Công nghệ thông tin – IT hiện đang là ngành học HOT nhất với mức điểm chuẩn cực cao cùng tỷ lệ chọi hết sức gay gắt, đặc biệt tại những trường top đầu như Bách Khoa, Công nghệ,… Công nghệ thông tin là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành, việc lựa chọn đúng ngành học sẽ giúp bạn có được nền tảng kiến thức chuyên nghiệp phù hợp với chuyên môn, sở thích của mình. Trong bài viết dưới đây, Blog TopCV sẽ cùng bạn khám phá các ngành CNTT, từ đó giúp bạn biết nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì phù hợp nhất
Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin?
Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất 10 năm tới, dự kiến cần bổ sung 30.000 lao động mỗi năm. Ngay trong đại dịch Covid, khi nhiều lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng thì ngành công nghệ thông tin vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Mức thu nhập của nhân sự trong ngành công nghệ thông tin cũng rất hấp dẫn, trung bình đạt mức 10-12 triệu đồng/ tháng và tăng trung bình 10-20% mỗi đợt review lương. Một nhân sự kinh nghiệm 5 năm trong ngành công nghệ thông tin có thể đạt mức thu nhập 30-50 triệu đồng/ tháng.
>>> Tham khảo: Trọn bộ cẩm nang hướng nghiệp cho sinh viên CNTT
Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
Khoa học máy tính
Khoa học máy tính (Computer Science) là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin truyền thống, lâu năm vfa được lựa chọn nhiều nhất. Sinh viên ngành này sẽ được học những kiến thức cốt lõi về ngành Khoa học Máy tính bao gồm: hệ thống máy tính; cấu trúc dữ liệu và giải thuật; kỹ thuật lập trình; cơ sở dữ liệu; phân tích thiết kế và phát triển phần mềm; trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án…
Tùy theo định hướng mà người học có thể đi theo 2 hướng chính bao gồm công nghệ phần mềm (chuyên về lập trình ứng dụng) và định hướng hệ thống thông tin. Mức lương của nhân sự mới tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính thường dao động từ 10 cho tới 15 triệu đồng/ tháng
>>> Tham khảo: Lập trình viên full stack là gì? Mô tả công việc và mức lương
Kỹ thuật Máy tính
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là chuyên ngành kết hợp công nghệ thông tin với điện tử, trong đó tập trung vào việc nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp, từ đó thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị, bao gồm: mạch điện tử, bộ vi xử lý, chip, lập trình hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển tự động, máy tính, siêu máy tính, thiết bị di động, ô tô thông minh, hệ thống IoT,….
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính có thể trở thành lập trình viên, kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử, mạch điều khiển trong dây chuyền công nghiệp, vi mạch, chip, kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp,… Mức lương của kỹ sư ngành kỹ thuật máy tính dao động từ 10-15 triệu đồng/ tháng
Robot và trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, học máy (machine learning) đang là những lĩnh vực mới hết sức tiềm năng trong ngành. AI là khái niệm chỉ những công nghệ mà máy tính có khả năng học tập, từ đó có thể suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định giống như con người. Yếu tố cốt lõi của công nghệ AI đó chính là học máy (machine learning) và dữ liệu lớn (big data). Khi tốt nghiệp ngành robot & trí tuệ nhân tạo, sinh viên có thể công tác tại các phòng công nghệ, phòng R&D, lab,… hoặc tại các doanh nghiệp chuyên về robot, AI và học máy
Cơ hội làm việc trong ngành robot và trí tuệ nhân tạo rất tiềm năng, mức lương của nhân sự ngành này có thể lên tới 30-50 triệu đồng tháng.
>>> Tham khảo: Trí tuệ nhân tạo là gì? 7 loại công nghệ trí tuệ nhân tạo AI
An toàn thông tin
Là một nhánh của ngành Kỹ thuật máy tính song ngày nay ngành An toàn thông tin đã trở thành một ngành độc lập có vai trò quan trọng. Sinh viên ngành An toàn thông tin sẽ được học về các kỹ thuật mã hóa, công nghệ bảo mật, phương pháp xây dựng hệ thống mạng an toàn; cách xử lý các cuộc tấn công mạng, virus, worms và các phần mềm độc hại, đối phó với hacker “mũ đen”,… Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các công ty chuyên về công nghệ thông tin, bộ phận an toàn thông tin của các doanh nghiệp như ngân hàng, cơ quan Nhà nước,….
>>>> Tham khảo: Hacker là gì? Phân biệt 7 loại hacker phổ biến nhất
Nên học công nghệ thông tin ở trường nào?
Tại miền Bắc, bạn có thể học ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội – đây là ngôi trường đứng đầu trong khối ngành CNTT. Ngoài Bách khoa, thí sinh có thể chọn trường ĐH Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Kỹ thuật mật mã, Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Đại học Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam,…
Với các thí sinh tại khu vực miền Trung và miền Nam, bạn có thể chọn Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ Sài Gòn, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, Đại học Duy Tân, Đại học Vinh,…
>>> Tham khảo: Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến dân IT phải biết
Xin việc ngành CNTT ở đâu?
Cơ hội việc làm ngành CNTT hiện nay là vô cùng rộng mở, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin tuyển dụng lập trình viên, kỹ sư công nghệ, kỹ sư phần mềm,… chỉ với 1 cú click vào TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Không chỉ là nơi giúp bạn update nhanh nhất tin tức tuyển dụng từ những doanh nghiệp đầu ngành mà TopCV còn hỗ trợ bạn với mẫu CV ngành IT và một số kinh nghiệm phỏng vấn IT, giúp bạn tự tin apply!
Mong rằng qua bài viết Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin để dễ xin việc? bạn đã có thêm thông tin về cơ hội công việc trong ngành Công nghệ thông tin. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!