Chỉ số KPI là gì? Quy trình áp dụng KPI đánh giá hiệu quả công việc

kpi-la-gi

Dựa vào kết quả đạt được theo KPI, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược làm việc sao cho tốt nhất. Năng lực làm việc của nhân viên cũng được xét theo mức độ hoàn thành KPI để từ đó nâng cao lương thưởng. Vậy KPI là gì? Vì sao có thể dùng KPI đánh giá hiệu quả công việc? Cùng Blog.TopCV.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết thêm chi tiết! 

1. KPI là gì? 

kpi-la-gi
KPI là gì? Tìm hiểu về chỉ số KPI 

KPI có nghĩa là chỉ số hiệu suất, viết tắt cho cụm từ “Key Performance Indicator” trong tiếng Anh. Có thể nói KPI mang lại giá trị đo lường vô cùng hiệu quả trong việc nghiệm thu doanh số. Nhiều công ty đã sử dụng thước đo KPI để đánh giá hiệu suất kinh doanh. Từ đó, họ dễ dàng kiểm soát deadline và theo dõi năng suất làm việc của đội ngũ nhân sự.  

Thị trường hiện nay có 5 loại KPI phổ biến nhất, tùy thuộc vào nhiều mục đích kinh doanh khác nhau: 

  • KPI bán hàng: theo dõi doanh số bán hàng để phân tích nhu cầu thị trường. 
  • KPI tiếp thị: theo dõi nguồn khách hàng mục tiêu để lập danh sách tiếp thị tiềm năng. 
  • KPI kinh doanh: theo dõi các chỉ số kinh doanh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 
  • KPI tài chính: theo dõi chỉ số tài chính để kiểm soát biến động trong lợi nhuận.
  • KPI quản lý dự án: theo dõi tiến độ hoàn thành các dự án, theo dõi deadline. 

2. Tầm quan trọng của chỉ số KPI với công việc

Vai trò của KPI là gì mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc? Không chỉ là một chỉ số đánh giá, KPI còn thể hiện thế mạnh và đại diện cho nhiều mục tiêu khác nhau. 

Thể hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 

Rất nhiều chuyên gia kinh tế khuyên dùng bảng đánh giá KPI để hướng đến mục tiêu lâu dài. Sau khi giúp doanh nghiệp đo lường cụ thể, KPI sẽ mở ra cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược kinh doanh. Từ đó, kết quả làm việc sau một khoảng thời gian nhất định của công ty mới được phân chia ra nhiều cấp độ. Nếu số liệu KPI cao thì chứng tỏ công việc đã được hoàn thành xuất sắc. Ngược lại, số liệu KPI thấp cho thấy dấu hiệu làm việc trì trệ hoặc đã xuất hiện sai phạm trong quá trình kinh doanh. 

Xem thêm: Bạn có biết 4 bước để thiết lập một mục tiêu hiệu quả?

Tạo động lực phấn đấu

Hiệu suất KPI cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tính lương thưởng cho nhân viên. Thông thường, mỗi phòng ban đều có chỉ tiêu KPI riêng và lấy đó làm định mức tối thiểu để nhân sự tập trung hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, KPI chính là yếu tố tạo động lực cho hầu hết người lao động thuộc khối văn phòng. Nhân viên nào làm xong công việc đúng hạn, lại có kết quả vượt KPI thì chắc chắn sẽ được nâng lương lên trong khoảng 10 – 30%. 

Xem thêm: Bí quyết tự tạo động lực làm việc hiệu quả

kpi-la-gi
Vai trò của KPI trong công việc

Đo lường hiệu quả công việc 

Để biết công việc kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hay không thì nhiều doanh nghiệp sử dụng KPI làm công cụ để đo lường. Việc xác định KPI giúp lãnh đạo quản lý nhân sự tốt hơn. Chỉ số này còn đưa ra bức tranh toàn cảnh về bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm 

Tương tự với ý nghĩa tạo động lực, KPI cũng góp phần làm cho đội ngũ nhân sự trở nên nghiêm túc hơn trong công việc. Những nhân viên chăm chỉ sẽ lấy KPI làm mục tiêu để rồi nỗ lực hết mình, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ với tất cả tinh thần trách nhiệm. Đó chính là mục đích cao cả mà KPI đem lại cho tất cả mọi người. Nếu nhân viên không chú trọng hoàn thành KPI thì ắt hẳn sẽ chậm tiến hơn so với đồng nghiệp, thậm chí còn bị cấp trên đánh giá kém. 

3. Quy trình áp dụng KPI đánh giá hiệu quả công việc 

Quy trình áp dụng KPI gồm bao nhiêu bước? Các công ty kết hợp sử dụng KPI như thế nào trong đánh giá hiệu quả công việc? 4 bước sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ

kpi-la-gi
KPI là gì trong quy trình đánh giá hiệu quả công việc?

Bước 1: Mức độ hoàn thành KPI 

Doanh nghiệp xác định KPI dựa trên các mục tiêu đề ra. Những mục tiêu đó phải được số liệu hóa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như: KPI báo chí yêu cầu mỗi người viết được tối thiểu 5 tin tức/ngày, KPI bán hàng yêu cầu mỗi người bán được tối thiểu 10 sản phẩm/ngày…).

Bước 2: Xác định mức thưởng và phạt 

Từ việc xác định KPI tổng quát, doanh nghiệp có thể chia ra từng mức thưởng, phạt tương ứng. Càng phân loại thành nhiều cấp độ thì việc đánh giá càng trở nên khách quan và cụ thể. Tuy nhiên, chỉ nên bao gồm từ 3 đến 5 cấp độ để dễ dàng kiểm soát. Chẳng hạn, trong cùng mảng bán hàng có thể chia ra 3 mức KPI: mức tối thiểu (5 sản phẩm/ngày), mức trung bình (15 sản phẩm/ngày), mức khá (30 sản phẩm/ngày). 

Bước 3: Nghiệm thu lương thưởng thực tế dựa vào KPI 

Xây dựng hệ thống lương thưởng dựa trên KPI là cách tính thu nhập hiệu quả trong nhiều môi trường làm việc. Hãy đặt ra mức lương chi tiết nhất có thể: lương cứng cho KPI tối thiểu là 5 triệu đồng, lương thưởng thêm cho mỗi mức vượt KPI là 2 triệu đồng… Ngoài ra cũng cần chú ý đến mức phạt để nhân sự tập trung làm việc hiệu quả. Nên chia mức phạt tăng dần theo tầm ảnh hưởng của lỗi sai. Tuy nhiên, tránh trường hợp tiền phạt quá cao, trường hợp nặng nhất cũng chỉ nên phạt 30-50% lương cứng.  

Bước 4: Điều chỉnh và tối ưu KPI 

KPI có tính linh hoạt cho phép nhà quản trị có thay đổi tuỳ theo nhiều điều kiện cụ thể. Doanh nghiệp có thể sửa đổi KPI theo thời gian và hoàn cảnh xã hội. Thực tế cho thấy rất nhiều cơ sở kinh doanh đã phải điều chỉnh KPI để phù hợp hơn với bối cảnh dịch COVID-19. Nói tóm lại, sở hữu bảng KPI hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp xử lý tình huống tốt hơn, hạn chế tình trạng thua lỗ. 

Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ KPI là gì trong bài viết này. Chỉ số KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu suất công việc. Rất nhiều cơ hội việc làm cũng đang chờ đón bạn với KPI về lương cực hấp dẫn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại TopCV.vn để không bỏ lỡ bất kỳ công việc ưa thích nào nhé! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm