việc nào và vị trí nào, phẩm chất và thái độ luôn được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực nhân viên. Đây là yếu tố thuộc phạm trù tính cách, cảm xúc của mỗi cá nhân. Những người có phẩm chất và thái độ làm việc tốt, họ thường là những người hết mình với công việc, tâm huyết với công ty và hòa nhã với đồng nghiệp. Do vậy, những người có phẩm chất và thái độ tốt, dù trong hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng để hoàn thiện năng lực làm việc . Do vậy, những nhà quản lý cần xem xét tiêu chí phẩm chất, thái độ là những tiêu chí quan trọng trong phiếu đánh giá năng lực nhân viên.

Kỹ năng
Kỹ năng là yếu tố thường quyết định đến hiệu suất làm việc của mỗi người. Mỗi công việc sẽ cần những kỹ năng làm việc khác nhau, song tất cả đều thể hiện mức độ thuần thục các thao tác, khả năng bắt nhịp công việc, xử lý tình huống… để công việc không chỉ đạt chất lượng mà còn được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những người có kỹ năng làm việc tốt họ sẽ biết cách để giải quyết công việc theo cách năng suất nhất.
>>> Xem thêm: Bật mí những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự hay nhất
Kiến thức
Kiến thức là điều kiện gần như bắt buộc trong tất cả các ngành nghề. Nó đòi hỏi quá trình học tập và trau dồi của mỗi cá nhân. Trước khi xem xét năng lực nhân viên, nhà quản lý luôn phải xem xét yếu tố kiến thức của nhân viên có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không? Kiến thức là không giới hạn, do vậy nhân viên phải luôn bồi dưỡng không ngừng để nâng cao bản thân và cống hiến cho công việc. Đây cũng là tiêu chí bắt buộc và mang tính lâu dài để các nhà quản lý xem xét năng lực của nhân viên.

Cách xây dựng mẫu đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả
Thiết kế, điều chỉnh phù hợp với từng phòng ban
Mỗi phòng ban thường thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, do vậy các tiêu chí để đánh giá về năng lực của nhân viên cũng có sự khác biệt. Sẽ không có một bảng đánh giá năng lực nào có thể áp dụng được chung cho tất cả các ngành nghề và vị trí công việc. Do vậy, nhà quản lý phải dựa trên đặc thù của từng phòng ban và tình hình của doanh nghiệp để tiến hành thiết kế điều chỉnh mẫu đánh giá năng lực sao cho phù hợp.
Xây dựng các yếu tố đánh giá rõ ràng, có thể định lượng
Mọi đánh giá sẽ không bao giờ mang tính chính xác nếu cách đánh giá thường chung chung và mang yếu tố cảm tính như tốt, trung bình, kém… Thay vào đó, nhà quản lý nên đưa ra những yếu tố đánh giá rõ ràng và có thể định lượng được.
Chẳng hạn, với nhân viên kinh doanh mỗi năm phải đạt bao nhiêu hợp đồng, mang về doanh thu bao nhiêu cho doanh nghiệp. Dựa trên những con số cụ thể đó để quy ra các điểm số đánh giá năng lực của nhân viên và khả năng chốt hợp đồng của họ. Nếu nhân viên chưa đạt được chỉ số KPI tối thiểu thì nhà quản lý sẽ cùng ngồi lại, tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết nhằm đưa ra phương án khắc phục.
Thiết lập kỳ vọng dựa trên thực tế
Thiết lập mục tiêu là một tiêu chí quan trọng nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều những nhà quản lý thường có xu hướng thiết lập kỳ vọng quá cao, vượt xa cơ sở thực tế. Điều này khiến nhân viên cảm thấy mơ hồ, chán nản và thậm chí giảm hiệu suất làm việc.
Do vậy để thiết lập kỳ vọng các nhà quản lý nên bám sát vào tình hình thực tế như năng lực, kinh nghiệm làm việc của nhân viên, mức độ kết quả đạt được trước đó. Đồng thời xem xét những thay đổi, tác động bên ngoài có cản trở hoặc gây nên những khó khăn trong thực hiện công việc. Nhà quản lý có thể tham khảo mô hình SMART khi thiết lập kỳ vọng trong mẫu đánh giá nhân viên. Khi kỳ vọng càng có cơ sở sẽ càng là động lực và mục tiêu để nhân viên phấn đầu đạt được.
Trao đổi và lấy ý kiến từ nhân viên
Mục tiêu cuối cùng của quá trình đánh giá năng lực nhân viên chính là giúp nhân viên có động lực làm việc tốt hơn. Đồng thời giúp công ty có lộ trình xem xét và đào tạo năng lực nhân viên sao cho hiệu quả và được phát huy tối đa. Do vậy, quá trình đánh giá năng lực nhân viên đòi hỏi phải có sự trao đổi, lắng nghe từ hai chiều. Nhà quản lý phải lắng nghe tâm tư và những khó khăn của nhân viên, ngược lại nhân viên phải hiểu được tâm huyết và sự kỳ vọng của nhà quản lý. Việc đánh giá năng lực nên là một cuộc đối thoại hơn thay vì biến nó thành một hình thức áp đặt và phán xét. Chỉ khi có sự tương tác và trao đổi từ cả hai phía thì quá trình đánh giá mới thật sự đồng nhất và hiệu quả.

Một số mẫu đánh giá năng lực nhân viên
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có bảng đánh giá năng lực nhân viên khác nhau. Các nhà quản lý nên căn cứ vào từng ngành nghề, vị trí công việc để có sự điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là một số biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên thịnh hành:


Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nói chung và nhất là những nhà quản lý đã có thể xây dựng được cho doanh nghiệp của mình các mẫu đánh giá nhân sự một cách chính xác và khách quan nhất.
Việc xây dựng và đánh giá năng lực nhân viên thông thường sẽ là công việc của các nhà quản lý, nhất là với phòng quản lý nhân sự. Do vậy, nếu bạn đọc quan tâm đến những việc làm quản lý nhân sự có thể truy cập TopCV để tham khảo và cập nhật.