Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ không được đánh giá cao bằng những người chủ động hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Đây là một trong những tiêu chí công ty đánh giá cao sự tích cực và thái độ với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Vậy nên hỏi gì khi đi phỏng vấn? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu cụ thể ngay nhé!
Tại sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Tất cả những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra trong buổi phỏng vấn đều có những ý nghĩa nhất định. Họ muốn thông qua câu trả lời đánh giá được năng lực giữa các ứng viên với nhau. Bên cạnh việc hoàn thành những câu hỏi được đặt ra ứng viên cần làm mình khác biệt và nổi bật hơn với những câu hỏi gửi tới hội đồng tuyển dụng.
Phỏng vấn xin việc không đơn thuần chỉ là đặt ra các câu hỏi và trả lời mà thực chất là một cuộc đối thoại. Vì thế cần có sự giao tiếp linh hoạt đến từ 2 phía đơn vị tuyển dụng và người lao động. Việc các ứng viên đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng sẽ giúp chứng minh sự chuẩn bị chu đáo cho buổi interview. Hơn nữa họ cũng đánh giá cao sự nghiên cứu về công ty cũng như vị trí đang ứng tuyển.
Đối với các ứng viên việc đưa ra những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn giải quyết được các vướng mắc băn khoăn về việc làm và công ty. Vì thế đây sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về công ty để đưa ra quyết định có nên lựa chọn môi trường làm việc đó hay không.
>>> Xem thêm: Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển
Nên hỏi gì khi đi phỏng vấn?
Chắc chắn các ứng viên rất quan tâm tới việc nên hỏi gì khi đi phỏng vấn. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiểu thêm về công ty bằng những câu hỏi phù hợp với công ty cũng như vị trí mà bạn đang quan tâm ứng tuyển. Cụ thể là:
Hỏi về công ty
Hãy thể hiện sự quan tâm cũng như mong muốn gắn bó lâu dài của mình với công ty mà mình đang phỏng vấn xin việc. Điều này sẽ cho thấy bạn có khao khát được làm việc và cống hiến cho công ty. Ví dụ như:
- Xin cho biết định hướng phát triển của công ty trong vòng 5-10 năm tới?
- Xin cho hỏi thế mạnh của công ty là gì?
- Công ty đang có dự định xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm gì trong tương lai không?
>>> Xem thêm: Chia sẻ kỹ năng trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc
Hỏi về vị trí ứng tuyển
Khi đi phỏng vấn nên hỏi gì? Ngoài những thông tin đã được thể hiện trong bản mô tả công việc nếu muốn hiểu rõ hơn về vị trí mà mình ứng tuyển các ứng viên hoàn toàn có thể đưa những câu hỏi ví dụ như:
- Xin công ty cho biết các yêu cầu chính cho một ứng viên lý tưởng mà công ty đang mong muốn cho vị trí này?
- Xin cho hỏi về trách nhiệm của nhân viên khi đảm nhiệm vị trí công việc này?
- Tôi có phải đi công tác thường xuyên khi giữ vị trí này hay không?
- Thời gian làm việc của công côngty nếu tôi được nhận như thế nào?
Câu hỏi thể hiện sự quan tâm với công việc
Để chứng tỏ được sự nhiệt huyết và quyết tâm của bản thân với vị trí công việc đang ứng tuyển các bạn cần thể hiện thái độ cầu thị của mình với trong suốt buổi phỏng vấn. Đồng thời nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như:
- KPIs công việc được tính như thế nào? Dựa trên những tiêu chí gì?
- Nếu được nhận tôi sẽ báo cáo công việc ra sao?
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách rút lui “khéo léo” khỏi một công việc “mịt mùng”
Thời gian có kết quả ứng tuyển
Người ứng tuyển cần phải giữ được tâm thế chủ động động để linh hoạt xử lý các vấn đề được hội đồng tuyển dụng đặt ra khi phỏng vấn. Vì thế bạn nên chủ động hỏi người tuyển dụng các câu hỏi như:
- Tôi có thể giữ liên lạc với công ty để biết thông tin về phỏng vấn này không?
- Bao giờ sẽ có kết quả tuyển dụng chính thức?
Hỏi về mức lương
Vấn đề lương thưởng luôn là chuyện mà bất kể người lao động nào cũng đều quan tâm khi đi xin việc. Một mức lương phù hợp với công việc cũng như công sức mà ứnjnhana viên bỏ ra sẽ giúp bạn có được nguồn thu nhập hấp dẫn. Khi phỏng vấn các bạn cần hỏi rõ:
- Mức lương của vị trí này được quy định như thế nào?
- Có yêu cầu nào với nhân viên nếu tôi được nhận để được hưởng mức lương đó không?
>>> Xem thêm: Tổng hợp những câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn
Những câu hỏi không nên hỏi nhà tuyển dụng
Bên cạnh những câu hỏi nên đặt ra cho nhà tuyển dụng thì cũng có một số vấn đề tế nhị, cần tránh để không làm mất không khí cũng như để nhà tuyển dụng đánh giá sai về bản thân. Vậy không nên hỏi gì khi đi phỏng vấn?
Hỏi về chuyện cá nhân
Những chuyện cá nhân là chuyện riêng không hề liên quan tới công việc. Đối với môi trường công sở đây lại là điều tối kỵ nên nhắc tới. Vì thế tránh để gây ấn tượng xấu bạn nên tuyệt đối tránh hỏi những câu hỏi liên quan tới cá nhân bạn hoặc cá nhân một ai đó trong công ty mà bạn biết.
Việc chủ động hỏi những vấn đề này cho thấy bạn đang đặt bản thân mình lên trên hết. Thậm chí nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người hiếu kỳ, nhiều chuyện và không thực sự có năng lực.
>>> Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi? Những nguyên tắc khi đặt câu hỏi
Hỏi về thời gian thăng chức và tăng lương
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên nếu chỉ chăm chăm hỏi về vấn đề thăng chức hay tăng lương chứng tỏ bạn là người chỉ chú ý tới lợi ích không vì sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp. Đây là điều mà các công ty đặc biệt tối kỵ.
Hỏi về thời gian nghỉ phép
Vấn đề nghỉ phép là một trong những hoạt động riêng thường niên của công ty. Hơn nữa nếu muốn biết bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu trên các trang thông tin của đơn vị đó. Tuy nhiên nếu để hỏi trực tiếp sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không quan tâm tới công việc và phát triển bản thân.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc nên hỏi gì khi đi phỏng vấn. Những câu hỏi mà ứng viên đưa ra một phần thể hiện khả năng tư duy nhạy bén của họ. Thông qua đó có thể chứng minh được cách họ suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặc biệt là tư duy phản biện rất cần thiết cho quá trình làm việc sau này.
TopCV là nơi hội tụ thông tin tuyển dụng uy tín với rất nhiều những vị trí công việc cho mọi ngành nghề. Các bạn có thể tự tìm cho mình một công việc phù hợp chỉ trong vài giây với đầy du thông tin về công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó với những mẫu CV thiết kế ấn tượng với các phong cách đa dạng sẽ giúp bạn ghi dấu ấn cá nhân theo cách đặc biệt nhất.
Nguồn ảnh: Sưu tầm