Hiệu quả công việc là gì? 10 phương pháp làm việc hiệu quả

lam-viec-hieu-qua

Một cá nhân biết gia tăng hiệu quả công việc thì luôn được đánh giá cao. Nếu bạn luôn hoàn thành mọi công việc và nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng thì Sếp chắc chắn sẽ đánh giá cao, con đường thăng tiến nhờ vậy mà rộng mở. Ở bài viết này, Blog.TopCV sẽ giới thiệu đến bạn những phương pháp làm việc hiệu quả nhất.

1. Hiệu quả công việc là gì? 

Hiệu quả công việc là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng và chính xác. Hiệu quả công việc cao hay thấp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, có yếu tố chủ quan xuất phát từ năng lực người thực hiện và yếu tố khách quan ảnh hưởng từ hoàn cảnh làm việc. 

lam-viec-hieu-qua
Như thế nào là làm việc hiệu quả?

Chẳng hạn, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 vừa qua thì yếu tố khách quan về giãn cách xã hội đã khiến cho nhiều người lao động làm việc kém năng suất hơn. Sở hữu kỹ năng làm việc hiệu quả là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển sự nghiệp thời hiện đại. Biết làm việc hiệu quả cũng sẽ giúp chúng ta thích nghi nhanh chóng hơn trước mọi tình huống. 

Để đánh giá xem một nhân viên có làm việc hiệu quả hay không thì các công ty thường sử dụng thước đo cơ bản là bảng KPI hoặc hạn deadline. Không chỉ dựa vào thời gian hoàn thành công việc, hiệu quả công việc còn dựa vào nhiều kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp… 

2. Kỹ năng cần có để làm việc hiệu quả với năng suất chất lượng

Nếu bạn đang thường xuyên mất tập trung và lơ là công việc đến độ bị chậm deadline thì hãy nhìn lại xem mình còn thiếu kỹ năng nào dưới đây không. Người làm việc hiệu quả là người biết cách sử dụng linh hoạt các kỹ năng

lam-viec-hieu-qua
Kỹ năng nào giúp tăng hiệu quả công việc?

Xem thêm: Đừng tin vào những lời khuyên kinh điển này nếu bạn muốn làm việc hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp là lợi thế quan trọng giúp làm việc hiệu quả. Đây là kỹ năng mềm cơ bản nhất tạo nên thành công sự nghiệp. Người có khả năng giao tiếp tốt sẽ chủ động hơn trong học hỏi kinh nghiệm làm việc. Kỹ năng giao tiếp nhìn chung có thể giúp bản thân tự tin hơn, thoải mái thể hiện năng lực của mình ở mọi môi trường lao động. Hãy tận dụng kỹ năng này để kết nối với đồng nghiệp và đối tác, từ đó phối hợp làm việc ăn ý. 

Xem thêm: Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ! 10 bí kíp giao tiếp khôn ngoan của người thành đạt

Kỹ năng phân chia công việc 

Để nâng cao năng suất lao động thì nên phân chia công việc theo từng hạng mục nhất định. Nhất là đối với những dự án phức tạp thì việc liệt kê ra từng nhiệm vụ cụ thể sẽ hỗ trợ tiến độ cực kỳ nhanh chóng. Đừng để việc chồng chất hay dồn ứ vào ngày cuối cùng. Một khi biết phân chia ra từng công đoạn lớn, nhỏ thì chắc chắn bạn sẽ có đủ thời gian hoàn thành sớm. Có thể tận dụng lợi thế công nghệ như báo thức, ghi chú điện tử để luôn được nhắc nhở làm việc đúng giờ giấc. 

Kỹ năng quản lý thời gian 

Học ngay kỹ năng quản lý thời gian để làm việc hiệu quả hơn. Bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý, bạn sẽ hạn chế được xao nhãng và tập trung hơn vào nhiệm vụ chính. Ví dụ, nếu đang làm việc tại nhà thì nên dành hẳn ra 3 – 4 tiếng để hoàn thành công việc. Nói không với chuyện vừa làm vừa lướt mạng xã hội vì như vậy sẽ hình thành thói quen xấu. Càng sắp xếp thời một cách hợp lý thì bạn càng tiết kiệm thêm được nhiều giờ nghỉ ngơi quý giá. 

Xem thêm: Quản lý thời gian với ma trận Eisenhower – bạn đã biết?

Kỹ năng làm việc nhóm 

Rất nhiều ngành nghề ngày nay đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm. Vì vậy, hiệu quả công việc có tốt hay không sẽ tùy thuộc vào độ gắn kết giữa các thành viên trong tập thể. Hãy vì mục tiêu chung mà phối hợp đoàn kết với đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau không ngần ngại. Đừng quên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tất cả mọi người. Nên nhớ kỹ rằng “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

3. Chia sẻ 10 phương pháp làm việc hiệu quả  

lam-viec-hieu-qua
Gợi ý bạn 10 phương pháp cơ bản để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả

Luôn duy trì sự tập trung 

Để tập trung hơn vào công việc, bạn nên đặt thời gian cụ thể như là: viết xong báo cáo trong 1 tiếng, ngồi đọc tài liệu trong 1 tiếng…Nếu hay bị xao nhãng trước mạng xã hội thì tốt nhất nên để điện thoại di động ở xa vị trí làm việc và chỉ sử dụng khi có thông báo cuộc gọi hay tin nhắn. Bạn cũng cần xem lại lịch sinh hoạt để điều chỉnh sao cho điều độ. Năng lượng làm việc thường dồi dào vào buổi sáng nên hãy gắng dậy sớm để tỉnh táo. 

