OKR là gì? Manager chọn gì giữa OKR và KPI? Quy trình 6 bước lập OKR

OKR là gì? Manager chọn gì giữa OKR và KPI? Quy trình 6 bước lập OKR
OKR là gì? Manager chọn gì giữa OKR và KPI? Quy trình 6 bước lập OKR

OKR là phương thức quản trị được rất nhiều Manager cấp cao tại các doanhg nghiệp lớn áp dụng, giúp tổ chức phát triển một cách “thần tốc”. Vậy cụ thể OKR là gì và OKR có những lợi ích gì khiến doanh nghiệp có thể tăng trưởng mạnh mẽ đến vậy? Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu chi tiết về OKR và quy trình 6 bước xây dựng OKR cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

OKR là gì? Định nghĩa OKR

OKR hay OKRs, là viết tắt của Objective Key Results – một mô hình quản trị doanh nghiệp dựa vào hai yếu tố chính: Mục tiêu (Objective) và kết quả then chốt (Key Results). Công cụ quản trị này giúp CEO, nhà quản trị doanh nghiệp xác định và tính toán (định lượng) chính xác cho mục tiêu đã xác định thay vì một mục tiêu mơ hồ, hay một bộ chỉ số được đo lường nhưng không bám vào mục tiêu cụ thể nào. Sự thống nhất giữa objective và key results là chìa khóa cốt lõi của OKR.

OKR là gì
OKR là gì? OKR là viết tắt của từ gì?

KPI và OKR khác nhau như thế nào?

KPI là bộ thước đo với những chỉ số kết quả (ví dụ doanh số bán hàng, số lượt khách hàng tiếp cận quảng cáo,…) mà doanh nghiệp thường sử dụng để theo dõi và đánh giá hoạt động của một cá nhân, một phòng ban hay toàn thể doanh nghiệp. KPI có ưu điểm là dễ đo lường, tuy nhiên nhược điểm đó là không có tính hệ thống và không phản ánh được toàn bộ mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. KPI nếu được thiết lập quá cao dễ khiến nhân viên nản và không có động lực làm việc; trong khi KPI quá thấp khiến nhân viên không cố gắng.  

>>> Tham khảo: Chỉ số KPI là gì? Quy trình áp dụng KPI đánh giá hiệu quả công việc

Công cụ OKR khắc phục được hầu hết các nhược điểm của cơ chế KPI hiện hành: nó có tính hệ thống, thống nhất định hướng mục tiêu mà manager muốn thực hiện cho toàn bộ doanh nghiệp, đồng thời bám sát mục tiêu mà nó hướng tới. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay đã chuyển hoàn toàn sang OKR, một số khác vẫn sử dụng kết hợp KPI và OKR để chúng bổ sung, hỗ trợ nhau trong quản trị.

OKR có những lợi ích gì đối với doanh nghiệp?

Giúp tập trung vào mục tiêu thống nhất, tăng sức mạnh nội bộ

Quản trị OKR là một hệ thống mục tiêu (thường gồm từ 3 – 5 mục tiêu chính cho mỗi cấp bậc quản trị) và sẽ được áp dụng xuyên suốt các phòng ban trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân và mỗi bộ phận đều sẽ có OKR và nó thống nhất trong cụm mục tiêu chung, thay vì mỗi cá nhân, mỗi phòng ban một bộ chỉ số rời rạc như KPI. Do đó OKR giúp kết nối tất cả công việc với mục tiêu chung của công ty, đảm bảo tất cả đều đang có chung một định hướng, giúp tăng cường sức mạnh nội bộ doanh nghiệp, hạn chế xung đột mục tiêu, lợi ích (ví dụ sales muốn tăng doanh số bằng giảm giá, trong khi tài chính lại không muốn tỷ suất lợi nhuận giảm)

>>>Tham khảo: Tổng hợp những kỹ năng của nhà quản trị giỏi bạn cần biết

Đo lường và phản ánh chính xác kết quả của mục tiêu

Thông qua công cụ OKRs, kết quả được xây dựng bám sát mục tiêu, do đó chỉ số trong OKRS đo phản ánh chính xác kết quả thực hiện mục tiêu cũng như tiến độ hoàn thành mục tiêu của từng cá nhân, phòng ban hay toàn thể công ty

