
Khi bắt đầu tìm kiếm và đi phỏng vấn cho công việc thực tập, chắc hẳn ứng viên nào cũng đều có chung tâm trạng lo lắng khi đối mặt với nhà tuyển dụng. Những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và có thể tự tin thể hiện hết năng lực của bản thân, từ đó không bỏ lỡ cơ hội công việc quý giá nhé!
Thực tập sinh là gì? Nhiệm vụ của thực tập sinh
Thực tập (internship) là giai đoạn tiếp xúc với thực tế công việc khi chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng, thường dành cho sinh viên năm 3 – năm 4 làm báo cáo thực tập tốt nghiệp hoặc mới ra trường. Thực tập sinh sẽ trải qua quá trình học việc sau đó tiếp nhận những công việc đơn giản đầu tiên để làm quen với thực tế, nhận feedback, đánh giá của người dẫn dắt (quản lý hoặc nhân viên chuyên trách trong bộ phận). Sau khi kết thúc kỳ thực tập (3-6 tháng), thực tập sinh có thể được xem xét tuyển dụng vào vị trí nhân viên chính thức của công ty nếu có kết quả làm việc tốt. Khi kết thúc kỳ thực tập bạn nên viết lời cảm ơn trong báo cáo thực tập tốt nghiệp đối với công ty thực tập.
>>> Tham khảo: Đi thực tập cần chuẩn bị những gì? 10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết
Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh
Khi tuyển dụng thực tập sinh, nhà tuyển dụng không quá đề cao kinh nghiệm làm việc hay hồ sơ bằng thái độ và tiềm năng của ứng viên. Dĩ nhiên nếu bạn có một hồ sơ hay CV long lanh, bạn sẽ dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn có thể nhận được cơ hội công việc bằng thái độ tích cực, ham học hỏi, chân thành và sự chuẩn bị chu đáo trước những câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng

Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh đó là bạn hãy rèn luyện phong thái chuyên nghiệp (trang phục chỉn chu, cách nói năng nhẹ nhàng, điềm tĩnh), giữ cho mình thái độ tự tin và khiêm tốn. Khi trả lời phỏng vấn nên chân thành và đặc biệt không nên rập khuôn những mẫu câu trả lời “sáo rỗng”, bởi nhà tuyển dụng rất dễ để đánh giá xem một thực tập sinh có nói dối hay quá “nổ” về bản thân hay không, Nên nhớ thái độ quan trọng hơn trình độ, đặc biệt khi tuyển dụng vị trí thực tập sinh
>>> Tham khảo: Cách viết email xin thực tập cho các bạn sinh viên chưa từng đi làm
Hướng dẫn trả lời những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay gặp
Những câu hỏi dưới đây là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để hỏi thực tập sinh trong quá trình phỏng vấn cùng hướng trả lời để bạn tham khảo. Chú ý cần dựa trên thực tế bản thân và tính chất công việc để có câu trả lời hợp lý nhất
Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi khá đơn giản, chủ yếu nhằm để kiểm tra xem thực tập sinh có hiểu về công ty và có thực sự mong muốn làm việc hay không. Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu cặn kẽ những thông tin về công ty như: cơ cấu công ty, các dòng sản phẩm, thị trường chính, các kênh phân phối, tệp khách hàng, đối tác chính,… đặc biệt là những thông tin liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nắm được những thông tin này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn góp phần tạo nên sự tự tin và chủ động cho bạn trong suốt buổi phỏng vấn
>>> Tham khảo: 10 câu hỏi thường gặp nhất ở buổi phỏng vấn
Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đọc kỹ lại mô tả công việc và tìm ra những điểm trong mô tả công việc mà bạn cảm thấy phù hợp. Ngoài ra, có thể kết hợp với những hiểu biết của bạn về công ty để nêu lên lý do của bản thân. Điều này sẽ giúp chứng tỏ bạn am hiểu về công ty và có sự tự tin với năng lực của mình. Ví dụ: Công ty hiện đang tập trung cả 2 mảng là marketing truyền thống và marketing online, do đó, em/tôi nhận thấy đây là môi trường phù hợp với định hướng của bản thân cũng như có cơ hội làm việc trên cả 2 lĩnh vực.
