Người làm việc trong mảng Kinh doanh/Bán hàng nhất định phải nắm rõ những thuật ngữ tiếng Anh thông dụng để có thể triển khai công việc một cách hiệu quả. Cùng Blog TopCV bắt đầu ngay với 130+ thuật ngữ trong kinh doanh thông dụng nhất sau đây!
Chức danh thuộc bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp
- National Sale Manager: Giám đốc Kinh doanh Toàn quốc
- Deputy National Sales Manager: Phó Giám đốc Kinh doanh Toàn quốc
- Route To Market Manager: Trưởng phòng/Quản lý phát triển hệ thống bán hàng
- Sales Capability Manager: Trưởng phòng/Quản lý đào tạo phát triển năng lực khối kinh doanh
- Sales Training Manager: Trưởng phòng/Quản lý đào tạo kinh doanh
- Trade Marketing Manager: Trưởng phòng/Quản lý tiếp thị thương mại
- Sales Operation Manager: Trưởng phòng/Quản lý tác nghiệp kinh doanh
- Sales Logistics Manager: Trưởng phòng/Quản lý kinh doanh hậu cần
- Sales Audit Manager: Trưởng phòng/Quản lý kiểm soát kinh doanh
- Regional Sales Manager: Trưởng phòng/Quản lý/Giám đốc kinh doanh vùng
- Area Sales Manager: Trưởng phòng/Quản lý/Giám đốc kinh doanh khu vực
- Sales Supervisors: Quản lý giám sát bán hàng
- Modern Trade Supervisor: Giám sát bán hàng kênh MT (hiện đại)
- Modern Trade Executive: Chuyên viên bán hàng kênh siêu thị / Chuyên viên trưng bày hàng hóa
- General Trade Supervisor: Giám sát bán hàng kênh GT (truyền thống)
- General Trade Executive: Chuyên viên bán hàng kênh truyền thống
- Sales Representative: Đại diện kinh doanh
- Telesales Representatives: Đại diện kinh doanh qua điện thoại
- Direct Sales Representative: Đại diện bán hàng trực tiếp
- Distributor Salesman: Nhân viên bán hàng của nhà phân phối
- Salesman: Nhân viên bán hàng / Nhân viên kinh doanh
>>> Xem thêm: Tìm hiểu từ A đến Z về nhân viên kinh doanh
Thuật ngữ trong kinh doanh liên quan đến khách hàng
- Client: Khách hàng mua dịch vụ của doanh nghiệp.
- Customer: Khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Consumer: Người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
- Buyer: Người mua hàng để phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc người làm nhiệm vụ mua hàng cho doanh nghiệp.
- Buyer behavior: Hành vi của người tiêu dùng (quá trình đưa ra quyết định mua hàng).
- Buying criteria: Tiêu chí mua hàng – những câu hỏi mà người tiêu dùng có thể hỏi về sản phẩm/dịch vụ, cho phép nhân viên bán hàng đoán trước các thắc mắc của khách hàng để đưa ra thông tin hữu ích.
- Buying signal: Tín hiệu mua hàng – hành động mà khách hàng thực hiện để thể hiện ý định mua hàng như đặt câu hỏi, so sánh các lựa chọn hoặc đưa ra lời khen ngợi về sản phẩm/dịch vụ/doanh nghiệp.
- Buying intent: Ý định mua – khả năng khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ trong một khung thời gian nhất định.
- Buying persona: Chân dung khách hàng – hình mẫu khách hàng lý tưởng của một doanh nghiệp, xây dựng dựa trên kinh nghiệm về khách hàng thực tế và nghiên cứu thị trường.
- Leads: Khách hàng tiềm năng – khách hàng có sự quan tâm đối với sản phẩm/dịch vụ, thể hiện qua việc tương tác với thương hiệu của doanh nghiệp.
Thuật ngữ về chỉ số bán hàng
- Annual contract value (ACV): Giá trị hợp đồng hàng năm – doanh thu trung bình năm cho mỗi hợp đồng của khách hàng.
- Annual recurring revenue (ARR): Doanh thu định kỳ hàng năm – tổng giá trị các hợp đồng có thời hạn một năm.
- Churn rate: Tỷ lệ rời bỏ – tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
- Closing ratio: Tỷ lệ chốt – tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi – tỷ lệ khách hàng truy cập vào website/kênh bán hàng của doanh nghiệp mà có thực hiện hành vi đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: đặt mua hàng, đăng ký form liên hệ, dùng thử phần mềm, xem quảng cáo trên trang, v.vv..
- Customer acquisition cost (CAC): Chi phí thu hút khách hàng – tổng chi phí cần bỏ ra để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian nhất định. Ví dụ: phí marketing, phí sales, tiền lương, hoa hồng, v.vv..
