Hacker là gì? Phân biệt 7 loại hacker phổ biến nhất

hacker là gì

Trên những bộ phim, hình ảnh hacker thường được xây dựng như một “kẻ ác”, gây hại tới một tổ chức hay doanh nghiệp. Song thế giới hacker rộng lớn hơn thế rất nhiều và không phải hacker nào cũng “xấu”. Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu hacker là gì và phân biệt 7 loại hacker trong bài viết dưới đây nhé!

Hacker là gì?

Hacker, hay còn gọi là tin tặc, là người sử dụng máy tính để truy cập vào những thông tin không được phép truy cập trên một hệ thống máy tính khác, hoặc phát tán virus, trojan,… làm hại tới hệ thống máy tính. Hệ thống máy tính thông thường đều có rất nhiều lớp bảo mật nghiêm ngặt (hệ thống tường lửa (firewall), mật mã,…) song hacker là người có thể viết, chỉnh sửa phần mềm để vượt qua những lỗ hổng trong hệ thống bảo mật để truy cập và lấy cắp dữ liệu trái phép.

>>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin ra làm gì? Lương có cao không?

Phân loại 7 loại hacker phổ biến nhất

Trên thực tế, có rất nhiều loại hacker với rất nhiều mục đích khác nhau và có những hacker không hề vi phạm pháp luật. Cùng tìm hiểu và phân biệt xem những loại hacker phổ biến nhất nhé.

Hacker mũ trắng

White hat hacker, hay hacker “mũ trắng”, là những hacker “có đạo đức”: họ không sử dụng những thông tin, dữ liệu lấy được để rao bán hay lừa đảo. Hacker mũ trắng là người cố gắng tìm ra những lỗ hổng bảo mật, lỗi phần mềm, lỗi hệ thống mạng để từ đó bảo vệ website và hệ thống của tổ chức. Hacker mũ trắng thường được thuê bởi chính các tổ chức, doanh nghiệp sở hữu website hay hệ thống mạng. White hat hacker thường là những người có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin, an ninh mạng,…

hacker là gì
Định nghĩa hacker là gì và phân loại 7 loại hacker phổ biến

Hacker mũ đen

Trái ngược với hacker mũ trắng, những hacker mũ đen truy cập trái phép vào hệ thống để “bẻ khóa” (crack) những ứng dụng được bảo vệ, nhằm sử dụng tài nguyên một cách miễn phí. Đây cũng chính là những kẻ đánh cắp dữ liệu bảo mật, đánh sập hệ thống mạng của doanh nghiệp, tổ chức với những mục đích xấu (tống tiền, phá hoại) gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín cho tổ chức.

Hacker mũ xám

“Đứng giữa” hai vị trí mũ đen và mũ trắng chính là mũ xám (grey hat). Hacker mũ xám vừa là hacker mũ trắng lại vừa có thể là hacker mũ đen, tùy theo nhiệm vụ mà họ thực hiện. Đôi khi hacker mũ xám đánh cắp thông tin và dữ liệu không vì mục đích nào cả, hoặc để học hỏi thêm những kỹ năng mới. Tuy nhiên khi họ sử dụng những dữ liệu “hack” được cho mục đích lợi nhuận (ví dụ bán cho đối thủ cạnh tranh, lừa đảo, tống tiền,…) họ đã vi phạm pháp luật và lúc này không khác gì hacker mũ đen cả. 

hacker là gì
Phân biệt hacker mũ trắng là gì? Hacker mũ đen là gì?

Hacker mũ xanh dương

Có nét tương đồng với các hacker mũ trắng, hacker mũ xanh dương là vị trí có vai trò bảo vệ cho chính ứng dụng hay hệ thống mạng mà họ xâm nhập vào. Công việc của một blue hat hacker được gọi là pentest (Penetration Testing) tức kiểm thử xâm nhập. Bằng cách thử nghiệm các vụ tấn công giả lập vào chính hệ thống cần kiểm tra, đây là một bước quan trọng để đánh giá độ an toàn của hệ thống mạng một cách chính xác nhất. Hacker mũ xanh dương thực chất chính là những chuyên gia bảo mật và an ninh mạng

Hacker mũ đỏ

Đây được coi là những “người hùng phản diện” trong thế giới hacker. Red hat hacker cũng có nhiệm vụ ngăn chặn những tên tin tặc mũ đen nguy hiểm, song thay vì report chúng, họ sẽ đánh sập hệ thống máy tính của hacker mũ đen bằng các file virus/trojan nguy hiểm hơn. Đây là một phương pháp cực đoan, nguy hiểm và đôi khi trái pháp luật, song không thể phủ nhận tính hiệu quả của nó nhằm ngăn chặn hacker mũ đen.

>>> Xem thêm: Lập trình viên học ngành gì? Có phải chỉ học mỗi ngành CNTT?

Tân binh (hay Green hat hacker)

Những newbie – tân binh thường được gọi với cái tên green hat hacker, là khái niệm để chỉ những hacker còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc xâm nhập dữ liệu. Vì chưa có nhiều kỹ năng nên thường green hat hacker gây hại cho hệ thống khi cố gắng phá vỡ lớp bảo mật mà không biết cách xử lý tốt các kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật tấn công

Script Kiddie 

Những “đứa trẻ” trong thế giới hacker – script kiddie – là những kẻ chưa nhận thức được cơ chế bảo mật và hoạt động bên trong của web. Song khác với tân binh, thay vì học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, script kiddie chỉ đơn giản là copy các đoạn script code của những hacker khác để xâm nhập vào hệ thống mà không hiểu rõ nguyên lý hoạt động của đoạn code hay kỹ thuật xâm nhập. Nếu như trình độ của newbie có thể được nâng cấp dần dần thì các script kiddie khó lòng có thể phát triển hơn trong sự nghiệp hacker của mình. 

Cách phòng tránh hacker xâm nhập trái phép

Để phòng tránh hacker xâm nhập vào hệ thống mạng, website, email, tài khoản mạng xã hội, ngân hàng,.. người dùng cần thường xuyên cập nhập phần mềm, đặc biệt là các tính năng bảo mật mới. Thay đổi password (mật khẩu) của tài khoản định kỳ, sử dụng các password khó hoặc ứng dụng mật khẩu của bên thứ ba, dùng nhận diện vân tay, khuôn mặt để gia tăng bảo mật cho những tài khoản quan trọng. 

hacker là gì
Để phòng tránh hacker xâm nhập cần làm gì?

Tuyệt đối không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc, không tùy tiện nhập tài khoản, mật khẩu hay chia sẻ mã OTP cho những trang web lạ (đặc biệt là các trang web giả mạo ngân hàng). Nên sử dụng những phần mềm bảo mật tốt cho máy tính (ví dụ như Kaspersky hay BKAV) và thường xuyên quét virus để đảm bảo an toàn cho máy tính. 

Mong rằng, thông qua những chia sẻ, tìm hiểu công việc hacker là gì cũng như 7 loại hacker phổ biến, bạn đã có thêm những hiểu biết về thế giới hacker. Nếu có đam mê về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống bảo mật, hãy tìm hiểu về chuyên ngành An ninh mạng – một ngành nghề vô cùng thú vị và hấp dẫn. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm