Marketing thời gian gần đây là một trong những ngành nghề cực hot, đặc biệt với các bạn trẻ. So với việc làm content, design hay account, trade marketing vẫn còn tương đối mới mẻ với nhiều người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trade marketing là gì và công việc của người làm công việc này ra sao nhé.
Trade Marketing là gì?
Trade marketing hay còn gọi là tiếp thị thương mại. Đây là chuỗi các hoạt động nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược ngành hàng. Trade marketing cũng chính là tiếp thị tại điểm bán, qua đó tối ưu hóa trải nghiệm cho người mua và các nhà bán lẻ (buyer và retailer). Từ hoạt động trade marketing doanh nghiệp sẽ có cơ hội đạt lợi nhuận cao hơn, đẩy doanh số cho doanh nghiệp và chính khách hàng.
Trade marketing là bộ phận trung gian giữa team sales và team marketing. Thông thường, ta chỉ thấy các marketing strategy sẽ nhắm tới khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ khác nhau như truyền thông. Còn trade marketing sẽ có mục tiêu là người tiêu dùng và điểm bán hàng là trung tâm.
>>> Xem thêm: Ngành quản trị Marketing trong tương lai có cơ hội và mức lương ra sao?
Công việc trade marketing là làm gì?
Sau khi hiểu tiếp thị thương mại là gì, hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về công việc của những người làm nghề này.
Phát triển và xây dựng hệ thống phân phối
Phát triển và xây dựng hệ thống phân phối hay còn gọi là Customer development bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau với mục tiêu chính là khách hàng. Cụ thể:
- Mở rộng mạng lưới phân phối của công ty ở nhiều khu vực địa lý khác nhau (nông thôn, thành thị, nước ngoài…); mở rộng các hình thức bán hàng như từ truyền thống sang bán hàng online…
- Giảm giá niêm yết cho các nhà phân phối để họ mua hàng nhiều hơn và phân phối lại sản phẩm. Hình thức này gọi là chiết khấu thương mại mà người cuối cùng hưởng lợi chính là người mua hàng.
- Xây dựng các chính sách khuyến mãi, giảm giá thu hút khách hàng tiềm năng, biến khách hàng hiện tại thành khách hàng trung thành
- Tạo các sự kiện để tri ân, vun đắp các mối quan hệ đối tác,…
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về 4P Marketing và những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix
Phát triển ngành hàng
Category Development hay chính là phát triển ngành hàng. Kế hoạch tiếp thị thương mại này là những chiến lược giúp tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu tại điểm bán. Mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng mua hàng thông qua một vài hình thức kích thích tiêu dùng. Ví dụ như làm bạn tò mò và muốn dùng thử sản phẩm A. Sau đó nhãn hàng sẽ khiến bạn muốn mua các sản phẩm B, C, D liên quan đến sản phẩm A. Các chiến lược phát triển ngành hàng gồm:
- Chiến lược bao phủ và thâm nhập
- Chiến lược danh mục sản phẩm
- Chiến lược bao bì kích cỡ
- Chiến lược giá
Kích thích mua hàng tại các điểm bán lẻ
Shopper Engagement – yếu tố “yêu và hiểu” người mua hàng. Chiến lược trade marketing này tạo trải nghiệm và tương tác nhiều hơn với người tiêu dùng. Cụ thể là tác động vào quyết định mua sắm của họ. Một số hoạt động thường gặp như:
- Tặng quà khuyến mãi
- Trưng bày các sản phẩm mới tạo nơi nổi bật, thu hút sự chú ý
- Trưng bày trên các biển hiệu quảng cáo, đồng phục của nhân viên,…
- Các hoạt động hoạt náo lôi kéo sự chú ý của khách mua hàng
>>> Có thể bạn quan tâm: Marketing là gì? Ngành Marketing có dễ xin việc không?
Tương tác với sale để thúc đẩy bán hàng
- Xác định các mục tiêu về doanh số cho từng sản phẩm và ngành hàng cụ thể để team Sales có thể lập kế hoạch và chiến lược phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động kích thích tinh thần và động lực làm việc cho team Sales.
- Các cuộc thi kích thích đội ngũ Sales làm việc sáng tạo, đóng góp các ý tưởng về hoạt động tại điểm bán.
Những yếu tố cần có của một người làm trade marketing là gì?
Trade marketer yêu cầu những kỹ năng và tố chất quan trọng. Dưới đây là chi tiết về các yếu tố đó dành cho bạn tham khảo.
Khả năng phân tích số liệu
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhân viên tiếp thị thương mại cần biết cách nghiên cứu và phân tích thị trường. Công việc này dựa trên dữ liệu có sẵn hoặc khảo sát hoặc phỏng vấn. Nhà tiếp thị thương mại sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng mục tiêu bằng cách điền vào các cuộc khảo sát hoặc sự kiện, trưng bày, tiếp thị trực tiếp, v.v. để công việc trở nên dễ dàng hơn và giành chiến thắng tại điểm bán hàng.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng của các nhà tiếp thị thương mại. Thứ nhất, kỹ năng này thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ hai kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ tạo ra tiếng vang và nâng cao thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó, khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và khả năng quyết định mua lớn hơn.
Nhạy cảm về kinh doanh
Nhạy cảm kinh doanh nghĩa là việc thấu hiểu và nắm bắt được tâm lý người mua hàng. Họ thích gì, họ chú ý đến cái gì… Điển hình như việc sắp xếp hàng hóa trong siêu thị cũng là một nghệ thuật. Trưng bày sản phẩm sao cho thu hút được khách hàng và khiến họ mua hàng nhiều hơn. Đây là điều phải có sự nhạy bén và nghiên cứu mới có thể làm được.
Làm việc nhóm và dẫn dắt đội nhóm
Sẽ có rất nhiều các hoạt động mà một trade marketer phải đảm đương. Hơn nữa lại phải thường xuyên làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau. Khi thì ở văn phòng, khi ở điểm bán, event,… Để hoạt động hiệu quả nhất với nhiều người và nhiều bộ phận ở các nơi khác nhau đòi hỏi trade marketer có kỹ năng teamwork tốt.
Hướng dẫn tìm việc làm trade marketing hot nhất hiện nay
Hiện nay rất nhiều nguồn tìm việc làm marketing. Đây cũng là ngành nghề hot nên khi tìm kiếm các ứng viên cần phải chú ý lựa chọn nguồn tin cậy, tránh lừa đảo. Các hội nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Zalo có rất nhiều tin tuyển dụng marketing. Tuy nhiên phương án hoàn hảo hơn cho bạn chính là lên website của TopCV. Đây là nền tảng số cung cấp việc làm nói chung là việc làm trade marketing nói riêng uy tín. TopCV không những giúp bạn tìm được việc làm từ công ty lớn, hấp dẫn mà còn hỗ trợ làm CV, tạo cover letter chuyên nghiệp.
Với các thông tin cơ bản về trade marketing là gì, Blog TopCV mong rằng bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn về nơi bạn muốn đến!
Nguồn ảnh: Sưu tầm