- Customer lifetime value (CLV): Giá trị vòng đời khách hàng – thời gian tính từ lúc khách hàng bắt đầu mua sản phẩm/dịch vụ cho đến khi họ dừng hẳn.
- Commission: Hoa hồng mà doanh nghiệp chia cho nhân viên bán hàng theo phần trăm số tiền họ bán được.
- Forecasting: Dự báo bán hàng – quá trình dự đoán doanh số bán hàng trong tương lai để đưa ra các quyết định về ngân sách, cung ứng và tiếp thị phù hợp. Dự báo đến từ các yếu tố như: lợi nhuận trong quá khứ, xu hướng ngành, trạng thái chuỗi cung ứng, hiệu quả công việc của nhân viên bán hàng, v.vv..
- Key performance indicators (KPIs): Chỉ số hiệu suất chính – phép đo phản ánh hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hoặc cá nhân, thường được đặt làm mục tiêu. Các KPI phổ biến bao gồm: mức tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng cuộc gọi chào hàng, số lượng sản phẩm/dịch vụ bán được, v.vv..
- Lead scoring: Chấm điểm khách hàng tiềm năng – hệ thống xếp hạng ưu tiên các khách hàng tiềm năng theo giá trị họ đem lại cho doanh nghiệp, giúp xác định khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm/dịch vụ nhất.
- Monthly recurring revenue (MRR): Doanh thu tái diễn hàng tháng – tổng giá trị các hợp đồng có thời hạn một tháng.
- Profit margin: Biên lợi nhuận, còn được gọi là lợi nhuận ròng hay doanh thu ròng, chỉ kết quả kinh doanh sau thuế của một doanh nghiệp.
- Quota: Hạn ngạch – số lượng doanh số bán hàng mà một nhân viên kinh doanh dự kiến đạt được trong một thời gian cụ thể (thường là một tháng).
- Sales performance management: Quản lý hiệu suất bán hàng – một tập hợp các quy trình bán hàng được tạo ra để đạt hiệu quả kinh doanh tối đa.
>>> Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm làm sale của các “cao thủ” trong nghề
Thuật ngữ về chiến lược kinh doanh
- Account: Tài khoản khách hàng hay còn gọi hồ sơ khách hàng, được tao ra khi khách hàng lần đầu mua sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp.
- Business-to-business (B2B): Bán hàng B2B – việc bán hàng giữa các doanh nghiệp với nhau, dựa trên mối quan hệ đối tác, nhà phân phối hoặc nhà cung cấp.
- Business to customer (B2C): Bán hàng 2BC – việc mua và bán giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân.
- e-Commerce sales: Kinh doanh thương mại điện tử – mô hình kinh doanh online qua Internet.
- Cold calling: Cuộc gọi ngẫu nhiên – thực hiện với các khách hàng ngẫu nhiên có đủ điều kiện trở thành khách hàng tiềm năng.
- Cold emailing: Quá trình nhân viên kinh doanh gửi email ngẫu nhiên cho các khách hàng tiềm năng mà không liên hệ trước với họ. Email này sẽ giới thiệu và phác thảo một đề xuất bán hàng cho khách hàng.
- Call for proposal: Gọi mời thầu là cuộc gọi cho khách hàng tiềm năng để thông báo và cung cấp chi tiết thông tin sản phẩm/dịch vụ, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn trước các đối thủ cạnh tranh khác.
- Channel sales: Quá trình doanh nghiệp chia bộ phận kinh doanh thành các nhóm riêng lẻ, đảm nhiệm các kênh kinh doanh riêng, ví dụ như bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua sàn thương mại điện tử, v.vv..
- Cross sales: Bán chéo – kỹ thuật bán các dịch vụ bổ sung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đã mua trước đó.
- Direct sales: Bán hàng trực tiếp – hình thức bán hàng không qua cửa hàng, chỉ có sự trao đổi trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và người tiêu dùng.
- Agency sales: Bán hàng thông qua các đại lý.
- Field sales: Đi thị trường – hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách khảo sát, thăm dò thị trường.
- Inbound sales: Phương pháp kinh doanh tập trung chuyên sâu vào khách hàng, thông qua khai thác thông tin (hành vi, nhu cầu, sở thích, nỗi đau, v.vv..) mà xây dựng các điểm chạm trên hành trình mua hàng, từ đó kích thích khách hàng chủ động tìm hiểu và mua hàng.
- Consultative sales: Tư vấn khách hàng về sản phẩm, chất lượng, giá thành, v.vv.. dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Outbound sales: Chiến lược kinh doanh tập trung vào việc tiếp cận khách hàng qua nhiều phương thức như cold calling, quảng cáo, gửi email, v.vv.. từ đó dẫn khách hàng vào kênh bán của công ty.
