Nếu là dân công nghệ, chắc chắn các bạn đã từng nghe tới thuật ngữ Product Owner. Đây là tên gọi cho một vị trí quan trọng trong ngành công nghệ với nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ Product Owner là gì? Kỹ năng cần thiết của một Product Owner. Hãy cùng Blog.TopCV khám phá cụ thể ngay nhé!
Tìm hiểu Product Owner là gì?
Tìm hiểu và làm quen với ngành công nghệ chắc chắn các bạn sẽ được tìm hiểu về thuật ngữ các vị trí trong ngành. Product Owner là gì? Product Owner còn được gọi tắt là PO. Đây là người sở hữu sản phẩm. Họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình các user sử dụng sản phẩm. Thông qua đó vận hành, cải tiến để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Trong Scrum (quy trình phát triển phần mềm), Product Owner là một thành viên giữ vị trí quan trọng nhất. Vai trò của Product Owner là chủ sở hữu nên có quyền đưa ra mọi quyết định về thứ tự, mức độ ưu tiên,…Nhiệm vụ chính là tối ưu hóa giá trị sản phẩm thông qua việc tận dụng khả năng sản xuất của nhà phát triển (Scrum Team). Trong một dự án phần mềm, Product Owner sẽ là người đại diện cho nhóm Scrum để đứng giữa doanh nghiệp, khách hàng và user để hoàn thành vị trí cầu nối.
>>> Xem thêm: Product Manager là gì? Product Manager có giống với Project Manager?
Công việc của Product Owner là làm những gì?
Product Owner có vai trò đặc biệt quan trọng trong các dự án với nhiệm vụ là làm việc với các bên liên quan như: khách hàng, chủ doanh nghiệp, bộ phận phát triển,…. Qua đó, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được tối ưu nhu cầu. Đồng thời, tạo ra được giá trị cho công ty. Những công việc của Product Owner là gì?
- Phân tích, tìm kiếm và định hướng phát triển sản phẩm.
- Quản lý product Backlog (hạng mục tính năng sản phẩm)
- Xác định thứ tự ưu tiên từng hạng mục, việc làm cần phải hoàn thành theo đúng yêu cầu.
- giám sát và thực hiện đánh giá từng giai đoạn phát triển của các sản phẩm.
- Dự đoán, nắm bắt các nhu cầu của khách hàng.
- Thực hiện nhiệm vụ “cầu nối” giữa các bên liên quan.
- Tham gia các cuộc họp của Scrum Team (nhóm phát triển).
>>> Xem thêm: CEO là gì? Chân dung chi tiết về Giám đốc điều hành
Phân biệt Product Owner và Product Manager
Trong lĩnh vực công nghệ có hai tên gọi dùng để chỉ hai vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về vai trò của hai chức danh này. Thực tế Product Owner và Product Manager là hai vị trí khác nhau trong quy trình phát triển phần mềm. Cụ thể là:
- Product Owner thường là người phụ trách giải quyết các vấn đề xảy ra khi User sử dụng sản phẩm. Trong trường hợp còn xuất hiện hạn chế sẽ tiến hành cải tiến, nâng cấp giúp sản phẩm đạt được chỉ số KPI mà doanh nghiệp đã đặt ra trước đó.
- Product Manager là vị trí cao hơn. Họ là những người giải quyết những vấn đề lớn hơn, có liên quan tới chiến lược lâu dài của sản phẩm như: làm product roadmap, định vị sản phẩm, tầm nhìn trong thị trường,…
>>> Xem thêm: Creative Director là gì? Bộ câu hỏi phỏng vấn Creative Director
5 kỹ năng của Product Owner
Thông qua việc tìm hiểu Product Owner là gì, các bạn có thể nhận thấy đây là một vị trí không hề dễ dàng. Ngoài việc trang bị kiến thức, các ứng viên phải hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một Product Owner giỏi, xứng đáng với mức lương Product Owner hấp dẫn. 5 kỹ năng quan trọng nhất các bạn cần phải có đó là:
Kỹ năng nắm bắt diễn biến thị trường nhạy bén
Có sự hiểu biết kỹ lưỡng về sản phẩm, kỹ năng nắm bắt thị trường cung ứng là yếu tố tiên quyết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một Product Owner giỏi. Đây sẽ là những yếu tố giúp cho công việc của Product Owner dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều.
Khi hiểu rõ thị trường, PO có thể định hướng được sản phẩm, cũng như lên kế hoạch một cách chính xác. Qua đó, các sản phẩm cũng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn hết là có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình ứng dụng.
Kỹ năng giao tiếp
Yêu cầu công việc của PO cần thường xuyên trao đổi, cộng tác với các thành viên trong Scrum Team cũng như khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng trình bày, thương lượng,… là đặc biệt quan trọng.
Khả năng giao tiếp tốt chính là lợi thế giúp công việc thuận lợi, tạo được sự kết nối giữa các bên. Nếu như kỹ năng này còn hạn chế các bạn cần hết sức lưu ý rèn luyện, trau dồi, thực hành thường xuyên để có được những kết quả công việc tốt nhất.
>>> Xem thêm: Kỹ năng đàm phán là gì? Bật mí cách phát triển kỹ năng đàm phán
Kỹ năng quản lý công việc
Khối lượng đầu việc của một PO là khá lớn. Vì thế, kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc là đặc biệt quan trọng. Các ứng viên khi làm việc tại vị trí này cần biết sắp xếp công việc sao cho có thể hoàn thành hết công việc đúng thời hạn.
