Mục tiêu nghề nghiệp giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về định hướng nghề nghiệp tương lai của từng ứng viên. Làm thế nào để tự thiết lập mục tiêu nghề nghiệp chuẩn xác nhất? Tham khảo ngay nguyên tắc SMART cực đỉnh trong bài viết sau đây của Blog.TopCV.
1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong tuyển dụng. Giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Đây đồng thời là động lực thúc đẩy nhiều bạn trẻ gặt hái thành công. Trong tiếng Anh, mục tiêu nghề nghiệp còn được biết tới với khái niệm Career Objective.
Về cơ bản, thiết lập mục tiêu nghề nghiệp chính là những dự định học hỏi và phát triển trong tương lai. Mục tiêu thường liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Chẳng hạn như: mục tiêu nghề nghiệp của một sinh viên ngành Báo chí là trở thành Biên tập viên mảng thời sự, mức lương từ 6 đến 8 triệu/tháng sau khi ra trường.
Phân loại mục tiêu nghề nghiệp
Có thể phân loại ra 3 kiểu mục tiêu nghề nghiệp:
- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Thường được đặt ra trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, chủ yếu liên quan đến việc học hỏi kỹ năng và mở rộng quan hệ nghề nghiệp. Mục tiêu ngắn hạn là tiền đề cho mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu nghề nghiệp trung hạn: Là dự định nghề nghiệp trong khoảng 3 đến 5 năm, phù hợp với sinh viên vừa ra trường. Trong mục tiêu ghi rõ tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai. Nên nhấn mạnh nội dung liên quan tới vị trí ứng tuyển.
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Thường kéo dài từ 5 đến 10 năm. Nội dung bao gồm kế hoạch phát triển lâu dài, tập trung hướng tới những vị trí cao hơn.
Xem thêm: Thành công theo cách của bạn: Nếu bạn còn trẻ, đừng chăm chăm đồng lương hay địa vị đến sớm
2. Tại sao cần thiết lập mục tiêu phát triển sự nghiệp?
Tự vạch ra mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp bản thân phát triển tầm nhìn sâu rộng mà còn cho phép nhà tuyển dụng đánh giá khách quan hơn. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp nhìn chung rất quan trọng, nếu không có danh sách cụ thể thì sẽ rất khó để đạt tới thành công.
Tạo động lực
Đặt mục tiêu nghề nghiệp là cơ hội tự thúc đẩy bản thân hoàn thành mọi kế hoạch đề ra. Mục tiêu có đi đến kết quả hay không sẽ phụ thuộc vào động lực nhỏ hay lớn. Một lộ trình cụ thể cho mục tiêu nghề nghiệp cũng giúp người trẻ cải thiện kỹ năng và trau dồi kiến thức.
Tăng trách nhiệm với bản thân
Toàn bộ nội dung ghi trong mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp bạn trẻ làm quen dần với tầm quan trọng của việc chịu trách nhiệm. Từ quyết định của bản thân, người thiết lập mục tiêu phải lên ý tưởng, sắp xếp các bước đi cụ thể rồi triển khai bằng hành động thiết thực. Những kết quả sau đó hoàn toàn thuộc về trách nhiệm cá nhân nên phải thực sự nghiêm túc khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết.
Giữ được sự tập trung cao độ
Tập trung là đức tính cần thiết tạo nên thành công. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và cụ thể chính là yếu tố giúp ta duy trì sự tập trung. Bạn có thể tập trung cho lĩnh vực chuyên môn, học thêm kỹ năng mới hay cải thiện ngoại ngữ…Những người điều chỉnh được sự tập trung sẽ có khả năng hoàn thành mục tiêu nhanh hơn.
Xem thêm: 4 bước thiết lập mục tiêu hiệu quả
3. Tìm hiểu nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu
Để hiểu cụ thể thì tên “SMART” chính là viết tắt cho 5 yếu tố quan trọng, bao gồm:
- S – Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu cụ thể sẽ giúp từng “đường đi nước bước” hiện ra rõ ràng hơn. Chẳng hạn, bạn đặt mục tiêu trở thành triệu phú. Tuy nhiên bạn không hề biết mình sẽ kinh doanh hay đầu tư vào cái gì thì làm sao kiếm nổi thu nhập khủng. Hãy chỉ ra kế hoạch chi tiết: đầu tư bất động sản, học chơi cổ phiếu, làm KOL…
- M – Measurable (Tính đo lường): Mục tiêu nên có tính đo lường để dễ kiểm tra lại và phấn đấu. Ví dụ, bạn muốn mức lương cao trong tương lai thì nên đặt cụ thể ra số tiền mong muốn (5 – 8 triệu, 10 – 15 triệu…)
- A – Achievable (Tính khả thi): Mục tiêu khả thi là mục tiêu sát với khả năng của bản thân. Bạn không có năng khiếu âm nhạc mà lại đặt mục tiêu trở thành ca sĩ thì sẽ khá khó. Tuy nhiên, cũng không nên để mục tiêu quá dễ dàng vì như vậy sẽ làm giảm động lực.
- R – Realistic (Tính thực tế): Nên chú ý tới tính thực tế khi đặt mục tiêu. Đừng tin quá đà vào những mục tiêu mang tính tưởng tượng (ví dụ: làm vua, làm phù thuỷ…). Hãy để tâm tới vấn đề tài chính và năng lực thực của bản thân. Cần tính toán xem quỹ thời gian, môi trường có hợp để theo đuổi mục tiêu sắp tới không.
- T – Timely (Tính chính xác về thời gian): Hãy chuẩn bị khung thời gian để ghi dấu từng cột mốc sự nghiệp. Điều này giúp bạn kiểm soát thời gian, biết mình đang ở đâu và cần sửa đổi như thế nào.
>>> Xem thêm: Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART
4. Kết luận
Nguyên tắc SMART là nguyên tắc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp theo cách “THÔNG MINH” nhất. Phương pháp đã được thế giới áp dụng từ năm 1980 và mang lại nhiều hiệu quả nhất định. Nếu vẫn còn phân vân chưa biết vạch ra mục tiêu nghề nghiệp như thế nào thì hãy tham khảo ngay nguyên tắc “thần kỳ” này nhé!
Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp vừa giúp bạn nhanh chóng theo đuổi ngành nghề mơ ước, vừa là hành trang gây ấn tượng trong CV. Nếu đã hiểu hơn về mục tiêu nghề nghiệp thì còn ngại gì mà không tìm ngay một công việc đúng chuẩn tại TopCV.vn với cơ hội việc làm rộng mở, phù hợp với nhiều mục tiêu nghề nghiệp.