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất 

Chạy nhanh lên đỉnh cao không có nghĩa là bạn bỏ qua tri thức cơ bản. Một quá trình phấn đấu và học hỏi lâu dài sẽ giúp bạn tạo dựng kinh nghiệm sành sỏi. Hãy thử vẽ ra lộ trình phát triển sự nghiệp để từ đó không ôm đồm hay nhận việc quá sức. Khi có mục tiêu cụ thể thì bất cứ việc gì cũng có thể mang lại hiệu quả cao.  

Cẩn thận tỉ mỉ 

Giữ cho mình một đức tính tỉ mỉ, cẩn thận sẽ giúp bạn xử lý công việc thêm hiệu quả. Sự cẩn trọng luôn mang lại chất lượng tốt nhất. Nên rèn luyện ngay tính cẩn thận này bởi đôi khi chỉ cần đánh máy sai chính tả hay ký nhầm văn bản thôi là đã có thể gặp sai lầm lớn. Vì thế, nhà tuyển dụng thường xuyên đánh giá cao những ứng viên cầu toàn và nghiêm túc trong công việc. 

Phân chia công việc thành những đoạn nhỏ 

Các mục tiêu nhỏ thường dễ chinh phục hơn là cùng một lúc xử lý công việc từ A đến Z. Phân chia công việc ra từng phần riêng lẻ giúp não bạn hoạt động logic. Kỹ thuật này cũng không gây nhàm chán mà ngược lại còn tiết kiệm thời gian cực đỉnh. Với cách chia nhỏ công việc, bạn sẽ giảm tải được stress và căng thẳng. Qua đó còn cảm thấy nhẹ nhàng và yêu công việc hơn trước. 

Giữ tinh thần thoải mái 

Cảm xúc tốt cùng tinh thần thoải mái là nền tảng cho một ngày làm việc hiệu quả. Chưa kể là bạn còn cảm thấy tự tin hơn nhiều nếu như luôn lạc quan và sẵn sàng lao động trong trạng thái tỉnh táo. Bên cạnh thể chất khỏe mạnh thì tinh thần cũng phải lành mạnh để phối hợp nhịp nhàng. 

lam-viec-hieu-qua
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để tăng hiệu quả công việc

Nếu gặp stress thì hãy ngưng công việc lại một chút, dành chút thời gian thư giãn, vận động người hoặc đơn giản là ăn uống nhẹ nhàng vào để bổ sung năng lượng. Tuyệt đối hạn chế làm việc khuya muộn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến bộ máy sinh học, gia tăng mệt mỏi không đáng có. 

Xem thêm: 5 kiểu nhạc “refresh” tinh thần, “thổi bay” stress khi làm việc

Chủ động học hỏi từ đồng nghiệp hoặc cấp trên 

Chủ động là thói quen tốt, mang lại nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Chủ động hỏi thăm kinh nghiệm từ người khác, chủ động học hỏi cái mới, chủ động nhận ra lỗi sai…, tất cả rồi sẽ hỗ trợ bạn về mọi mặt. Từ việc tự thân mình vận động, bạn sẽ dần hình thành lối suy nghĩ linh hoạt để dễ dàng “đánh gục” mọi tình huống. Chủ động cũng là kỹ năng giải quyết vấn đề tuyệt đỉnh vì giúp bạn hòa nhập, nâng cao nhiều mối quan hệ chất lượng.

Thường xuyên đánh giá tiến độ hoàn thành công việc 

Tự giác đánh giá tiến độ công việc là phương pháp hữu hiệu để xem lại bản thân mình đã thành công được đến đâu. Bạn có thể dùng thước đo thời gian (deadline), thang điểm hay thậm chí là nhờ người khác nhận xét. Quá trình đánh giá ngược về bản thân này giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế, từ đấy biết mình cần sửa đổi gì và nên học thêm những kiến thức nào. 

Xem thêm: Lập kế hoạch làm việc SMART siêu hiệu quả 

Xin lời khuyên từ người có kinh nghiệm 

Đa phần những lời khuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra thiếu sót và sai lầm để kịp thời sửa chữa. Nên chọn người phù hợp để xin lời khuyên. Có thể cân nhắc hỏi han kinh nghiệm từ tiền bối trong công ty hoặc những người cùng ngành nghề. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ người khác có thể không giống với trải nghiệm thực tế của bạn. Nên nhớ lời khuyên chỉ là tham khảo chứ không phải chỉ dẫn chi tiết, cần chọn lọc và áp dụng sao cho hợp lý.

Không bảo thủ 

Biết bảo vệ quan điểm của mình là tốt nhưng chớ nên bảo thủ và cố thủ nếu như quan điểm đó sai lệch với hầu hết tập thể. Thay vì đặt cược quá đà vào ý kiến cá nhân thì hãy thường xuyên mở lòng, sẵn sàng lắng nghe và đón nhận thông điệp mới. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – để làm việc hiệu quả thì nên mở rộng tư tưởng, phát triển lên dần theo xu thế hiện đại. 

Tự tạo động lực cho chính mình 

Kỹ năng tự tạo động lực giúp bạn tránh xa thói xấu trì hoãn. Động lực đến từ mục tiêu nghề nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy bản thân vượt qua mọi khó khăn, bão tố. Mỗi khi nản lòng, hãy nhớ về những gì đã và đang thôi thúc bạn. Động lực còn đến từ cảm hứng muôn nơi, được tìm thấy qua: âm nhạc, sách báo hay đơn giản là những người thân yêu xung quanh bạn. 

Xem thêm: Bí quyết tự tạo động lực làm việc hiệu quả 

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn cái nhìn toàn thể hơn về phương pháp làm việc hiệu quả. Hãy luôn cố gắng rèn luyện bản thân mình để khả năng làm việc ngày càng vươn xa. Đừng quên tìm kiếm cơ hội việc làm tốt nhất tại TopCV.vn để tích lũy thật nhiều kinh nghiệm nhé!