Lập trình nhúng là gì? Cơ hội việc làm ngành lập trình nhúng

lập trình nhúng
lập trình nhúng

Lập trình nhúng mặc dù là một ngành mới nổi ở Việt Nam nhưng lại duy trì được sức hấp dẫn vô cùng lớn. Thực tế nhu cầu nguồn nhân lực để phát triển ngành này luôn rất cấp thiết nhưng những người có thể đáp ứng được yêu cầu công việc lại không nhiều. Trong bài viết dưới đây, Blog TopCV sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lập trình nhúng và những cơ hội việc làm hấp dẫn từ ngành này mang lại.

Lập trình nhúng là gì?

Thời đại công nghệ thông tin lên ngôi.
Thời đại công nghệ thông tin lên ngôi.

Lập trình nhúng là một thuật ngữ trong ngành lập trình dùng để chỉ hệ thống có khả năng tự trị, nó được nhúng vào môi trường hoặc hệ thống mẹ bất kỳ.

Hiểu đơn giản thì nhúng là sự tích hợp cả phần cứng và phần mềm được dùng để áp dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, tự động hóa, truyền tin… chúng được thiết kế riêng biệt nhằm thực hiện các chức năng chuyên trách riêng. Tùy thuộc vào yêu cầu, tính chất mà có một số hệ thống đòi hỏi sự ràng buộc nhằm đảm bảo tính ứng dụng và độ an toàn.  Ngược lại, một số hệ thống không có yêu cầu chặt chẽ về điều này thì có thể đơn giản hóa hệ thống. Thông thường hệ thống nhúng được sản xuất với số lượng lớn nên những người tạo lập có thể tối ưu hóa để giảm thiểu kích thước cũng như chi phí sản xuất.

>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm có rộng mở như lời đồn?

Những ứng dụng của lập trình nhúng

Hiện nay, ứng dụng của lập trình nhúng rất phổ biến, chúng có mặt ở hầu hết các sản phẩm và lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Từ những ứng dụng trong ngành điện tử, viễn thông, trong các thiết bị y tế, văn phòng, đồ gia dụng đến các dây chuyền sản xuất tự động, các xu hướng nhà thông minh, xe hơi thông minh… Tất cả đều đã và đang là những sản phẩm của lập trình nhúng.

Cụ thể, hệ thống nhúng được ứng dụng phổ biến trong:

– Lập trình nhúng C++:  ngôn ngữ lập trình chuyên gia.

– Lập trình nhúng và iot: là một xu hướng phát triển trong tương lai

– Lập trình nhúng embedded

Lập trình nhúng là làm những công việc gì?

Embedded software

Embedded software tạm hiểu là những công việc liên quan đến phần mềm. Lập trình viên lúc này sẽ kết hợp cùng các thành viên trong team để xây dựng và phát triển các phần mềm cho sản phẩm nhúng. Nó có thể là driver, có thể là application (web hay moblie app) hoặc OS, lập trình firmware,… Công việc của lập trình viên lúc này sẽ là viết code, sau đó test code, lựa chọn những giải pháp cho toàn hệ thống nhúng, viết requirement, document cho sản phẩm. Embedded software là một hướng đi được rất nhiều các lập trình viên trẻ lựa chọn.

Embedded hardware

Embedded hardware là những công việc trên phần cứng, bao gồm thiết kế board mạch, kiểm tra và test board mạch. Tùy vào mỗi dự án sẽ có những quy trình khác nhau, tuy nhiên bạn luôn phải làm quen với nhiệm vụ trước khi hoàn thành. Muốn làm tốt công việc Embedded hardware kỹ sư lập trình buộc phải am hiểu về phần cứng và điện tử.

 Mặc dù Embedded hardware và Embedded software là hai công việc khác nhau. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc Embedded software chỉ biết mỗi phần mềm mà không cần nắm các nội dung của phần cứng và ngược lại. Dù bạn làm công việc nào thì việc am hiểu cả phần mềm và phần cứng sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

Bạn có thể chọn công việc Embedded software hay Embedded hardware
Bạn có thể chọn công việc Embedded software hay Embedded hardware

>>> Xem thêm: Nhân viên triển khai phần mềm là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Những kiến thức cần có của một kỹ sư lập trình nhúng

Kiến thức cơ bản về lập trình

Tùy vào vị trí công việc mà một kỹ sư lập trình nhúng sẽ có những yêu cầu riêng về mặt kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt công việc. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về lập trình cần phải có:

  • Về ngôn ngữ lập trình, bạn phải thành thạo về lập trình C/C++, là một trong những ngôn ngữ rất quan trọng.
  •  Kiến thức điện tử: Phải nắm rõ các kiến thức về vi điều khiển, vi xử lý, kiến thức về logic, chip, ADC, INTERRUPT, TIMER…
  •   Các loại giao tiếp: I2C, SPI, JTAG, UART, RS232 thậm chí là các loại giao tiếp nâng cao như CAN, USB, SATA, MOST, PCIE.
  •   Hệ điều hành: hệ điều hành linux, hệ điều hành thời gian thực. Đặc biệt là lập trình nhúng trên linux.
  •   Memory: DRAM, NAND, NOR, SRAM..
  •   Có khả năng đọc hiểu được tài liệu tiếng anh, ít nhất là các tài liệu chuyên ngành.

Kiến thức chuyên ngành lập trình nhúng

Embedded software:

  • Ngôn ngữ lập trình: C++, Java.
  • Lập trình Android, web
  • Scrip: Shell script, Perl, Python.
  • Am hiểu cấu trúc dữ liệu và giải thuật tốt.
  • Xây dựng môi trường: Makefile, Cmake.

 Embedded hardware

  • Thiết kế PCB, bao gồm Allegro hoặc Antium.
  • Kiến thức điện tử
  • Thực hiện test board sau khi đã thiết kế xong
  • Phân tích, đánh giá để lựa chọn các linh kiện cho dự án
  • Thành thạo các loại dụng cụ máy đo
  • Có kỹ năng về sửa và hàn mạch

Cơ hội việc làm ngành lập trình nhúng tại Việt Nam hiện nay

IoT lên ngôi thì cơ hội việc làm của ngành này càng trở nên hấp dẫn
IoT lên ngôi thì cơ hội việc làm của ngành này càng trở nên hấp dẫn

Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì ngành lập trình vẫn luôn là ngành nghề hấp dẫn với thu nhập đáng mơ ước. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lập trình nhúng rất cao bởi nguồn nhân lực cho ngành phần mềm rất khan hiếm. Tính chất công việc đặt ra yêu cầu cao về mặt kiến thức và kỹ năng. Những nhân viên mới theo ngành phải mất một thời gian dài để thành thạo công việc. Đây cũng là lý do mà những việc làm ngành công nghệ thông tin vẫn luôn duy trì được sức hút với các bạn trẻ, tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu công việc thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy, nếu bạn thật sự có năng lực và sẵn sàng với công việc này thì cơ hội việc làm luôn vô cùng rộng mở. Không chỉ ở thời điểm hiện tại, đây còn được xem là một ngành rất hợp xu hướng. Nhất là trong tương lai, khi mà IoT lên ngôi thì cơ hội việc làm của ngành này càng trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.

Những bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin muốn theo đuổi ngành lập trình nhúng có thể tham khảo nhiều cơ hội việc làm tại TopCV. Tuy nhiên, dù bạn muốn theo đuổi ngành nghề hay lĩnh vực nào, việc luôn cố gắng cải thiện năng lực bản thân chính là tiền đề quan trọng để sở hữu một sự nghiệp vững chắc.

Nguồn ảnh: Sưu tầm