- Hard sell: Phương pháp bán hàng cứng rắn, sử dụng ngôn từ bộc trực, thẳng thắn, xông xáo để thuyết phục khách hàng mua sắm ngay lập tức mà không thể từ chối.
- Soft sell: Kỹ thuật bán hàng ôn hòa, sử dụng ngôn từ mềm mỏng, tinh tế, không dồn ép khách hàng.
- Complex sales: Chiến lược bán hàng phức tạp, thường liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao, có thể tùy chỉnh bởi nhiều người trong doanh nghiệp và yêu cầu chu kỳ bán hàng dài hơn.
- Enterprise sales: Tên gọi khác của Complex sales.
- Discovery call: Cuộc gọi đầu tiên sau khi kết nối với khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho họ.
- Pain point: Điểm đau – những vấn đề, nhu cầu hoặc khó khăn cụ thể mà khách hàng gặp phải.
- Positioning statement: Tuyên ngôn định vị – đoạn mô tả ngắn gọn về sản phẩm/dịch vụ, khẳng định vị trí của sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
- Sales pipeline: Đường ống bán hàng – chuỗi các hành động mà nhân viên kinh doanh cần làm để chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế.
- Value chain: Chuỗi giá trị – tập hợp các hoạt động gia tăng giá trị cho sản phẩm như thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối.
- Sales funnel: Phễu bán hàng – minh hoạt các bước của hành trình khách hàng, chạy song song với quy trình bán hàng.
- Sales script: Kịch bản sales – các câu hỏi, lập luận và tình huống thường gặp khi tư vấn và bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, hướng dẫn nhân viên bán hàng giao tiếp với khách hàng.
- Social selling: Bán hàng xã hội – chiến lược bán hàng và tiếp thị ưu tiên xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội.
- Up Selling: Bán hàng gia tăng – hình thức thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm/dịch vụ với mức giá cao hơn, chi nhiều tiền hơn so với dự định ban đầu.
- Loss aversion: Ám ảnh về sự mất mát – chiến lược sử dụng tâm lý ám ảnh về sự mất mát của con người để thúc đẩy khách hàng mua sắm, ví dụ như chương trình dùng thử sản phẩm Premium có tính khan hiếm.
- Testing A/B: Thử nghiệm A/B là phương pháp so sánh dữ liệu bán hàng ở 2 chiến lược khác nhau để xác định xem chiến lược nào mang lại doanh số bán hàng cao nhất.
>>> Xem thêm: TOP 8 kỹ năng chốt sale đỉnh cao “bách phát bách trúng”
Thuật ngữ về các phần mềm bán hàng
- Customer relationship management (CRM) systems: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – giúp theo dõi mọi khía cạnh của hoạt động bán hàng và tiếp thị, từ số liệu bán hàng đến hồ sơ khách hàng.
- Cloud-based CRM: Phần mềm CRM điện toán đám mây – giúp truy cập tất cả dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh thông qua điện toán đám mây trực tuyến.
- On-premise CRM: Phần mềm CRM lưu trữ trên máy chủ của công ty, không thể truy cập trực tuyến như Cloud CRM.
- CPQ software: Phần mềm configure price quote, một dạng phần mềm tự động hóa bán hàng (tự động báo giá, đề xuất sản phẩm/dịch vụ), giúp giao tiếp với khách hàng nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
- Contract management: Phần mềm quản lý hợp đồng với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và nhân viên.
- CRM analytics: Phần mềm phân tích CRM sử dụng để cải thiện chiến thuật tiếp thị và bán hàng.
- Interactive voice recording (IVR) systems: Hệ thống trả lời tự động bằng giọng nói.
- Enterprise resource planning (ERP): Phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp – giúp quản lý tài chính, chuỗi cung ứng, hoạt động thương mại, báo cáo, tình trạng nhân sự và tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
- Lead management: Hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng.
- Product lifecycle management (PLM): Hệ thống phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm – công nghệ quản lý hàng hóa và dữ liệu hàng hóa trong suốt quá trình sản xuất và vận hành.
- Sales dashboard: Bảng thông tin kinh doanh cung cấp hình ảnh trực quan về dữ liệu bán hàng theo thời gian thực, giúp mọi người trong doanh nghiệp cập nhật được các số liệu, theo dõi mục tiêu kinh doanh theo ngày/tuần/tháng.
- Opportunity management (OM): Hệ thống quản lý cơ hội cung cấp thông tin về cơ hội kinh doanh từ nhiều kênh, giám sát hiệu quả của từng bước trong quy trình bán hàng.