>>> Tham khảo: Tiêu chí tuyển sinh viên thực tập công nghệ thông tin tại các tập đoàn lớn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn và dài hạn của bạn là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là câu hỏi được dùng để nhà tuyển dụng đánh giá thực tập sinh có định hướng trong sự nghiệp và nó có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Để trả lời câu hỏi này một cách khéo léo nhất, bạn nên chọn mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn (1-3 năm tới) liên quan đến công việc đang ứng tuyển (ví dụ trở thành kế toán bán hàng chuyên nghiệp). Còn mục tiêu dài hạn (3-5 năm tiếp theo) có thể đưa ra từ 2-3 lựa chọn khác nhau dựa trên mục tiêu ngắn hạn. Cần nhớ rằng bạn không nên đặt ra mục tiêu dài hạn quá sớm hoặc quá “nổ”

>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi viết CV xin việc mà bạn không nên bỏ qua
Hãy phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Nếu bạn còn phân vân Trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thế nào cho “chuẩn”? thì hãy tham khảo một số tips dưới đây nhé
Về điểm mạnh
nên chọn từ 2-3 điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển ví dụ như tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, khả năng xử lý vấn đề hay một số kỹ năng như kỹ năng viết, kỹ năng đàm phán… Mỗi điểm mạnh bạn nên chứng minh thông qua các hoạt động học tập – sinh hoạt, ví dụ thường đảm nhiệm vị trí leader trong nhóm thuyết trình, tham gia sáng tác kịch bản video clip cho bài tập nhóm/ event CLB,…
Về điểm yếu
Nhiều người còn phân vân có nên viết điểm yếu hay điểm yếu nào dễ được nhà tuyển dụng chấp nhận thì câu trả lời đó chính là bạn cần khéo léo trình bày một cách thông minh. Trước hết, bạn nên thẳng thắn thừa nhận điểm yếu nếu nó có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, kèm theo đó là đề xuất cách tự khắc phục, điều này cho thấy bạn đã dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về công việc. Ngoài ra, bạn có thể trả lời về điểm yếu không liên quan đến yêu cầu của công việc hoặc biến điểm yếu thành điểm mạnh. Số lượng điểm yếu mà bạn đề cập chỉ nên từ 2-3, không nên nhiều hơn 3.
Đối với thực tập sinh thì điểm yếu lớn nhất là chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, song bạn có thể liệt kê một số chứng chỉ, khóa học, hay hoạt động tại CLB có liên quan để chứng minh với nhà tuyển dụng bạn thực sự mong muốn phát triển tại lĩnh vực này
>>> Tham khảo: Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV thu hút nhà tuyển dụng
Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Thông thường các công ty đều đã xây dựng rank lương và trợ cấp vị trí thực tập sinh rõ ràng, bạn có thể tham khảo mức lương này dựa trên các post tuyển dụng hoặc trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng. T. Tuy nếu bạn nhận thấy mình có khả năng đáp ứng được hầu hết các mục trong JD thì đừng ngần ngại đề xuất mức lương cao hơn mức offer của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số vị trí thực tập sinh không lương, nếu bạn phân vân về việc có nên thực tập không lương hay không thì có thể cân nhắc tới những yếu tố như: tính chất công việc, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, danh tiếng của công ty, thời gian thực tập,… để lựa chọn nhé!
>>> Xem thêm: 5 mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập dành cho sinh viên
Tìm việc làm thực tập sinh ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tin tuyển dụng thực tập sinh tất cả các ngành nghề tại 64 tỉnh thành trên cả nước trên TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Không chỉ cập nhật nhanh chóng những vị trí internship tại những doanh nghiệp lớn mà TopCV còn là nơi giúp bạn hoàn thiện mẫu CV chuyên nghiệp, giúp bạn tự tin khi apply làm thực tập sinh
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu về bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay gặp và cách trả lời “ghi điểm”, bạn đã có thêm kinh nghiệm khi đi phỏng vấn. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí công việc thực tập sinh hấp dẫn nhất nhé!