Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

kinh-nghiem-phong-van

Làm thế nào để có một buổi phỏng vấn xin việc thuận lợi nhất? Trong bài viết này, Blog.TopCV.vn sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm phỏng vấn để tăng điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

1. Phỏng vấn xin việc là gì?

Sau khi bạn gửi hồ sơ xin việc về một doanh nghiệp và đã được chấp thuận, phía công ty sẽ gửi cho bạn một lời mời phỏng vấn qua hòm thư điện tử. Tại buổi phỏng vấn, bạn sẽ trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra. Mục đích là để cho nhà tuyển dụng thấy được những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và tố chất của bạn phù hợp với yêu cầu công việc của công ty họ.

>> Xem thêm: Thư mời phỏng vấn là gì? Mẫu trả lời thư mời phỏng vấn chuẩn 2021

2. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

kinh-nghiem-di-phong-van
Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc ứng viên cần lưu ý

Trang phục lịch sự, thoải mái

Hãy gây ấn tượng bằng một bộ trang phục lịch sự, nhã nhặn. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn quan trọng vì có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngôn ngữ cơ thể

Thông qua ngôn ngữ cơ thể, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào tính cách và kỹ năng giao tiếp của bạn. Vì thế hãy chú ý luôn đi đứng thẳng lưng, khi phỏng vấn thì nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng và luôn mỉm cười nhé!

>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội

Tìm hiểu về công ty trước khi đi phỏng vấn

Để tiết kiệm thời gian cho cả hai bên và không bị bỡ ngỡ trước những yêu cầu công việc từ phía doanh nghiệp, bạn hãy tìm hiểu trước về công ty và vị trí mà mình ứng tuyển. Hãy chú ý đến những thông tin như lĩnh vực kinh doanh, những thành tựu, những định hướng và văn hóa doanh nghiệp,…

Trung thực về bằng cấp, chứng chỉ

Một khi nhà tuyển dụng kiểm tra và phát hiện ra có sự gian lận trong các giấy tờ thì họ sẽ loại bạn ngay lập tức. Bởi vậy, hãy luôn trung thực với những thông tin cá nhân nhé!

Luôn mỉm cười

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin và thoải mái trong suốt buổi phỏng vấn. Luôn mỉm cười cũng sẽ giúp bạn cảm thấy bớt hồi hộp và lo lắng hơn.

Thể hiện thái độ cầu tiến

Bạn có thể rất tự tin với những kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có sự tự tin. Tuy nhiên, thái độ quan trọng hơn cả là cầu tiến. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự nghiêm túc và muốn phát triển lâu dài với công việc này.

3. Chia sẻ 1001 câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời

kinh-nghiem-di-phong-van-xin-viec
Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn dành cho ứng viên

Câu 1: Kể về một thành tựu trong công việc bạn từng đạt được.

Với các thành tựu bạn từng đạt được, hãy tập trung nói về những giá trị cụ thể bạn đã mang lại cho doanh nghiệp cũ, bao gồm những dẫn chứng rõ ràng và những con số.

Ví dụ: Trong tháng đầu tiên làm việc tại công ty, tôi đã được tuyên dương là nhân viên xuất sắc của tháng vì đã đem lại doanh thu 500 triệu đồng cho doanh nghiệp. Với một người lần đầu tiên làm nhân viên kinh doanh như tôi thì công việc đó thật sự rất áp lực. Dù vậy, sau khi đạt được lợi ích tài chính cho doanh nghiệp, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tràn đầy động lực.

Câu 2: Bạn có mục tiêu nghề nghiệp gì?

Tránh nói về những mục tiêu dài hạn, những kế hoạch chung chung mà hãy trình bày về những mục tiêu ngắn hạn có thể thực hiện trong thời gian trước mắt.

Ví dụ: Trong 2 năm tới, tôi có mong muốn thăng tiến lên chức vụ quản lý, khi đã hoàn thiện được những kỹ năng quản lý và khả năng xây dựng kế hoạch của mình.

>> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp và nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu

Câu 3: Tại sao bạn muốn trở thành nhận sự của công ty chúng tôi?

Hãy đề cập đến những điểm mạnh, đặc điểm nổi trội của doanh nghiệp họ mà bạn thấy hứng thú. Đồng thời, trình bày về mong muốn của bản thân có liên quan đến những đặc điểm của doanh nghiệp họ.

