Khi bắt đầu thời gian thử việc tại doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề mà người lao động cần chú ý như mức lương thử việc bao nhiêu là hợp lý hay liệu lương thử việc có phải đóng thuế TNCN không. Chi tiết những quy định về mức lương thử việc cùng một số lưu ý khi bắt đầu thời gian thử việc sẽ được Blog TopCV tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng theo dõi!
Quy định về thời gian thử việc
Thời gian thử việc là gì? Theo Luật Lao động 2019, thời gian thử việc được định nghĩa là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động và người lao động làm quen và đánh giá về công việc trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Thông thường thời gian thử việc sẽ bắt đầu từ lúc chính thức tiếp nhận công việc, sau khi hai bên thỏa thuận và đi tới thống nhất về công việc, mức lương,…
Quy định về thời gian thử việc theo Luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
>>> Tham khảo: Tổng hợp những quy định về thời gian thử việc của người lao động
Thử việc có được nhận lương không? Lương thử việc bao nhiêu?
Người lao động trong thời gian thử việc được nhận mức lương thử việc dựa trên thỏa thuận với người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong quá trình thỏa thuận, nhiều lao động chưa nắm được quy định lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức, dẫn tới không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của bản thân.
Theo điều 26 – Luật Lao động 2019, mức tiền lương trong thời gian thử việc phải bằng ít nhất 85% lương chính thức. Do đó, nếu người sử dụng lao động đưa ra mức lương thử việc dưới 85% ( ví dụ 75%, 70% hay 50%) là trái với quy định lương thử việc của pháp luật. Ngoài ra, người lao động cũng cần chú ý tới những doanh nghiệp yêu cầu thử việc không lương – Đây cũng là điều khoản không đúng với bộ Luật Lao động, đặc biệt dưới hình thức “học việc”.
>>> Tham khảo: Nhân viên thử việc có được hưởng lương ngày lễ không?
Lương thử việc có phải đóng thuế TNCN không?
Doanh nghiệp sẽ trực tiếp thu lại phần tiền thuế TNCN và chịu trách nhiệm chi trả phần lương ròng (net) cho người lao động (bạn có thể tham khảo thêm Công cụ tính lương gross – net chi tiết để biết thêm về mức lương thực nhận của mình). Đây là khoản thuế mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ Nhà nước (thuế khấu trừ tại nguồn). Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, nếu đủ điều kiện được hoàn thuế, người lao động sẽ được hoàn lại phần thuế thu nhập cá nhân đã được khấu trừ trước đó.
Trường hợp thử việc phải đóng thuế TNCN
Dưới đây là hai trường hợp người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
Trường hợp 1: Người lao động thử việc và ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
- Trong trường hợp này, nếu như người lao động có thu nhập > 11 triệu đồng (không có người phụ thuộc, trong trường hợp có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng) thì phải đóng thuế TNCN
Trường hợp 1: Người lao động thử việc và ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
- Hợp đồng trong thời gian thử việc chưa phải là hợp đồng lao động, do đó với mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên, người lao động trong thời gian thử việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức thuế là 10%.
Trường hợp thử việc không phải đóng thuế TNCN
Trường hợp người lao động trong thời gian thử việc không phải đóng thuế thu nhập cá nhân là:
- Người lao động thử việc nhưng ký hợp đồng lao động > 03 tháng có thu nhập < 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc < 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 01 người phụ thuộc).
- Người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết theo mẫu.
>>> Tham khảo: Nhân viên thử việc có phải nộp thuế TNCN không? Cập nhật thuế TNCN 2021
Một số câu hỏi liên quan đến quy định thử việc người lao động nên biết
Muốn nghỉ việc trong thời gian thử việc cần báo trước bao nhiêu ngày?
Đối với người lao động khi nào có thể xin nghỉ việc trong thời gian thử việc? Theo điều 27, khoản 2, Luật Lao động 2019, mỗi bên có thể xin nghỉ việc và nghỉ việc ngay lập tức trong thời gian thử việc mà không cần báo trước hay bồi thường. Tuy nhiên bạn nên báo trước ít nhất 01 ngày để doanh nghiệp có sự chuẩn bị, sắp xếp cũng như giữ hình ảnh chuyên nghiệp, lịch sự của bản thân.
Trong thời gian thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Do trong thời gian thử việc người lao động chưa ký hợp đồng lao động chính thức nên doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm những phúc lợi cho bản thân khi làm việc tại doanh nghiệp.
>>> Tham khảo: Sổ bảo hiểm xã hội là gì – Tất cả những gì người lao động cần biết
Hy vọng rằng, bài viết trên của Blog TopCV đã giúp bạn hiểu rõ mức lương thử việc bao nhiêu theo quy định pháp luật cũng như một số kiến thức về tiền lương trong thời gian thử việc. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm