Chuyên viên và nhân viên là hai vị trí thường thấy trong những bản tin tuyển dụng. Đây cũng là hai khái niệm nhiều người còn nhầm lẫn và chưa hiểu rõ dẫn đến ứng tuyển khó thành công. Vậy chuyên viên khác nhân viên như thế nào? Cùng Blog TopCV tìm lời giải đáp qua bài viết sau nhé.
Chuyên viên khác nhân viên như thế nào?
Với các bạn trẻ mới bắt đầu tìm việc, đây là câu hỏi khiến rất nhiều bạn bối rối nhưng lại dễ bị bỏ qua. Bởi phần lớn người xem chỉ tập trung vào mô tả công việc để “định nghĩa” việc đó là gì mà không quan tâm đến bản chất công việc ra sao. Một cách khái quát, ai cũng đánh giá chuyên viên “cao cấp” hơn nhân viên. Vậy cụ thể có phải như vậy hay không?
Chuyên viên là gì?
Về cơ bản, chuyên viên đúng là cấp bậc cao hơn so với nhân viên. Khi tuyển chuyên viên ở bất kì vị trí nào, công ty cũng đều yêu cầu bằng cấp từ đại học và kinh nghiệm từ ít nhất 2-3 năm trở lên. Đây là hai yếu tố đi liền với phúc lợi và các đãi ngộ cao hơn. Đồng thời họ cũng sẽ đảm nhận những công việc chuyên môn cao hơn, phức tạp hơn.
Trên các tin tuyển dụng, các vị trí chuyên viên thường có tên công việc đi kèm với từ Executive hoặc Supervisor (Sales Executive – Chuyên viên kinh doanh; Marketing Executive – Chuyên viên Marketing…).
Nhân viên là gì?
Nhân viên đơn giản là người lao động làm việc tại các vị trí mà họ được tuyển dụng. Kể từ khi là ứng viên, bạn sẽ trải qua quá trình tuyển dụng. Trong đó bao gồm vòng đơn, vòng phỏng vấn/kiểm tra,… Sau khi đạt các tiêu chí nhà tuyển dụng đề ra và thoả thuận được những điều khoản hợp lý, bạn sẽ chính thức trở thành nhân viên của tổ chức. Nhân viên sẽ chuyên trách một hoặc nhiều công việc cụ thể nhưng dưới sự giám sát và chỉ đạo của các cấp cao hơn.
Sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viên
Đọc qua định nghĩa hẳn bạn cũng đã thấy chuyên viên khác nhân viên như thế nào. Chuyên viên và nhân viên đều là những nhân tố quan trọng và cần thiết trong công ty. Tuy nhiên chuyên viên sẽ là người có vị trí và vai trò cao hơn nhân viên.
- Chuyên viên đảm nhiệm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Họ cũng là người định hướng và ra quyết định trong nhiều công việc được cấp trên yêu cầu. Tại nhiều doanh nghiệp vị trí chuyên viên còn được phân hoá thành chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính. Yêu cầu công việc của chuyên viên cũng cao hơn nhân viên. Đi đôi với đó là mức đãi ngộ hấp dẫn hơn.
- Nhân viên là nhân sự cấp cơ sở. Nhân viên có trách nhiệm và vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và làm các yêu cầu khác do cấp trên giao phó. Nhân viên không có vai trò quản lý nên sẽ không được ra quyết định mà chỉ có ý kiến đóng góp và xây dựng. Nhiều vị trí nhân viên không yêu cầu bằng cấp/ kinh nghiệm. Bởi tùy vào tính chất công việc mà nhân viên có thể được đào tạo từ đầu hoặc vừa học vừa làm.
Công việc của chuyên viên khác nhân viên như thế nào?
Công việc của nhân viên
- Phụ trách các công việc hành chính nhân sự
- Tìm kiếm và liên hệ với khách hàng cá nhân
- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng
- Chăm sóc khách hàng
- Đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng công việc
- Các công việc khác theo lĩnh vực công việc được chỉ định
Như đã nói phía trên, nhân viên sẽ chỉ làm các công việc theo đúng vị trí chuyên môn mình phụ trách. Mức độ yêu cầu công việc cũng không cao. Yêu cầu cơ bản chỉ cần làm đúng và đủ. Nhân viên không nhất thiết phải nghiên cứu chuyên sâu hay thực hiện các công việc quan trọng.
Công việc của chuyên viên
Chuyên viên sẽ có các đầu việc trùng với nhân viên ở các lĩnh vực giống nhau, tuy nhiên ở mức độ cao hơn. Ví dụ như:
- Nghiên cứu, phát triển các kế hoạch kinh doanh cho công ty
- Tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác lớn như các tập đoàn, tổ chức…
- Thực hiện hoạt động ra quyết định và quản lý đối với các nhân viên; phối hợp với các bộ phận khác để thực hiện công việc.
- Chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ trước khách hàng và mình phụ trách; trách nhiệm về kết quả công việc với cấp trên.
- Báo cáo công việc định kỳ.
>>> Xem thêm: Điểm danh những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai
Những yêu cầu để trở thành một chuyên viên hoặc nhân viên
Hiện tại, trung bình mức lương nhận được của chuyên viên sẽ cao hơn nhân viên từ 3 đến 4 triệu đồng/ tháng. Ví dụ lương nhân viên kinh doanh sẽ từ 7-9 triệu (gồm lương cứng + % doanh số). Lương chuyên viên kinh doanh cao hơn khi lương cứng đã từ 10-11 triệu đồng/ tháng chưa tính % doanh số.
Dù vị trí công việc nào, bạn cũng cần nỗ lực và trau dồi bản thân. Mức lương trên không phải cố định. Nhân viên cũng hoàn toàn có thể có mức lương cao như chuyên viên. Dưới đây là một số tiêu chí chung nếu bạn đáp ứng được thì cơ hội phát triển trong công việc sẽ rất lớn:
- Có bằng cấp, chứng chỉ học thuật. Ngoài bằng Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ bạn có thể học các khóa học về chuyên ngành mà bạn theo đuổi.
- Thành thạo công nghệ, đặc biệt là những phần mềm, thiết bị liên quan đến công việc
- Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề nhanh nhạy là hai kỹ năng không thể thiếu ở bất kì ngành nghề nào.
- Có thái độ làm việc tích cực.
>>> Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? 5 ngành nghề sở hữu mức lương cạnh tranh cao
Tìm cơ hội việc làm nhân viên và chuyên viên ở đâu?
Những bạn có năng lực tốt và tự tin dù mới ra trường nhưng vẫn hoàn toàn có thể ứng tuyển làm chuyên viên. Ngược lại nếu chưa thật sự vững vàng, bạn có thể tìm việc làm nhân viên trước để tích lũy kinh nghiệm.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường chuẩn nhất 2021
Địa chỉ uy tín để tham khảo các cơ hội việc làm nhân viên và chuyên viên chính là TopCV. TopCV là nền tảng kết nối việc làm hàng đầu Việt Nam. Sử dụng app TopCV bạn sẽ sở hữu ngay CV chuyên nghiệp, độc đáo. Đồng thời các nhà tuyển dụng uy tín sẽ chủ động mời bạn ứng tuyển các công việc hot nhất, tiết kiệm thời gian và an toàn hơn khi đi tìm việc.
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn chuyên viên khác nhân viên như thế nào. Đừng bỏ lỡ các chia sẻ nghề nghiệp khác trên Blog TopCV nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm