Dành thời gian khá lâu để tìm và lọc tin tuyển dụng mới có một công việc mong muốn cho bước nhảy kế tiếp của sự nghiệp. CV đã gửi đi và nhận được đi phỏng vấn. Nhưng đột nhiên bạn lại nhận ra mình đang dự định một công việc phỏng vấn không như tưởng tượng. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang lựa chọn một công việc “mịt mùng”?
1. Mô tả công việc không rõ ràng và cụ thể
Nếu là một công việc nhiều hứa hẹn, bản thân công ty tổ chức ứng tuyển phải có những ý tưởng rõ ràng về trách nhiệm và kỹ năng đòi hỏi đối với mỗi vị trí tuyển dụng ngay từ đầu. Thông thường, hầu hết các chuyên viên tuyển dụng có thể cung cấp mô tả công việc chính thức đề cập rõ những điều họ tìm kiếm ở ứng viên lý tưởng và không thể mơ hồ, không rõ ràng về vai trò mà nhân viên.
Dù rằng vai trò sẽ phát triển theo thời gian, nhưng công ty nên có ý tưởng rõ ràng về trách nhiệm và kỹ năng đòi hỏi đối với mỗi vị trí tuyển dụng ngay từ đầu. Hầu hết chuyên viên tuyển dụng sẽ có thể cung cấp mô tả công việc chính thức, đề cập rõ những điều họ tìm kiếm ở ứng viên lý tưởng, và không mơ hồ về vai trò mà nhân viên sẽ đảm nhiệm kiểu như “Sẽ có rất nhiều công việc để thử thách bạn khi bạn gia nhập công ty …”.
++ Tham khảo các công việc uy tín từ các công ty hàng đầu Việt Nam
Bạn có thể đánh giá nhà tuyển dụng và tin tuyển dụng của họ bằng cách xác định rõ ràng phạm vi công việc cụ thể là gì, những trách nhiệm liên quan mà bạn chịu.
2. Nhà tuyển dụng không trả lời được câu hỏi của bạn
Phỏng vấn là cơ hội để bạn gặp gỡ nhà tuyển dụng, trao đổi và đánh giá liệu mình có phù hợp với vai trò đó hay không. Vì thế, bạn nên đặt thật nhiều công hỏi cho nhà tuyển dụng. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp bạn vừa thể hiện sự quan tâm tới công việc; đồng thời, giúp bạn nắm bắt nhiều mấu chốt liên quan đến vị trí ứng tuyển lẫn công ty. Môi trường làm việc ra sao, mối quan hệ giữa nhân viên thế nào cũng là những thông tin bạn có thể nắm bắt được.
Bất cứ vấn đề nào còn chưa rõ hay trăn trở, hãy mạnh dạn trao đổi để thấu đáo hơn về cơ hội đang theo đuổi. Không phải thông tin nội bộ hay số liệu mật thì chẳng lý do gì mà người phỏng vấn lại từ chối trả lời hoặc chuyển hướng quanh co. Tất nhiên, một nhà tuyển dụng không thể trả lời câu hỏi chỉ vì họ chưa cập nhật thông tin hay thiếu kiến thức chuyên môn lại càng là “tiếng còi báo động” rất to.
>> Xem thêm: Những câu hỏi bạn không thể không hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn
3. Phỏng vấn viên đặt câu hỏi không phù hợp
Về mặt chuyên môn, tất cả những người làm công tác tuyển dụng đều phải có hiểu biết rõ ràng về những điều nên, không nên, được phép và không được phép khi phỏng vấn ứng viên.
Trước hết là người phỏng vấn phải tôn trọng quyền riêng tư của ứng viên và tránh phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, sắc tộc. Dù xét về khía cạnh này, Việt Nam chưa có luật riêng để bảo vệ quyền riêng tư của người lao động như một số nước, nhưng chúng ta vẫn có các quy tắc cơ bản quy định giới hạn của mức độ khai thác thông tin cá nhân.
Vì thế, hãy cảnh giác nếu bạn gặp phải một người hỏi quá nhiều và sâu về chuyện riêng tư, quá khứ chỉ nhằm thỏa mãn sự tò mò, mà không làm sáng tỏ được gì về chuyên môn hay kỹ năng làm việc. Cứ khéo léo từ chối trả lời, bạn hoàn toàn có quyền! Những câu hỏi này bên cạnh việc chứng minh sự vô ích trong việc sàng lọc tài năng ứng viên, còn cho thấy vấn đề đáng lo ngại về văn hóa doanh nghiệp, hay đơn giản là về tư duy cũng như phong cách làm việc của bộ phận nhân sự hoặc người quản lý bộ phận.
>> Xem thêm: Từ các chuyên gia tư vấn: “Đừng bao giờ hỏi 3 câu hỏi này trong vòng phỏng vấn nếu không muốn trượt tại chỗ…”
Bạn cũng nên để ý các dấu hiệu khi nhà tuyển dụng sử dụng nhiều câu hỏi mông lung về công việc hay cá nhân ứng viên. Dù đâu đó chúng ta vẫn nghe nói về phương pháp phỏng vấn đánh lạc hướng, “tung hỏa mù” để đánh giá sự nhạy cảm và bản lĩnh của ứng viên. Tuy nhiên, khi người quản lý (về chuyên môn hoặc nhân sự) có quá nhiều câu hỏi “thiếu muối” thì đây chính xác là sự yếu kém chứ không phải chiến thuật. Suy nghĩ thật kỹ xem bạn có nên làm việc với người chủ thế này không?
4. Nhà tuyển dụng không có khả năng “sale” vị trí công việc đang tuyển
Phỏng vấn không chỉ là thời gian để ứng viên thể hiện tiềm năng với nhà tuyển dụng mà còn là thời điểm quan trọng để công ty giới thiệu công việc với ứng viên. Vì thế, phỏng vấn viên nên dành một phần của buổi gặp gỡ để giải thích về vai trò và đưa ra những triển vọng hấp dẫn nhất của công việc cho nhân viên tương lai. Nếu họ bỏ qua việc này hoặc không có thông tin cùng lý lẽ thuyết phục, đây có thể là dấu hiệu cho thấy công việc không lý tưởng như bạn hi vọng.
++ Tham khảo các kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp dành cho ứng viên
5. Có cảm nhận không tốt đối với những người từng gặp
Suy cho cùng, cảm nhận nơi ứng viên đóng vai trò khá quan trọng trong quyết định có muốn làm việc hay không. Trong suốt quá trình ứng tuyển, ít nhất bạn cũng tương tác với một số người nhất định tại công ty như: giám đốc nhân sự, quản lý hoặc đồng đội tương lai, bộ phận hỗ trợ và nhiều người khác nữa.
Quá trình tiếp xúc đó tạo ra những xung động nào trong bạn? Các nhân viên có nhiệt tình với vai trò của họ và yêu quý công ty không? Mối quan hệ giữa các nhân viên tích cực không, hay bạn lờ mờ cảm nhận được sự căng thẳng, chia rẽ hoặc lo âu? Họ có hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng cho năng suất, thúc đẩy sự sáng tạo và khiến bạn háo hức muốn đến công ty mỗi ngày?
Trên đây là 5 dấu hiệu cho thấy một công việc không có hứa hẹn, mơ hồ thậm chí “mịt mùng” cho tương lai của ứng viên mà bạn nên tránh ngay từ bây giờ. Để tham khảo các thông tin việc làm uy tín được xác thực tới từ các công ty hàng đầu Việt Nam, bạn có thể truy cập: https://www.topcv.vn/viec-lam.