Quản lý tín dụng là gì? Chuyên viên quản lý tín dụng giỏi cần những kỹ năng gì?

quản lý tín dụng là gì

Ngân hàng luôn là một trong những ngành có mức đãi ngộ cao, phúc lợi tốt cùng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút nhiều ứng viên. Trong ngân hàng có rất nhiều vị trí khác nhau. Vậy nhân viên quản lý tín dụng là gì và làm thế nào để ứng tuyển vị trí quản lý tín dụng thành công?

Quản lý tín dụng là gì?

Quản lý tín dụng là công việc kiểm soát, thẩm tra, rà soát các bộ hồ sơ tín dụng (hồ sơ vay vốn tại ngân hàng), giúp khách hàng có đủ điều kiện giải ngân. Sau khi được giải ngân, người làm công việc quản lý tín dụng cũng phải quản lý hồ sơ của khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong suốt thời gian vay và trả nợ. 

quản lý tín dụng là gì
Quản lý tín dụng là gì?

Công việc cụ thể của một chuyên viên quản lý tín dụng là gì?

Bản mô tả công việc quản lý tín dụng dưới đây sẽ giúp bạn có được hình dung rõ nét hơn về chuyên môn và nghiệp vụ của chuyên viên quản lý tín dụng trong các ngân hàng

Nghiệp vụ triển khai cấp phát và quản lý tín dụng

  • Tiếp nhận và thẩm tra tất cả các giấy tờ bản chính liên quan đến quyền sở hữu tài sản bảo đảm; bàn giao và bảo quản giấy tờ theo quy trình của ngân hàng
  • Theo dõi việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh của chuyên viên quan hệ khách hàng; hướng dẫn chuyên viên QHKH bổ sung giấy tờ, hoàn thiện các nội dung chưa đúng quy định nhằm đảm bảo tính chính xác của hồ sơ
  • Phối hợp với các bộ phận khác kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng
  • Tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra thủ tục giải ngân, xử lý chứng từ sử dụng vốn, xem xét phương án vay vốn mở hợp đồng, xử lý giao dịch giải ngân theo quy trình
  • Cập nhật hạn mức cho vay, hạn mức tín dụng, hạn mức bảo lãnh, phát hành L/C trả ngay, L/C chậm,..; điều chỉnh lãi suất tiền vay theo quy định
  • Kiểm soát tình hình dư nợ, đối chiếu dư nợ cùng các bộ phận có liên quan trước khi giải chấp; hoàn trả bản chính các giấy tờ quyền sở hữu tài sản bảo đảm khi tất toán

>>> Tham khảo: Công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân gồm những gì?

Nghiệp vụ quản lý nợ

  • Quản lý dư nợ và quản lý bảo lãnh dựa trên danh mục lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng
  • Lập và quản lý danh sách khách hàng đến hạn. quá hạn trả lãi để tiến hành thu hồi nợ
  • Theo dõi diễn biến thu hồi nợ, kiểm soát tình trạng nợ, tỷ lệ nợ xấu
  • Tham gia cùng các bộ phận khác đối chiếu dư nợ cho vay và tài sản đảm bảo,.
  • Lập kế hoạch xử lý nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro

Những kỹ năng cần thiết của một chuyên viên quản lý tín dụng

Để trở thành một chuyên viên quản lý tín dụng không dễ, bởi đây là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất trong các ngân hàng, đòi hỏi ứng viên cần sở hữu kinh nghiệm và những kỹ năng nhất định.

Không ngại rủi ro

Trong lĩnh vực tín dụng, rủi ro cao là điều không thể tránh khỏi. Bất cứ một hồ sơ vay vốn, một khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp nào đều có xác suất gặp phải rủi ro. Công việc của một chuyên viên quản lý tín dụng chỉ nhằm thẩm định, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro tín dụng, đồng thời đảm bảo định mức giải ngân hợp lý. 

Nắm chắc nghiệp vụ tín dụng

Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng, người làm tín dụng ngoài việc có tâm lý vững vàng, tự tin còn cần nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng như: thẩm định và xử lý hồ sơ, giải ngân, theo dõi đánh giá quá trình sử dụng vốn đúng quy trình; từ đó kịp thời xử lý sự cố, thu hồi nợ, giảm thiểu nợ khó đòi,… 

Cơ hội nghề nghiệp quản lý tín dụng hiện nay ra sao?

Tín dụng luôn là một trong những mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn, là mục tiêu kinh doanh trọng tâm của các ngân hàng. Do đó, cơ hội làm việc trong lĩnh vực tín dụng luôn rộng mở với các ứng viên. Mức thu nhập của nhân viên tín dụng khá cao với lương cững từ 7.000.000 đồng cho tới 12.000.000 đồng/tháng cùng lương KPI (từ 5.000.000 đồng cho tới hàng chục triệu đồng/tháng), chưa kể những phúc lợi khác của ngân hàng như thưởng Tết, thưởng quý, thưởng tháng, trợ cấp công việc,… (có thể lên tới 3-6 tháng lương/năm)

Cơ hội nghề nghiệp quản lý tín dụng hiện nay ra sao
Cơ hội nghề nghiệp quản lý tín dụng hiện nay ra sao?

Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí công việc chuyên viên quản lý tín dụng

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phỏng vấn thành công vị trí chuyên viên quản lý tín dụng tại ngân hàng

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc

Vị trí quản lý tín dụng đòi hỏi trình độ kiến thức chuyên môn vững vàng, do đó, khi đi phỏng vấn cho vị trí này, bạn cần ôn tập và chuẩn bị cho những câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Nếu như đã có kinh nghiệm làm việc, cần khéo léo trình bày những kinh nghiệm, chứng minh thành tích để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và từ đó tăng cơ hội trúng

>>> Tham khảo: Trọn bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng

Phong thái chuyên nghiệp

Vị trí chuyên viên quản lý tín dụng nói riêng hay bất cứ vị trí ngân hàng nào cũng đòi hỏi ứng viên có phong thái chuyên nghiệp, đặc biệt tại những vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng lớn. Bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp (áo sơ mi trắng cùng quần âu/chân váy công sở kèm áo vest hoặc blazer, đi giày da), tóc tai gọn gàng, chỉn chu,… Bên cạnh đó, cách trả lời phỏng vấn nhẹ nhàng, luôn mỉm cười… sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm ứng tuyển tại các ngân hàng lớn:

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu chi tiết chuyên viên quản lý tín dụng là gì, bạn đã có thêm kiến thức về công việc trong ngành Ngân hàng. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm