CEO là gì, làm công việc gì và cần có những tố chất gì? Chief Executive Officer – CEO là Giám đốc điều hành, nắm chức vụ quản lý cao nhất của doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về chức vụ chief executive officer là gì bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây của Blog.TopCV.vn nhé!
CEO là gì?
CEO không còn là thuật ngữ xa lạ trong C-level. Vậy CEO là gì? CEO là viết tắt của Chief Executive Officer là người nắm chức vụ điều hành và quản lý cao nhất của một doanh nghiệp. CEO được gọi là Tổng giám đốc hay Giám đốc điều hành. Trong một số tổ chức và doanh nghiệp lớn, CEO chịu sự quản lý của Hội đồng Quản trị. Tuy nhiên, đôi khi chính CEO cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị luôn.
Công việc của CEO là gì?
CEO đảm đương những trọng trách vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Mô tả công việc giám đốc điều hành sẽ có những đầu việc cụ thể như:
- Sáng tạo chiến lược để theo đuổi sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
- Định hướng và lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
- Thông qua Hội đồng quản trị, điều hành việc triển khai các kế hoạch đã được phê duyệt.
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đề xuất các chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty.
- Nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, hình ảnh của công ty.
- Xem xét và phê duyệt tất cả vấn đề về đầu tư, tài chính, thu chi, kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, nhân sự, lương thưởng, chế độ trong doanh nghiệp.
- Đàm phán và ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp.
- Điều hành và đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời thực hiện các chiến lược có lợi.
- Điều hành, tổ chức và thành lập nên bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá tình trạng hoạt động của từng phòng ban để có phương pháp quản trị phù hợp.
Ngoài các đầu việc kể trên, CEO còn phải đảm đương khối lượng công việc thực tế lớn và áp lực hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Những thói quen giúp nâng cao năng lực lãnh đạo
CEO và COO – Hai vị trí dễ gây nhầm lẫn
CEO là gì và COO là gì? Đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau về bản chất. COO là viết tắt của Chief Operating Officer nghĩa là Giám đốc vận hành, được xem như cánh tay phải của CEO, hỗ trợ CEO điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. COO chính là người báo cáo trực tiếp tình trạng hoạt động của doanh nghiệp cho CEO.
5 tố chất cần thiết của người làm CEO
Ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn được mài dũa thông qua quá trình học tập và làm việc, một CEO giỏi cũng cần có những tố chất sau đây:
Khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích
CEO cần có một bộ óc quan sát tốt, biết tổng hợp và phân tích thông tin một cách lý trí. Với khả năng bẩm sinh này, CEO có thể chọn lựa , đánh giá và thúc đẩy con người (nhân sự); xây dựng nên các chiến lược và thuyết phục nhân sự tin tưởng, chung tay thực hiện các chiến lược đó; giúp tập thể vượt qua những rào cản trong nội bộ để cùng nhau chạm đến những mục tiêu hấp dẫn hơn.
Sự quyết đoán
Trong công việc của CEO, có rất nhiều vấn đề phát sinh và họ buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn trong tình huống cấp bách nhất. Không thể có sự chần chừ, dè chừng, phân vân, tính quyết đoán sẽ góp phần làm nên một CEO tài giỏi.
Tính nhạy bén
Để lèo lái cả một tập thể lớn mạnh qua những sóng gió của thị trường, là người đứng đầu, CEO cần có sự nhanh nhạy. Họ cần kịp thời phát hiện ra những cơ hội vụt đến và biết cách chớp lấy cơ hội đó để cùng doanh nghiệp của mình làm nên những câu chuyện lớn.
Sự sáng tạo
Sự sáng tạo được coi là sự sống của doanh nghiệp. Một CEO tài ba sẽ biết cách vận dụng bộ óc sáng tạo của mình cho những đường hướng, chiến lược phát triển doanh nghiệp. Nếu không có sự sáng tạo, CEO sẽ khiến tổ chức của mình dậm chân tại chỗ, không được đón nhận bởi khách hàng và dần dần tụt lùi so với thời đại.
>> Xem thêm: Bảng mô tả công việc giám đốc điều hành 2021
Chỉ số cảm xúc EQ cao
Một Giám đốc điều hành giỏi không chỉ có sự sáng suốt, quyết đoán và nhạy bén. CEO có thể điều hành doanh nghiệp tốt là nhờ có được đội ngũ nhân sự làm việc tâm huyết không ngừng nghỉ. Vì thế, một CEO cũng cần có sự kết nối vững chắc với nhân sự, biết cách tạo được động lực thúc đẩy nhân sự và truyền được cảm hứng.
Mức lương của CEO
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận thu được mà mức lương của CEO sẽ khác nhau. Có thể một CEO của một doanh nghiệp nhỏ kiếm được 30 – 60 triệu/tháng, nhưng ở những doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn lớn thì CEO thu được 500 – 700 triệu/tháng là chuyện bình thường. Mức thu nhập này có thể còn tăng cao hơn nữa chứ không có một mức cố định.
Con đường trở thành CEO là gì?
CEO học ngành gì?
Những lựa chọn tốt nhất về ngành học để làm một CEO tương lai là các khối A và D thuộc ngành Quản trị Kinh doanh. Đây là ngành học cung cấp kiến thức về quản trị, marketing, chứng khoán, thống kê, giải quyết rủi ro và kỹ năng lãnh đạo,…
Dù vậy, trên thực tế rất nhiều CEO không bắt đầu từ ngành Quản trị Kinh doanh. Dù là học ngành gì ra trường thì chỉ cần có tố chất bẩm sinh và nỗ lực rèn luyện thêm các kỹ năng, kiến thức thì hoàn toàn có thể làm một CEO.
>> Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Có phải chỉ làm “sếp”?
Bắt đầu từ những công việc tại TopCV.vn
Công việc CEO đòi hỏi sự nỗ lực và bản lĩnh kiên cường. Bạn cần phải trải qua nhiều công việc trước đó để trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân chứ không thể một bước lên tới vị trí CEO ngay được.
Nhằm giúp bạn tiến gần hơn tới vị trí CEO trong tương lai, TopCV.vn cung cấp rất nhiều tin tuyển dụng cho các vị trí thuộc nhiều ngành nghề với lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ những việc làm này để dần dần phấn đấu cho vị trí CEO.
Tóm lại, CEO là gì và làm những công việc gì? Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp từ A – Z những thông tin liên quan đến vị trí CEO. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn phần nào trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai!