Staff là gì? Staff là nghề gì? Các vị trí Staff phổ biến

staff là gì
staff là gì

Mặc dù Staff là một thuật ngữ khá phổ biến nhưng thực tế vẫn nhiều bạn chưa hiểu rõ Staff là gì? Thậm chí còn nhầm lẫn trong việc phân biệt khái niệm này với những tên gọi khác. Bài viết dưới đây Blog.TopCV sẽ cung cấp giúp bạn những thông tin để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Staff là gì? Staff là nghề gì?

Staff không phải là một từ để chỉ đích danh nghề nghiệp. Vậy Staff là gì? Thực tế Staff là một danh từ trong tiếng Anh để chỉ một chức vụ: nhân viên, cán bộ,…. Thời gian đầu, danh từ Staff thường được bắt gặp trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn với những chức vụ như: Reception Staff (nhân viên lễ tân), Cashier Staff (nhân viên thu ngân tại bộ phận lễ tân), Event Staff (nhân viên tổ chức sự kiện), Cooking Staff (nhân viên bếp),…

Staff là gì
Staff là gì?

Sau đó, Staff ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn để chỉ những vị trí trong đa dạng các ngành nghề. Thực tế, Staff vẫn được sử dụng với tên và nghĩa gốc thay vì dịch ra tiếng Việt.

Nhiều người thắc mắc Staff là gì trong công ty? Tên gọi này cũng tương tự như cách gọi vị trí công việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Khi đó, Staff vẫn hàm nghĩa là nhân viên, người lao động trong công ty, doanh nghiệp. Staff được ghép với những vị trí khác để tạo thành một chức vụ cụ thể. 

>>> Xem thêm: Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Cơ hội công việc ngành này ra sao?

Những vị trí Staff trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn

Sau khi tìm hiểu Staff nghĩa là gì, các bạn có thể thấy Staff chủ yếu gắn liền với dịch vụ nhà hàng-khách sạn. Trong lĩnh vực này, các bạn sẽ bắt gặp tên gọi các vị trí Staff phổ biến các bộ phận. Cụ thể là:

Bộ phận tiền sảnh

Reception Staff  (nhân viên lễ tân): Reception Staff là vị trí nhân viên làm việc tại khu vực tiền sảnh. Việc làm chính của Reception Staff là đón khách và làm các thủ tục check in/check out. Đồng thời, hướng dẫn khách du lịch lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm của khách sạn. Reception Staff cũng là bộ phận sẽ trực tiếp tiếp nhận, phản hồi những thắc mắc, ý kiến của khách hàng, xử lý các vấn đề trong phạm vi quyền hạn

Reception Staff tại các khách sạn
Reception Staff tại các khách sạn 

Cashier Staff (nhân viên thu ngân): Cashier Staff làm việc tại quầy lễ tân. Cashier Staff sẽ chịu trách nhiệm thu tiền dịch vụ khách hàng thực hiện, xử lý dịch vụ đổi tiền,….

Reservation Staff (nhân viên đặt phòng): Reservation Staff chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, yêu cầu đặt phòng của khách hàng. Đồng thời, xử lý các vấn đề liên quan tới việc xác nhận, đổi phòng, cập nhật tình trạng đặt phòng của khách vào hệ thống quản lý của nhà hàng-khách sạn. 

>>> Xem thêm: Checkout là gì? Tìm hiểu về checkin – checkout trong quản trị khách sạn

Bộ phận buồng phòng

Housekeeping Staff (nhân viên buồng phòng): Housekeeping Staff chịu trách nhiệm vệ sinh phòng khách sạn cũng như các khu vực văn phòng, tiền sảnh…. của khách sạn. Nhiệm vụ Housekeeping Staff phải kiểm tra phòng trước khi có khách mới tới luôn đảm bảo phòng đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 

Nhân viên buồng phòng khách sạn (Housekeeping Staff )
Nhân viên buồng phòng khách sạn (Housekeeping Staff )

Laundry Staff (nhân viên giặt là): Laundry Staff tiếp nhận các loại đồ dùng mà khách hàng yêu cầu giặt là: rèm cửa, thảm, khăn tắm, chăn,……

Bộ phận kinh doanh

Marketing Staff (nhân viên Marketing): Marketing Staff chịu trách nhiệm chính xây dựng, phân tích, nghiên cứu thị trường để nhận diện thương hiệu. Marketing Staff sẽ đảm bảo việc triển khai các chương trình để thu hút du khách tới nhà hàng, khách sạn,….

