Giải mã các thuật ngữ trong ngành logistics phổ biến nhất

các thuật ngữ trong ngành logistics
Các thuật ngữ trong ngành logistics

Các thuật ngữ trong ngành logistics thường khá khó nhớ và dễ nhầm lẫn, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt những thuật ngữ logistics thường gặp trong công việc một cách chính xác nhất!

Cơ hội việc làm ngành Logistics

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, logistics tuy là một ngành học mới nhưng đã nhanh chóng thu hút số lượng lớn hồ sơ đăng ký trong những năm gần đây. Tốt nghiệp ngành logistics, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại,… sinh viên sẽ làm có cơ hội làm việc trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hãng tàu, công ty forwarder, cơ quan hải quan,… ở những vị trí như nhân viên chứng từ, nhân viên sales xuất nhập khẩu, customer services, nhân viên kế hoạch xuất nhập khẩu, purchasing,…

>>> Tham khảo: Ngành Logistics là gì? Cơ hội việc làm ngành Logistics?

Các thuật ngữ trong ngành Logistics thường gặp nhất

AMS – Automated Manifest System: Khai hải quan điện tử đi Mỹ

AMS là thuật ngữ logistics chỉ hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập. Khi thực hiện gioa dịch thương mại sang Mỹ bắt buộc nhà xuất nhập khẩu phải thực hiện khai báo hải quan điện tử theo tiêu chuẩn này.

các thuật ngữ trong ngành logistics
Các thuật ngữ trong logistics dễ nhầm lẫn nhất

BL – Bill of Lading: Vận đơn đường biển

B/L là chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng sau khi xác nhận đặt booking. B/L phải thể hiện đầy đủ các thông tin về lô hàng hóa và có chữ ký của đại diện được ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận. B/L là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong giao dịch thương mại hàng hoá và là căn cứ cho hàng loạt giấy tờ khác liên quan như giấy chứng nhận xuất xứ C/O, hồ sơ hải quan, L/C,….

>>> Tham khảo: Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

BO – Booking Confirmation

Sau khi đã chốt được mức giá, ngày giờ và phương thức vận chuyển, bộ phận kinh doanh của hãng vận tải sẽ căn cứ theo yêu cầu đặt chỗ của khách hàng để gửi yêu cầu đó đến hãng tàu để đặt chỗ/ Sau đó, hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ và chuyển cho bộ phận kinh doanh một văn bản xác nhận. Văn bản này được gọi với từ ngữ chuyên ngành logistics là Booking Confirmation.

Bonded Warehouse – Kho ngoại quan

Kho ngoại quan là một hệ thống kho chuyên lưu trữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chuẩn bị xuất khẩu, hàng từ nước ngoài chuẩn bị nhập vào nước sở tại hoặc chỉ quá cảnh tại nước sở tại.

CIC – Container Imbalance Charge

Phụ phí CIC là phí cân bằng container, dùng để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để có container đóng hàng. Phụ phí vận tải biển này thường do hãng tàu thu

>>> Tham khảo: Ngành Logistics học trường nào tốt nhất hiện nay?

Phân biệt CIF và FOB

CIF và FOB là 2 trong số các điều kiện giao hàng trong Incoterm 2010. Trong đó, thuật ngữ logstics FOB (Free on Board hay Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng hoá, sản phẩm đã lên boong tàu với điểm chuyển rủi ro là lan can tàu. Người mua chỉ việc mua phần giá trị của hàng hoá mà không cần mua thêm vận tải và bảo hiểm của hàng hoá đó.

Còn CIF (Cost, Insurance and Freight) là điều kiện giao hàng với mức phí đã bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm, phí tàu vận chuyển hàng hoá. FOB, CIF nói riêng và các điều kiện giao hàng theo Incoterm là căn cứ để phân chia trách nhiệm cũng như những rủi ro về hàng hóa giữa người mua và người bán trong giao dịch thương mại quốc tế.

Phân biệt LCL và FCL

LCL: Less than Container Load – xếp hàng không đủ một container. Từ ngữ chuyên ngành logistics này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng có số lượng hàng không đủ một container nên sẽ cần ghép chung với những lô hàng của các chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ (forwarder) sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào 1 container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation, hàng hóa lúc này sẽ được gọi là hàng LCL (hàng lẻ, hay hàng consol)

Ngược lại với LCL là FCL: Full Container Load – xếp hàng nguyên container, có nghĩa là khối lượng hàng đủ để chứa đầy một hoặc nhiều container. Tương tự với LCL/FCL là LTL/FTL (Less than Truck Load/Full Truck Load)

các thuật ngữ trong ngành logistics
Tổng hợp các thuật ngữ trong ngành logistics phổ biến nhất

>>> Tham khảo: FCL là gì? Kiến thức cơ bản cần có khi làm Logistics

CFS – Container Freight Station: Trạm container hàng lẻ (kho CFS)

Khi có một lô hàng lẻ xuất nhập khẩu (LCL shipments) thì các công ty forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hàng lẻ (kho CFS) hoặc ngược lại.

Packing list – Bảng kê chi tiết hàng hóa

Packing list là thuật ngữ ngành logistics trình bày chi tiết nội dung đơn hàng xuất nhập khẩu, bao gồm các hạng mục: số lượng, loại hàng hóa, khối lượng, quy cách đóng gói, ngoài ra còn có thông tin của bên mua và bên bán, cảng đi – cảng đến, thông tin hãng tàu, điều kiện giao hàng, thông tin về hàng hóa và số hiệu hợp đồng, giúp cả người giao và người nhận có thể kiểm kê hàng hóa dễ dàng trong quá trình vận chuyển.

Có 3 loại packing list bao gồm

  • Detailed packing list: bản kê đóng gói chi tiết.
  • Neutrai packing list: bản kê đóng gói trung lập.
  • Packing and Weight list: bản kê đóng gói và trọng lượng.

>>> Tham khảo: Vai trò của Forwarder trong ngành Logistics

Quota – Hạn ngạch

Quota là một trong các thuật ngữ trong ngành logistics mà nhà xuất nhập khẩu cần chú ý. Nó là hạn ngạch thương mại giới hạn một số loại hàng nhất định vào một quốc gia trong một khoảng thời gian cho phép. Quota phụ thuộc vào quy định riêng về xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia, do đó nhà nhập khẩu cần chú ý để tránh vi phạm quy định.

Tìm việc làm Logistics ở đâu?

Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và đầy đủ nhất những cơ hội việc làm ngành logistics, bạn hãy truy cập vào TopCV. TopCV không chỉ cập nhật nhanh chóng những tin tức tuyển dụng tại 63 tỉnh thành trên cả nước mà còn giúp bạn hoàn thiện CV và chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn, giúp bạn dễ dàng chinh phục công việc mà mình mơ ước!

Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu các thuật ngữ trong ngành logistics, bạn đã có thêm kiến thức về ngành Logistics. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí việc làm cầu đường hấp dẫn nhất nhé!