Thử việc là “cửa ải” cuối cùng trước khi bạn trở thành nhân viên chính thức. Đây cũng là cơ hội trải nghiệm thực tế để xem bản thân có phù hợp với công việc mới này hay không. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn vẫn có thể xin nghỉ việc trong thời gian thử việc. Vậy khi nào nên xin nghỉ, phải báo trước bao nhiêu ngày và có cần viết đơn không? Blog.TopCV sẽ giải đáp tại bài viết sau đây.
Thử việc là gì?
Thử việc là quá trình mang tính chất quyết định xem bạn và tổ chức có tiếp tục hợp tác về sau hay không. Thử việc nghĩa là bạn sẽ bắt đầu quá trình làm việc như các nhân viên khác. Tuy nhiên giai đoạn này chưa phải là làm việc chính thức. Giái đoạn này đối với bản thân mỗi người thử việc là tìm sự thích nghi. Bạn phải làm sao để có thể thích nghi với môi trường làm việc mới, hiểu rõ công việc mình phải làm. Đối với nhà tuyển dụng, thử việc là quá trình họ đánh giá năng lực của nhân viên. Họ muốn xem liệu bạn có thể hiện được những gì bạn đã nói khi phỏng vấn hay không. Kết thúc quá trình thử việc bạn và nhà tuyển dụng sẽ đi đến quyết định ký kết hợp đồng lao động hoặc không. Nói chung, thử việc là giai đoạn quan trọng. Nếu bạn không ý thức được điều này sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc của chính mình.
Khi nào nên xin nghỉ việc trong thời gian thử việc?
Có thể trước đó, bạn đã tìm hiểu về công ty và rất mong chờ cơ hội được làm việc tại đây. Vậy nhưng thực tế luôn có những sự khác biệt nhất định so với suy nghĩ của bạn. Nếu trải nghiệm thực tế cho thấy bạn không phù hợp, bạn có thể xin nghỉ việc trong thời gian thử việc.
Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp
Rất nhiều công ty “tô hồng” hình ảnh để chiêu mộ ứng viên. Ví dụ như quảng cáo về văn phòng làm việc xịn sò, tinh thần làm việc của mọi người rất chuyên nghiệp, đề cao quyền lợi của nhân viên… Tuy nhiên khi bạn thử việc lại thấy thiết bị văn phòng thiếu thốn, phải chờ đợi nhau in tài liệu; mọi người không hợp tác vì “coi thường” người mới…
Khối lượng công việc quá lớn
Đây cũng là lý do khá phổ biến khiến nhiều người xin nghỉ việc trong giai đoạn training. Vì là nhân viên mới nên một số đồng nghiệp lâu năm xấu tính có thể sẽ muốn đẩy hết công việc cho bạn. Nhiều người lại rất “cả nể” nghĩ đây là điều bình thường. Đồng thời có suy nghĩ vì người mới thì mình phải chịu đựng được những áp lực này mới được làm việc chính thức. Tuy nhiên bạn phải biết được công việc của mình là gì (đề cập trong JD). Không nên nhận quá nhiều việc ngoài trách nhiệm của mình.
Không phù hợp với văn hóa công ty
Văn hoá công ty có thể không thực sự phù hợp với bạn. Khi thử việc có thể bạn thấy nhiều quy định, nghi thức quá bất cập; các hoạt động tập thể của công ty rất ít; phong cách làm việc của mọi người không thoải mái, quá cạnh tranh…
Không thể hòa đồng, chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên
Yếu tố này phụ thuộc vào cả hai bên. Có thể bạn chưa đủ tự tin để làm quen và thân thiết với mọi người. Đó là rào cản của riêng bạn và bạn nên cố gắng hơn thay vì xin nghỉ việc. Nhưng nếu vấn đề nằm ở phía khách quan. Nghĩa là mọi người không tỏ ra có thiện chí, ma cũ bắt nạt ma mới… thì bạn cũng nên xem xét về vấn đề này. Liệu mình có thực sự thoải mái và được tôn trọng khi làm việc ở đây hay không.
>>> Xem thêm: Bộ 5 mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh chuẩn 2021
Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải có trách nhiệm thông báo kết quả quá trình thử việc cho NLĐ. Nếu trường hợp NLĐ hoàn thành quá trình thử việc đúng yêu cầu, cần phải ký kết hợp đồng lao động rõ ràng thì mới được tiếp tục sử dụng lao động.
Cùng trong điều 29, tại khoản 2 cũng nêu rõ trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước. Ngoài ra cũng không phải bồi thường nếu thử việc không đạt kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên để thể hiện bản thân là một người có thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, bạn vẫn nên báo trước nếu muốn nghỉ. Có thể báo ngay vào ngày làm việc cuối cùng.
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được trả lương không?
Trong thời gian thử việc, người lao động hoàn toàn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không phải bồi thường cho công ty. Công ty vẫn có nghĩa vụ trả tiền lương những ngày người lao động đi làm trong thời gian thử việc, và với mức lương hai bên đã thỏa thuận trước đó, nếu không có thỏa thuận, thì phải trả cho người lao động ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn tại điều 26, 27 Bộ luật lao động 2019.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty quy định thử việc không lương. Thời gian thử việc cũng là khác nhau ở mỗi vị trí. Bạn nên xác định rõ ràng vấn đề này trong khi phỏng vấn để tránh những hiểu lầm, tranh cãi về sau.
>>> Xem thêm: Chia sẻ cách viết đơn xin nghỉ việc đơn giản bằng email
Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
Thực tế thì trong nhiều tình huống, người đang trong thời gian thử việc chỉ cần báo trước nếu muốn nghỉ chứ không nhất thiết phải viết đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, để tăng sự lịch sự và chuyên nghiệp, bạn có thể viết đơn xin nghỉ. Điều này còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai nếu có.
Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc hoàn toàn tương tự với đơn xin nghỉ việc thông thường. Dù viết đơn cứng hay đơn xin nghỉ việc qua email, bạn cũng cần đảm bảo 3 phần cơ bản: Phần mở đầu, Phần lý do, Phần lời cảm ơn.
Thông thường sẽ còn có phần bàn giao công việc. Tuy nhiên nếu bạn mới đang thử việc thì mục này có thể không cần thiết. Nhân viên thử việc thường mới chỉ đảm nhận những công việc cơ bản, chưa quá phức tạp và liên quan tới nhiều bộ phận. Vì vậy tuỳ vị trí và công việc mỗi người, bạn hãy xem có cần bàn giao hay không.
Xin nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc là quyết định ít người mong muốn. Để hạn chế điều này, bạn nên tìm việc ở các trang tuyển dụng uy tín như TopCV. Thông tin tuyển dụng sẽ chi tiết và chính xác giúp bạn tìm được công việc phù hợp nhất. Và đừng quên bỏ lỡ các tin tức nghề nghiệp hữu ích khác trên Blog TopCV nhé!