Người quản lý là gì? Nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì?

nguoi-quan-ly-la-gi

Chức danh quản lý hẳn đã rất quen thuộc với rất nhiều người. Bất kỳ bộ máy tổ chức nào cũng cần có những nhà quản lý. Tuy nhiên, người quản lý là gì và công việc cụ thể của họ ra sao thì chưa chắc ai cũng biết rõ. Cùng Blog TopCV giải đáp qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Người quản lý là gì?

Quản lý là hoạt động của người nhằm thực hiện các hoạt động của một tổ chức một cách hiệu quả để đạt được mục đích chung. Quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Vậy người quản lý là gì? Họ là những người thực hiện các công việc trên với cương vị là người đứng đầu một nhóm, một tổ chức. Mỗi nhà quản lý sẽ có một phong cách làm việc khác nhau. Nhưng phong cách đó cần phải phù hợp với thực tế bối cảnh của doanh nghiệp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. 

nguoi-quan-ly-la-gi-4
Người quản lý là gì?

2. Mô tả công việc của người quản lý

2.1 Lập kế hoạch công việc

Việc lập kế hoạch công việc của người quản lý bao gồm những hoạt động nào? Có giống như một nhà chiến lược hay không? Câu trả lời là có. Nhà quản lý cần xác lập mục tiêu và phương thức làm việc. Từ đó giúp cho mọi người biết rõ đích đến của mình. Đồng thời, việc lập kế hoạch giúp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Trong quản lý, có một hệ thống mục tiêu từ thấp đến cao, ngắn hạn đến dài hạn phù hợp với từng cấp độ khác nhau.

2.2 Tổ chức hoạt động 

Sau khi lập kế hoạch, nhà quản lý sẽ thực hiện giao việc, theo sát và hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.  Trong quá trình tổ chức hoạt động, nhà quản lý có thể thực hiện trao quyền, phân quyền và nhiều phương thức khác. Mục đích của việc này nhằm giúp hoạt động diễn ra suôn sẻ. Muốn vậy phải xác định được năng lực của các nhân viên và phân chia công việc hợp lý.

2.3 Lãnh đạo nhân viên

Lãnh đạo là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố. Lãnh đạo đòi hỏi người làm quản lý phải có năng lực quản trị tốt. Bạn giao việc cho mọi người và để mọi người thực hiện tốt, bạn phải lãnh đạo họ. Trong quá trình đó, nhà quản lý cần tạo động lực, thưởng phạt phân minh… Đồng thời luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho mọi người. 

nguoi-quan-ly-la-gi-3
Lãnh đạo không đơn giản là chỉ đạo mọi người

2.4 Kiểm soát và đảm bảo tiến độ công việc

Kiểm soát là việc kiểm tra, giám sát công việc để đảm bảo mọi việc đúng tiến độ, quy trình. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp sớm phát hiện ra những lỗi (nếu có). Như vậy sẽ có phương án điều chỉnh cần thiết. Mặt khác chất lượng hiệu quả công việc cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên. 

3. Nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì?

3.1 Vững kiến thức chuyên môn

Trước khi muốn biết người quản lý giỏi là người như thế nào, hãy xem trình độ của bản thân ở đâu? Có rất nhiều cách để thăng tiến trong công việc. Nhưng để giữ vững vị trí và trụ được lâu dài, việc đầu tiên là trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng. Năng lực chuyên môn tương xứng với vị trí công việc đảm nhiệm. 

3.2 Làm việc cẩn thận, hết sức mình

Là quản lý, bạn không chỉ đứng nhìn mọi người làm. Hãy luôn nhiệt tình chỉ dẫn nhân viên khi cần. Phải đặt chất lượng công việc lên hàng đầu, làm gì cũng phải cẩn thận. Có như vậy, bạn mới trở thành nhà quản lý đáng tin cậy. Nếu làm gì cũng chỉ qua loa cho xong, về lâu dài cấp trên cũng sẽ không còn tin bạn. Nhân viên cấp dưới lại càng không phục bạn và khó mà trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời.

nguoi-quan-ly-la-gi-2
Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ là điều cần thiết với người lãnh đạo

3.3 Biết cách giao tiếp và đàm phán

Quản lý sẽ luôn phải tiếp xúc với rất nhiều người. Việc giao tiếp tốt (bằng cả văn bản và lời nói) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Nó giúp bạn truyền đạt được đi ý tưởng của mình rõ ràng, hiệu quả hơn. Đồng thời sự thông minh, khéo léo và nhạy bén trong giao tiếp sẽ là chìa khóa cho việc đàm phán đạt được những kết quả tốt. 

3.4 Kỹ năng lãnh đạo

Nếu hỏi người quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì thì không thể thiếu kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo không chỉ thể hiện ở việc bạn chỉ đạo mọi người làm việc này, việc kia. Lãnh đạo còn là quan sát, lắng nghe, thấu hiểu và kết nối các thành viên. Khi bạn hình thành được những mối quan hệ tốt đẹp, mọi người sẽ cảm thấy bị thuyết phục bởi bạn. Bạn cũng sẽ tự tin và đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở hiểu rõ mọi người. 

nguoi-quan-ly-la-gi-1
Lãnh đạo còn là lắng nghe và thấu hiểu

3.5 Quyết đoán, có trách nhiệm với các quyết định

Đừng bao giờ chần chừ, sợ hãi. Bởi đó không phải là tố chất của người quản lý giỏi. Quyết đoán cũng cần phải dựa trên những cơ sở cân nhắc minh bạch, hợp lý. Như vậy khi có vấn đề xảy ra, bạn mới dũng cảm thừa nhận “Tôi đã mắc sai lầm” mà không giấu diếm bất cứ gì. Khi đó, các thành viên khác sẽ thấy can đảm hơn để nói lên quan điểm hay đối mặt với thất bại của riêng mình vì bạn là tấm gương cho họ. 

4. Tìm việc làm quản lý ở đâu? 

Nếu bạn cảm thấy mình có năng lực trở thành nhà quản lý giỏi, đừng ngần ngại ứng tuyển vị trí này. Một nguồn tìm việc làm quản lý tin cậy cho bạn chính là TopCV. Tại TopCV luôn cập nhật việc làm mới nhất, hot nhất và đầy đủ nhất. Cùng nhiều tính năng hỗ trợ hấp dẫn khác, TopCV giúp dễ dàng kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng phù hợp trong thời gian ngắn nhất. 

Việc làm quản lý mới nhất

Trên đây là một số chia sẻ xung quanh câu hỏi người quản lý là gì. Đồng thời Blog TopCV cũng làm rõ về công việc chung của một nhà quản lý điển hình. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân từ bài viết này. Chúc bạn luôn thành công! Nếu bạn muốn tìm việc làm quản lý thì hãy tham khảo những tin tuyển dụng hấp dẫn nhất tại TopCV.