>>> Xem thêm: 5 kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà sales nào cũng cần biết
Thuật ngữ trong kinh doanh về giá trị công ty
- Valuation: Định giá.
- Equity: Vốn chủ sở hữu.
- Debt: Nợ.
- Amortization: Khấu hao.
- Profit: Lợi nhuận.
- Losses: Tổn hại, thua lỗ.
- Scalability: Khả năng mở rộng.
- Taxation: Thuế.
- Sale value: Giá trị bán.
- Market capitalization: Giá trị vốn hóa thị trường.
- Times revenue method: Định giá theo bội số doanh thu.
- Earnings multipliers: Chỉ số giá/Thu nhập cổ phiếu.
- Book value: Giá trị sổ sách/Giá trị tài sản.
- Capital structure: Cơ cấu vốn.
- Future earning prospects: Triển vọng thu nhập tương lai.
- Liquidation value: Giá trị thanh lý.
- Discounted cash flow: Dòng tiền chiết khấu.
- Terminal cash flow: Dòng tiền cuối cùng.
>>> Xem thêm: 4 sự thật thú vị nghề sales: Điều thứ 3 sẽ khiến bạn bất ngờ
Các thuật ngữ viết tắt trong kinh doanh
- Top of the funnel (TOFU): Giai đoạn đầu tiên của phễu bán hàng, tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng.
- Middle of the funnel (MOFU): Giai đoạn giữa của phễu bán hàng, tập trung vào việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.
- Bottom of the funnel (BOFU): Giai đoạn cuối của phễu bán hàng, tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và gia tăng doanh số.
- On-target earnings (OTE): Thu nhập đạt mục tiêu đề ra.
- Purchase order (PO): Đơn đặt hàng.
- Marketing qualified lead (MQL): Đối tượng tiềm năng có thể trở thành khách hàng thực sự.
- Awareness, interest, desire and action (AIDA): Mô hình phễu kinh doanh dựa trên 4 yếu tố là attention – thu hút, interest – thích thú, desire – khao khát và action – hành động.
- Budget, authority, need timeline (BANT): Phương pháp bán hàng dựa trên 4 yếu tố là budget – ngân sách, authority – quyền hạn, need – nhu cầu và timeline – tính cấp bách.
- Always be closing (ABC): Quy tắc chốt sales – chốt lại giao dịch mọi lúc mọi nơi.
- Cost of goods sold (COGS): Giá vốn hàng bán.
- Fair market value (FMV): Giá trị thị trường hợp lý – ước tính giá trị thị trường của một tài sản.
Các thuật ngữ trong kinh doanh thông dụng khác
- Gatekeeper: Người kiểm soát thông tin, có quyền quản lý luồng thông tin của khách hàng trong môi trường số.
- Deliverables: Sản phẩm bàn giao dự án – thuật ngữ dùng để mô tả sản phẩm/dịch vụ có thể định lượng và phải được cung cấp ngay khi hoàn thành dự án.
- Global business unit: Đơn vị kinh doanh toàn cầu.
- Procurement: Thu mua hàng hóa.
- Stakeholder: Những người liên quan đến quá trình sản xuất, vận hành và kinh doanh sản phẩm.
- Objection: Phản đối và khiếu nại – bất kỳ mối quan ngại nào mà khách hàng nêu ra trong cuộc trò chuyện như giá bán, chất lượng, ích lợi của sản phẩm, v.vv..
- Buying process: Quá trình mua hàng trong chuỗi cung ứng.
- Awareness: Nhận thức, ý thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu của doanh nghiệp.
- Stage: Các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm, bao gồm introduction stage – giới thiệu sản phẩm, growth stage – phát triển sản phẩm, maturity stage – trưởng thành và decline stage – thoái trào.
- Supply chain: Chuỗi cung ứng.
- Sales cycle: Chu kỳ bán hàng – quá trình từ khi tiếp cận khách hàng đến khi hoàn tất giao dịch.
- Fortune 500: Bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu hàng năm, biên soạn bởi tạp chí Fortune.
- Talk trigger: Tiếp thị truyền miệng.
>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: 7 tình huống “kinh điển” dân sales hay gặp
Trên đây là danh sách những thuật ngữ trong kinh doanh thường gặp và quan trọng nhất, giúp cho dân sales nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ. Để thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức này và củng cố năng lực cá nhân, bạn hãy ứng tuyển vào các việc làm kinh doanh – bán hàng uy tín tại chuyên trang tuyển dụng TopCV nhé! Ngoài ra, bạn hãy sử dụng công cụ Tạo CV trên TopCV để chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, thu hút các nhà tuyển dụng tiềm năng.