Để thực hiện được điều này, các bạn nên biết sắp đặt công việc theo vị trí ưu tiên. Những đầu việc quan trọng, khẩn cấp nên hoàn thành sớm. Sau đó, hoàn thành công việc còn lại trong thời gian dự định. Lên kế hoạch, thời gian biểu công việc là lựa chọn hoàn hảo để bạn luôn có được năng lượng để thực hiện được tất cả những việc cần làm của một product owner.
>>> Tham khảo: Kỹ năng chuyên môn là gì? Yêu cầu về chuyên môn trong một số ngành
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Product Owner đóng vai trò chủ chốt trong Scrum. Vì thế kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, do phải làm việc với nhiều bên nên họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình thực hiện tối ưu hóa sản phẩm.
Product Owner cần có sự quyết đoán, dứt khoát và kiên định trong việc giải quyết các vấn đề. Một Product Owner giỏi phải là người biết lắng nghe, đặt mình vào vai trò của từng vị trí, kết hợp với kinh nghiệm nghề nghiệp để đưa ra quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Kỹ năng nghiên cứu, xác định hành vi người dùng
Nghiên cứu hành vi người dùng là kỹ năng của Product Owner cần phải sở hữu. Các sản phẩm công nghệ chủ yếu hướng thị hiếu người dùng. Nếu bạn nắm bắt nhanh nhạy, chính xác, đón đầu được xu hướng thì chắc chắn cơ hội phát triển sản phẩm, tăng doanh thu là rất lớn. Hơn nữa, việc nghiên cứu và xác định chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro khi ra mắt sản phẩm.
>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội
Cơ hội phát triển của Product Owner
Vị trí Product Owner ngày càng được đánh giá cao và là mục tiêu của nhiều người bởi sự tiềm năng của nghề nghiệp này. Với PO bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến tới những vị trí cao hơn với lộ trình rõ ràng. Một số công việc bạn có thể đảm nhiệm như:
Business Analyst – Nhà phân tích kinh doanh
Product Owner hoàn toàn có đầy đủ năng lực phù hợp để trở thành nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst). Do đặc tính công việc thường xuyên xử lý công việc từ bộ phận kinh doanh, khách hàng nên bạn sẽ tích lũy và nâng cao kinh nghiệm của mình. Những kiến thức này là vô cùng hữu ích giúp bạn có thể xử lý các vấn đề kinh doanh một cách hiệu quả. Đây sẽ là một vị trí mà các PO có thể đạt được.
Project Manager – Người quản lý dự án
Project Manager (PM) là vị trí mà bạn có thể thăng tiến sau khi đã dày dặn kinh nghiệm của một PO. Khi trở thành người quản lý dự án bạn sẽ tham gia đảm nhận công việc lên kế hoạch, quản lý dự án. Ở vị trí này, bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi thêm kiến thức mới và có được một mức lương xứng đáng.
>>> Xem thêm: Product Manager là gì? Product Manager có giống với Project Manager?
Product Manager – Quản lý sản phẩm
Một hướng đi khác mà bạn có thể lựa chọn đó là Product Manager. Ở vị trí này các bạn cần cần tập trung vào yêu cầu của từng sản phẩm. Qua đó, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đó trở thành sự lựa chọn phổ biến trên thị trường. Bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ những doanh nghiệp lớn và con đường sự nghiệp thăng tiến.
CEO – Giám đốc điều hành
Product Manager có cơ hội để trở thành một giám đốc điều hành (CEO). Tuy nhiên, để vươn tới vị trí này các bạn cần đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, sự kiên trì, nỗ lực và một thời gian dài phát triển trong nghề.
Đảm nhận vị trí CEO ngoài việc phát triển sản phẩm, các bạn cần phải biết cách quản lý nhân lực, thu hút khách hàng,… Chính vì vậy, người ở vị trí này là người có kiến thức, tầm cao để quản lý toàn bộ công ty vươn tới thành công.
>>> Xem thêm: COO là gì và chức vụ có cao hơn CEO không?
Tìm việc làm Product Owner ở đâu?
Product Owner là một khá lạ lẫm tại Việt Nam nhưng lại chiếm vị trí khá quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, thời đại 4.0 khi dây chuyền hoạt động của các doanh nghiệp đều chuyển sang hình thức online thì PO càng thể hiện được tầm quan trọng của mình. Hiện nay, Product Owner có nhiều kinh nghiệm đang được các PO “săn đón”. Chính vì vậy, cơ hội việc làm việc cho vị trí này là rất lớn.
Để tìm việc Product Owner các bạn có thể tham khảo thông tin từ các trang tuyển dụng uy tín như: TopCV. Tại đây, tin tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày đến từ những công ty, doanh nghiệp uy tín trong cả nước. Tùy theo nhu cầu của mình, ứng viên có thể tham khảo và lựa chọn một địa chỉ phù hợp nhất.
Ngoài ra, người lao động muốn ứng tuyển vào vị trí Product Owner cũng có thể tìm kiếm tin tuyển dụng trực tiếp tại Website, Fanpage của những doanh nghiệp mình yêu thích. Nguồn thông tin chính thống của các đơn vị sẽ được cập nhật rõ ràng giúp ứng viên cập nhất nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về Product Owner là gì. Đây là vị trí hấp dẫn với nguồn thu nhập khủng mà bao người mơ ước. Nếu có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng tốt đừng bỏ lỡ cơ hội công việc này nhé!
TopCV tự hào là người đồng hành của người lao động trong hành trình tìm kiếm việc làm. Với nguồn thông tin tuyển dụng uy tín đến từ những công ty, doanh nghiệp TopCV sẽ giúp người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp thuộc mọi lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, trang tuyển dụng còn cung cấp các mẫu CV chuyên nghiệp giúp các ứng viên thể hiện bản thân ấn tượng, ghi điểm ngay từ lần đầu.
Nguồn ảnh: Sưu tầm