Ví dụ: Năm vừa qua, tôi đã thấy Quý công ty có xuất hiện trên chương trình Shark Tank. Tôi nhận thấy những người lãnh đạo của Quý công ty có một quyết tâm bùng nổ và sự sáng tạo mạnh mẽ. Trong khi tôi cũng rất mong muốn được trở thành một người nhiệt huyết và quyết đoán như vậy, nên tôi quyết định ứng tuyển vào công ty để học hỏi thêm thật nhiều.

Câu 4: Bạn đánh giá thế nào về công ty cũ?

Đừng đưa ra những nhận xét tiêu cực mà hãy chia sẻ về những trải nghiệm quý giá bạn có được tại công ty đó.

Ví dụ: Công ty cũ của tôi là một tập thể vô cùng đoàn kết và tích cực. Mọi người luôn giúp đỡ nhau hết sức để cùng đạt được mục tiêu chung. Tại đó, tôi đã được rất nhiều anh chị có kinh nghiệm giúp đỡ. Vì thế, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới.

Câu 5: Bạn có sẵn sàng khi phải tăng ca không?

Không ai muốn phải tăng ca triền miên cả. Thế nhưng, mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là muốn đánh giá mức độ trách nhiệm của bạn trong công việc mà thôi.

Ví dụ: Đối với tôi việc tăng ca hoặc phải đem việc về nhà làm là điều bình thường. Bởi nếu có thể hoàn thành mục tiêu công việc, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp thì tăng ca là việc có thể chấp nhận được.

>> Xem thêm: Chia sẻ bộ câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn hay nhất 2021

kinh-nghiem-tra-loi-phong-van
Kinh nghiệm đi phỏng vấn với bộ câu hỏi thường gặp

Câu 6: Tại sao thời gian qua bạn không đi làm?

Hãy trả lời một cách thực tế và tránh không thể hiện ra những yếu điểm của bản thân.

Ví dụ: Trong thời gian vừa qua tôi đã tập trung vào việc học thêm các nghiệp vụ cần thiết cũng như hoàn thiện được một vài kế hoạch cá nhân. Tôi đã dùng thời gian đó để định hướng lại bản thân một cách tốt hơn chứ không vội vàng ép mình vào một công việc mà không có kế hoạch.

Câu 7: Bạn có sẵn sàng đi công tác thường xuyên không?

Đi công tác là đầu việc quen thuộc của những vị trí mang tính chất đối ngoại trong doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn nghiêm túc với công việc đó, thì cần phải chấp nhận rằng dịch chuyển là một trong những công việc của mình.

Ví dụ: Trước khi đến phỏng vấn tôi đã cân nhắc rất nhiều việc việc này. Với tôi, đi công tác là một phần quan trọng trong công việc mà tôi ứng tuyển. Hiện tại, tôi chưa lập gia đình và không vướng bận nhiều nên có thể làm việc linh hoạt theo yêu cầu của công ty.

Câu 8: Bạn mong muốn điều gì khi được trở thành nhân viên chính thức của công ty chúng tôi?

Nhà tuyển dụng muốn xem xem bạn có phù hợp với yêu cầu công việc không, từ đó đưa ra những chế độ đãi ngộ phù hợp với bạn.

Ví dụ: Tôi mong rằng điều kiện làm việc tại đây đủ tốt để tôi có thể phát triển được với nghề. Đồng thời, tôi cũng rất cảm kích nếu công ty luôn khuyến khích nhân viên đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Câu 9: Bạn muốn có mức lương bao nhiêu cho vị trí này?

Hãy đề cập đến một mức hợp lý và đừng quên hỏi về những chế độ phúc lợi, đãi ngộ khác.

Ví dụ: Ở công ty cũ, tôi đã được nhận mức lương cơ bản là 8 triệu đồng/tháng. Tôi hy vọng rằng công ty có thể đánh giá, xem xét và đưa ra một mức lương tương xứng với kinh nghiệm của tôi.

Câu 10: Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Đừng trả lời “không” hoặc hỏi các câu hỏi liên quan nhiều quá về chế độ lương thưởng và đãi ngộ.

Ví dụ: Tôi muốn biết rõ hơn về định hướng phát triển của công ty. Không biết hiện tại công ty có đang chạy dự án đặc biệt nào không?

>> Xem thêm: Tổng hợp những câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn

Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn kèm theo một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ có được một buổi phỏng vấn suôn sẻ, thành công. Và đừng quên truy cập website TopCV.vn để tham khảo thêm nhiều tips phỏng vấn xin việc cũng như những tin tuyển dụng việc làm siêu HOT nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm