Khi bắt đầu kỳ internship, có rất nhiều bạn sinh viên lúng túng không biết nên viết CV sao cho hấp dẫn. Nhất là khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì việc viết CV thực tập sinh không phải là một việc dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, Blog TopCV sẽ hướng dẫn cách viết CV xin thực tập và giới thiệu một số mẫu CV xin thực tập chuẩn nhất để bạn tham khảo nhé!
Một số lưu ý khi viết CV thực tập sinh
Độ dài CV vừa phải, trình bày đúng trọng tâm
Một CV thông thường có dung lượng khoảng 1-2 trang, do đó khi viết CV xin thực tập bạn không nên viết quá dài. Tốt nhất là viết CV trong 1 trang A4. Cách viết CV xin thực tập chuẩn là thông tin trong CV cần được trình bày đúng trọng tâm, có thể sử dụng bullet hoặc gạch đầu dòng để phần mô tả được mạch lạc và gọn gàng, không lan man dài dòng.
>>> Tham khảo: Không có kinh nghiệm thì viết CV như thế nào để ghi điểm?
Khéo léo lồng ghép điểm mạnh vào CV
CV là nơi để bạn thể hiện năng lực của bản thân, do đó hãy biết cách trình bày những điểm mạnh, sở trường của bản thân trong các mục như: học vấn, bằng cấp – chứng chỉ, kỹ năng,… đặc biệt khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin này để đánh giá tiềm năng của ứng viên.
>>> Tham khảo: Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV thu hút nhà tuyển dụng
Thông tin trung thực
Điều quan trọng nhất khi viết CV: Hãy luôn trung thực, đặc biệt khi nói về những thành tích, kinh nghiệm của bản thân. Việc “nói quá” có thể khiến CV cra bạn ấn tượng và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, song đến vòng phỏng vấn hay thực tế công việc có thể khiến bạn. Để tăng tính xác thực cho CV bạn có thể viết thêm references (tham chiếu/ dẫn chiếu) vào các mục học vấn, kinh nghiệm,…
>>> Tham khảo: Reference trong CV là gì? Tiêu chuẩn lựa chọn Reference
Hướng dẫn cách viết CV xin thực tập thu hút nhà tuyển dụng
Thông tin cá nhân
Đây là mục đầu tiên trong CV, nhằm giới thiệu cho nhà tuyển dụng một số thông tin về bản thân bạn, bao gồm họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh và phương thức liên lạc (sô điện thoại và địa chỉ email). Chú ý bạn nên chọn một địa chỉ email chuyên nghiệp thay vì những tên mail “ngộ nghĩnh”. Cuối cùng, trước khi gửi CV cần kiểm tra lại số điện thoại/ email chính xác để HR có thể liên lạc với bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Đây là phần thường bị bỏ qua khi viết CV, không chỉ với CV thực tập sinh mà ngay cả những người đã có kinh nghiệm cũng dễ mắc phải lỗi này. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong CV nhưng đây sẽ là một căn cứ để bộ phận tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với donah nghiệp, với vị trí đang apply hay không. Cách viết CV xin thực tập phần mục tiêu nghề nghiệp là bạn nên trình bày mục tiêu ngắn hạn (1-2 năm) thay vì mục tiêu dài hạn, và đảm bảo mục tiêu của bạn phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
>>> Tham khảo: Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay dễ trúng tuyển
Học vấn
Khi viết CV thực tập sinh, học vấn là căn cứ chính để nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có phù hợp hay không, do đó bạn nên trình bày đầy đủ từ trường tới khoa/ ngành mà mình đang theo học. Nếu có GPA cao cùng với những thành tích khác trong học tập, nghiên cứu khoa học sinh viên có liên quan tới công việc đang ứng tuyển, bạn cũng nên trình bày đầy đủ vào phần Học vấn trong CV.
>>> Tham khảo: Bí kíp viết quá trình học vấn trong CV hấp dẫn nhà tuyển dụng
Chứng chỉ, giải thưởng khác
Bên cạnh học vấn thì các chứng chỉ, bằng cấp từ những khóa học khác cũng như giải thưởng từ những cuộc thi sẽ là điểm cộng lớn cho CV thực tập sinh của bạn. Với chứng chỉ và giải thưởng, bạn hãy liệt kê theo thời gian và mức độ liên quan tới công việc đang ứng tuyển.
Kinh nghiệm làm việc
Hầu hết các vị trí thực tập sinh đều không yêu cầu kinh nghiệm làm việc, song nếu như bạn đã từng có kinh nghiệm thông qua các công việc trước đây hay tham gia câu lạc bộ, các dự án phi lợi nhuận,… thì đừng ngần ngại ghi vào CV nhé! Hãy chọn những công việc có liên quan tới vị trí bạn đang apply và đừng quên mô tả chi tiết về khối lượng công việc và trách nhiệm của bạn để nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác khả năng của bạn.
Kỹ năng
Trong mục này, bạn hãy tổng hợp lại những kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc mà bạn đã trau dồi (ví dụ: lập trình, viết content, thiết kế, quay dựng, tổ chức sự kiện) và những kỹ năng mềm. Ngoài ra, bạn có thể thêm mục Sở thích vào CV, tuy nhiên cần chọn lọc những sở thích phù hợp, không nên liệt kê những sở thích không liên quan đến công việc
Tạo CV cho sinh viên thực tập ở đâu chuẩn nhất?
TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay là nơi cung cấp cho bạn hàng ngàn mẫu CV, mẫu cover letter tiếng Việt – tiếng Anh – tiếng Nhật chuẩn mực, đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực công việc khác nhau, giúp bạn có thể tạo được CV chuyên nghiệp, chỉn chu và mang đậm dấu ấn cá nhân. Với CV xin thực tập, bạn nên chọn các mẫu CV đơn giản, thanh lịch, có bố cục rõ ràng từng mục. Sau đó, bạn chỉ cần chọn mẫu CV, sửa thông tin, thay đổi tông màu, di chuyển các mục,… với những thao tác đơn giản là đã có thể hoàn thiện được mẫu CV online hoặc download CV với nhiều định dạng nhau.
Thông qua Chia sẻ cách viết CV xin thực tập đơn giản cho sinh viên, hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp những kinh nghiệm để giúp bạn hoàn thiện CV của mình. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm