Những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành kỹ thuật – công nghệ luôn nằm trong top đầu. Để chinh phục thành công công việc thuộc khối ngành này cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong số đó là phải xác định được mục tiêu nghề nghiệp. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật trong CV, hãy theo dõi ngay bây giờ.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng, mong muốn mà ứng viên muốn đạt được trong quá trình làm việc. Những định hướng đó được lập ra thành một lộ trình phát triển của riêng mỗi người. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng là phần rất quan trọng. Từ đó giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được về tầm nhìn của ứng viên. Như vậy có cơ sở để xem liệu có phù hợp với tổ chức của họ hay không.
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Nắm được vai trò của mục này sẽ giúp bạn biết cách triển khai một cách thông minh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, cụ thể:
- Nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ nói chung có rất nhiều nghề khác nhau ( điện tử, viễn thông, CNTT…). Mục tiêu nghề nghiệp là nội dung bạn thể hiện được mong muốn của mình. Rằng bạn sẽ ứng tuyển vào công việc nào, vị trí nào.
- Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật giúp nhà tuyển dụng thấy được dự định cá nhân. Thể hiện xem bạn sẽ làm gì để đạt được vị trí công việc bạn mong muốn. Định hướng ngắn gọn, rõ ràng sẽ là điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Mỗi chuyên ngành sẽ có mục tiêu khác nhau. Hãy cố gắng liên hệ mục tiêu với ngành học của bạn thân để làm nổi bật được những kỹ năng bạn có.
- Mục tiêu nghề nghiệp thể hiện tầm nhìn cá nhân của mỗi người. Nhà tuyển dụng chỉ tìm kiếm ai có tầm nhìn phù hợp với tầm nhìn chung của tổ chức.
Những điều cần lưu ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp
Cũng như cách viết mục tiêu nghề nghiệp thông thường, mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật cũng cần có những yếu tố sau để chuẩn xác và hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng. Cụ thể:
- Nội dung của mục tiêu nghề nghiệp cần phải thể hiện được điểm riêng của bạn. Đồng thời phù hợp với định hướng chung của tổ chức.
- Có tính thực tế, không chung chung hoặc “đại trà”. Ví dụ kiểu “muốn có được kinh nghiệm và thử thách bản thân.v..v..
- Thể hiện được sự quyết tâm của bản thân thông qua định hướng rõ ràng
- Hình thức ngắn gọn chỉ nên từ 3-5 câu; không sai chính tả; văn phong chuẩn mực
>>> Xem thêm: Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp hay dễ trúng tuyển
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật theo vị trí nghề nghiệp
Mỗi mức độ kinh nghiệm và ngành nghề khác nhau, cách viết mục tiêu nghề nghiệp cũng không giống nhau. Dưới đây là gợi ý để bạn có thể viết mục tiêu ngành kỹ thuật với một số vị trí công việc phổ biến.
Nhân viên kỹ thuật điện công nghiệp
Tôi có 4 năm theo học ngành kỹ thuật điện tử của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Cùng với 2 năm kinh nghiệm tại vị trí lắp đặt hệ thống điện cho khu công nghiệp. Tôi tự tin mình có thể vận dụng những gì hiện có để hoàn thành tốt vị trí nhân viên kỹ thuật công nghiệp của công ty AAA. Tôi hoàn toàn tự tin mình sẽ là nhân viên chủ chốt của bộ phận. Rộng hơn là của toàn doanh nghiệp trong vòng 3 đến 5 tháng tới.
Nhân viên kỹ thuật cơ khí
Là người có 5 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với sự đam mê và kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ cơ khí, tôi hy vọng vị trí nhân viên kỹ thuật cơ khí tại công ty YYYY sẽ là cơ hội để tôi ứng dụng những kỹ năng mình có. Đồng thời phát huy hơn nữa chuyên môn của bản thân để góp phần phát triển công ty.
Nhân viên kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa
Tôi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kỹ thuật lắp đặt của BBB (tên công ty) vì đây là môi trường làm việc mơ ước của tôi với hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất. Với chuyên môn đã được kiểm chứng sau 4 năm trong nghề, tôi mong muốn sẽ có cơ hội mài giũa thêm và góp phần vào sự thành công của công ty.
>>> Tin liên quan: Bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp IT: Khó hơn những ngành khác
Sinh viên mới ra trường
Được học chuyên sâu về kỹ thuật tại ĐH Bách khoa Hà Nội là cơ hội quý báu giúp em có thêm động lực và muốn cống hiến cho ngành Kỹ thuật. Là một người rất yêu thích tìm hiểu về cơ khí tự động hoá, em tin rằng vị trí [tên vị trí ứng tuyển] là cơ hội tốt để mình phát triển và thực nghiệm những gì đã học. Công ty HHH với môi trường năng động, hiện đại là nơi em mong muốn được học tập, cống hiến sức mình cho sự phát triển chung của công ty nói riêng và toàn ngành kỹ thuật nói chung.
Tạo mẫu CV xin việc ngành kỹ thuật tại TopCV
Để chinh phục bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần phải có bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Bên cạnh rèn giũa kiến thức và kỹ năng cá nhân, hồ sơ xin việc, cụ thể là CV chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến công việc mơ ước của mình. Nơi đáp ứng được nguyện vọng đó của bạn chính là TopCV. Đây là nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm được cho mình mẫu CV có sẵn và tuỳ chỉnh theo ý muốn. Đồng thời cập nhật nhanh chóng những việc làm ngành kỹ thuật được “match” phù hợp với CV của bạn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết một CV cho ngành kỹ thuật
Qua chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật, Blog TopCV hy vọng bạn đã hiểu được ý nghĩa của nội dung này. Đồng thời có thể viết được mục tiêu phù hợp và chuẩn xác trong CV của bản thân!