Trao quyền cho nhân viên và minh bạch hóa doanh nghiệp 

Nếu như KPI là những con số do cấp trên giao xuống cho nhân viên và thông thường nhân viên không được tham gia vào quá trình xây dựng KPI, thì OKR đảm bảo rằng nhân viên sẽ được chủ động thiết lập và theo dõi công việc, kế hoạch tổng thể của công ty, của phòng ban và của cá nhân. Khi họ được tạo cơ hội để theo dõi kết quả công việc cá nhân và cả phòng ban, tổ chức, nhân viên sẽ chủ động hơn và sáng tạo hơn trong công việc thay vì phải quản lý nhân viên một cách thụ động theo những KPI được set up sẵn. Việc đánh giá năng lực nhân viên cũng trở nên minh bạch và hiệu quả hơn.

>>> Tham khảo: Chia sẻ cách xây dựng mẫu đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

Tạo ra những kết quả vượt bậc

Khi ứng dụng công cụ OKR vào quản rtị doanh nghiệp, mục tiêu sẽ cao hơn so với ngưỡng năng lực và khả năng của nhân viên, phòng ban, tuy nhiên không mơ hồ như KPI bởi mục tiêu và chỉ số được thống nhất với nhau. Nhờ vậy mà từng nhân viên, từng phòng ban có động lực và chủ động trong công việc nhằm phát huy tối đa khả năng trong công việc, góp phần mang tới kết quả vượt bậc cho doanh nghiệp

OKR là gì? okr có những lợi ích gì? Cách làm OKR cho doanh nghiệp

6 bước xây dựng mô hình OKR trong quản trị doanh nghiệp

Thông thường khoảng thời gian để xây dựng một OKR là 1 quý (3 tháng). Đây là một khoảng thời gian vừa vặn, không quá ngắn cũng không quá dài để hoàn thành một OKR cũng như đo lường, điều chỉnh kịp thời.

Bước 1: Xây dựng mục tiêu 

OKR là mô hình quản trị trao quyền cho nhân viên, do đó, khi xây dựng mục tiêu, manager cần tiến hành thu thập ý tưởng về mục tiêu công ty từ nhân viên hay trưởng nhóm làm việc. Góc nhìn từ nhân viên đôi khi không phù hợp với mục tiêu quản trị, song đây lại là nguồn ý tưởng thú vị, giúp manager hoàn thiện mục tiêu trong OKR

Bước 2: Xây dựng OKR nháp

Khi manager đưa ra bộ mục tiêu công ty, dựa vào đó các nhân viên sẽ tiến hành xây dựng các bản nháp OKR cá nhân. Các trưởng nhóm liên kết OKR chéo và tinh chỉnh các bản OKR này theo đơn vị nhóm (team) bằng cách trao đổi 1:1 với nhân viên. 

Bước 3: Manager tạo và công bố OKR chính thức

Manager sau khi họp bàn với các team leader, nắm được thông tin, số liệu, vấn đề,… của từng nhóm làm việc, sẽ nghiên cứu và thực hiện bộ OKR đầy đủ, chính thức cho công ty.

Bước 4: Hoàn thiện OKR 

Sau khi Manager công bố OKR, nhân viên và các trưởng nhóm sẽ tiến hành điều chỉnh, thay đổi OKR cá nhân theo định hướng OKR công ty.

Bước 5: Kiểm tra liên kết chéo trong toàn bộ tổ chức và Kiểm tra chất lượng OKR

Để đảm bảo tính xuyên suốt, hệ thống các OKR cá nhân sẽ được kiểm tra chất lượng và kiểm tra liên kết chéo, điều chỉnh những lỗi sai trước khi đưa vào vận hành.

Bước 6: Công khai toàn bộ OKR

OKR sau khi hoàn thiện sẽ được công khai trước toàn bộ công ty để các nhân viên và bộ phận có thể dễ dàng theo dõi, quản lý OKR cá nhân và doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Quản trị doanh nghiệp là gì?

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu OKR là gì? OKR có những lợi ích gì và Quy trình 6 bước lập OKR, bạn đã có thêm hiểu biết về công cụ quản trị doanh nghiệp OKR cũng như biết nên chọn gì giữa OKR và KPI trong quản trị. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!