Marketing Staff đưa dịch vụ tới với nhiều khách hàng
Marketing Staff đưa dịch vụ tới với nhiều khách hàng

Purchasing Staff (nhân viên thu mua): Purchasing Staff  thu mua hàng hóa của nhà hàng với mức giá cạnh tranh. Qua đó, phục vụ cho công tác cung ứng sản phẩm đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

Sales Staff (nhân viên Sales): Sales Staff hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ của nhà hàng-khách sạn đến với nhiều khách hàng nhất có thể. 

Bộ phận ẩm thực

Waiter/Waitress Staff (Nam/nữ nhân viên phục vụ): Waiter/Waitress Staff là những người sẽ trực tiếp phục vụ khách hàng, mang tới những dịch vụ tối ưu nhất. Waiter/Waitress Staff sẽ giới thiệu các món ăn, đồ uống trong thực đơn cho khách hàng, hỗ trợ phục vụ trong quá trình ăn uống khi có yêu cầu. 

Nhân viên phục vụ bàn ở các nhà hàng Waiter Staff
Nhân viên phục vụ bàn ở các nhà hàng Waiter Staff 

Banqueting Staff (Nhân viên tiệc): Banqueting Staff bao gồm nhiều vị trí như: Quản lý bộ phận Banquet, trưởng nhóm nhân viên phục vụ tiệc, nhân viên pha chế tại bữa tiệc. Các vị trí này chủ yếu hoạt động trong bữa tiệc, phục vụ cho các thực khách. 

>>> Xem thêm: Marketing khách sạn là gì? Tất tần tật những gì bạn cần biết

Các vị trí Staff phổ biến

Staff bao hàm ý nghĩa rộng, được sử dụng trong nhiều vị trí công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, bên cạnh lĩnh vực nhà hàng-khách sạn, các bạn còn có thể nhận thấy tên gọi Staff trong các lĩnh vực như:

 Staff Idol là thuật ngữ rất phổ biến trong giới giải trí
 Staff Idol là thuật ngữ rất phổ biến trong giới giải trí

Vị trí Staff trong lĩnh vực vận hành: Vận hành là lĩnh vực sử dụng Staff để chỉ cho chức danh của các nhân viên. Theo đó, chủ yếu được biết đến là: Operation Staff. Đây là các nhân viên hiện trường, giao nhận. Nhiệm vụ chính là tiếp nhận, xử lý chứng từ, thủ tục có liên quan tới xuất nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa được lưu thông nhanh chóng. 

Vị trí Staff trong lĩnh vực marketing: Danh từ Staff được biết đến trong các bộ phận như: Marketing Staff, Telesale Staff,…. Nhân viên sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau nhưng đều phục vụ mục tiêu chung là mang sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp tới khách hàng nhiều hơn. 

>>> Xem thêm: Mức lương ngành digital marketing có cao không và cơ hội thăng tiến

Vị trí Staff trong lĩnh vực kinh doanh thương mại: Staff trong lĩnh vực này được sử dụng nhiều với cụm từ Business Staff (nhân viên kinh doanh). Business Staff sẽ đảm nhận nhiệm vụ là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Business Staff sẽ trực tiếp tiếp cận, thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành người sử dụng dịch vụ, sản phẩm đó. 

Vị trí Staff trong lĩnh vực giải trí: cụm từ Staff thường xuất hiện trong cụm Staff Idol (trợ lý). Staff Idol có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc,… cho KOLS người nổi tiếng trong quá trình di chuyển, ghi hình,….

Hy vọng những thông tin Staff là gì mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vị trí liên quan. Đối với các vị trí Staff , sau một thời gian làm nghề, có nhiều kinh nghiệm các bạn hoàn toàn có cơ hội để phát triển nghề nghiệp và vươn lên các vị trí cao hơn, với nhiều cơ hội rộng mở. 

Nếu yêu thích và cảm thấy bản thân phù hợp với vị trí công việc Staff nào các bạn có thể tham khảo việc làm hấp dẫn tại TopCV. Tại đây, có rất nhiều thông tin tuyển dụng Staff nói riêng và đa dạng các vị trí khác thuộc mọi lĩnh vực được cập nhật mỗi ngày để các ứng viên tham khảo. TopCV cũng có sẵn các mẫu CV thiết kế chuyên nghiệp người lao động có thể lựa chọn để ‘xuất hiện’ trước đơn vị tuyển dụng một cách ấn tượng nhất. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm