Tìm hiểu về 4P Marketing và những yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix

4P Marketing

Khái niệm 4P Marketing là một trong những lý thuyết Marketing căn bản nhất mà bất cứ một marketer nào cũng phải nắm vững. Hãy cùng Blog Top CV tìm hiểu chi tiết Marketing Mix 4P là gì và những yếu tố làm nên một chiến lược Marketing Mix thành công nhé!

4P trong Marketing là gì?

Marketing Mix, hay 4P Marketing là một khái niệm trong Marketing, khái quát 4 yếu tố căn bản cho chiến lược marketing của một doanh nghiệp. Đó là 4 yếu tố: Product, Price, Place và Promotion

  • Product (Sản phẩm): Là sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, đó có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ (sản phẩm vô hình). Chiến lược về sản phẩm là cốt lõi quan trọng của mọi chiến lược marketing.
  • Price (Giá cả): Giá cả của sản phẩm không chỉ liên quan tới tài chính, kế toán mà việc định giá sản phẩm cũng là một yếu tố có liên quan mật thiết tới chiến lược marketing. 
  • Place (Địa điểm): Địa điểm, hay kênh phân phối của sản phẩm thể hiện khả năng và cách thức tiếp cận sản phẩm của khách hàng
  • Promotion (Quảng cáo, Tiếp thị): Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm giúp tăng độ nhận diện, hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, xây dựng ấn tượng về sản phẩm trong tâm trí khách hàng, khiến khách hàng đi tới quyết định mua hàng
4P Marketing
4P Marketing là gì? Thế nào là chiến lược 4P trong Marketing?

>>> Tham khảo: Marketing là gì? Tất tần tật về ngành Marketing

Những yếu tố quyết định tới chiến lược 4P Marketing

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới một chiến lược Marketing Mix, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp

Những yếu tố nội bộ ảnh hưởng tới chiến dịch marketing mix bao gồm: sản phẩm/dịch vụ của công ty, các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm, dịch vụ, nguồn lực (tài chính, nhân sự,…) và cuối cùng là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố ngoại cảnh tác động tới doanh nghiệp

Những yếu tố bên ngoài tác động tới chiến lược marketing mix bao gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường mục tiêu, của ngành nghề, lĩnh vực; hiệu quả của kênh phân phối, hành vi mua của người tiêu dùng, các chính sách của Nhà nước liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh,…

>>> Tham khảo: Ngành Marketing học trường nào? Phẩm chất của người Marketing giỏi

Làm thế nào để xây dựng chiến lược 4P Marketing? 

Dưới đây là 4 bước xây dựng chiến lược 4P trong Marketing cho doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề cũng như đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà kế hoạch marketing cụ thể sẽ có một số khác biệt so với chiến lược chung

Phân tích, cân đối nguồn lực của doanh nghiệp

Trước khi xây dựng chiến lược marketing, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức cùng với nguồn lực vật chất, tiềm lực tài chính,… của mình. Đây là một khâu quan trọng, làm tiền đề cho những bước tiếp theo trong chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược marketing mix nói chung 

4P marketing
Marketing mix 4P là gì?

Xác định lợi thế cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh

Từ nguồn lực của doanh nghiệp, cần xác định được lợi thế cạnh tranh riêng biệt, đặc biệt khi so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc. Đây sẽ là yếu tố căn bản để doanh nghiệp xác định chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing phù hợp.

>>> Tham khảo: Lợi thế cạnh tranh – Yếu tố tạo sức mạnh bền vững cho doanh nghiệp

Xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp

Trước khi xây dựng chiến lược marketing, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu kinh doanh một cách chính xác. Mục tiêu kinh doanh sẽ là kim chỉ nam cho chiến lược marketing đúng đắn, phù hợp, thúc đẩy sự thành công chung của chiến lược.

4P marketing
Chiến lược 4P trong Marketing

Chiến lược đúng đắn cho từng chữ P

  • Hệ thống sản phẩm, dịch vụ chất lượng: Sản phẩm là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Chiến lược định giá đúng đắn: Dựa trên mục tiêu kinh doanh, nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, định vị,…, doanh nghiệp cần xác định được mức giá phù hợp, có chiến lược giá đúng đắn theo từng giai đoạn, vòng đời sản phẩm, chương trình khuyến mại,… 
  • Xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp: Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cần hệ thống kênh phân phối tiếp cận khách hàng khác nhau, ví dụ ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm cần có chiến lược kênh phân phối phủ rộng tại các siêu thị, tiệm tạp hóa,…
  • Chiến lược tiếp thị đúng đắn: Chiến lược tiếp thị phải bám sát mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing, phù hợp với phân khúc khách hàng, đánh trúng insight khách hàng mới có thể tiếp cận được khách hàng và khiến khách hàng đi tới quyết định mua hàng cuối cùng.

>>> Tham khảo: Tháp nhu cầu Maslow là gì và ứng dụng trong nghiên cứu insight khách hàng

  • Đảm bảo sự hài hòa của 4 chữ P: Mỗi chiến lược cho từng chữ P phải được cân đối trong tổng thể chiến lược marketing mix, nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài hòa của chiến dịch

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu về 4P Marketing, bạn đã có thêm kiến thức về lĩnh vực Marketing và truyền thông thương hiệu. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những việc làm marketing hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm