Chia sẻ quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistics

quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh

Vị trí nhân viên kinh doanh luôn được xem là yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực Logistics. Làm thế nào để trở thành nhân viên sale Logistics giỏi là băn khoăn của không ít người theo ngành này. Cùng Blog.TopCV.vn khám phá thêm về quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực logistic qua bài viết sau đây để hiểu hơn về ngành nghề này.

Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistic

Nhân viên kinh doanh là vị trí quen thuộc và cốt cán trong lĩnh vực Logistics. Hiện nay, nhóm ngành Logistics có tiềm năng phát triển rất cao. Lợi thế này mang lại cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động. Trong đó có vị trí nhân viên kinh doanh là hay được tuyển dụng nhất. Về cơ bản, nhân viên kinh doanh Logistics phụ trách mọi công việc liên quan đến chuỗi hoạt động: 

  • Đóng gói và vận chuyển hàng hóa.
  • Lưu trữ hàng hóa tồn kho. 
  • Sản xuất và thiết kế bao bì sản phẩm. 
  • Vận tải, Kho bãi. 
  • Chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan.
quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Bảng mô tả quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh Logistics 

Một đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi sẽ giúp doanh nghiệp Logistics tiết kiệm được vô số chi phí. Bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu…Bên cạnh đó là loạt khả năng cạnh tranh được nâng cao. Để làm được điều này thì nhân viên kinh doanh có trách nhiệm:

  • Tìm kiếm, chọn lọc nhóm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh liên lạc cơ bản; website, mạng xã hội, số điện thoại…  
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng thông qua các buổi tư vấn, trao đổi.
  • Thực hiện quá trình chào bán cước (freight) và loạt dịch vụ all-in. 
  • Thực hiện trucking nội địa, phun trùng, kiểm dịch và thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. 
  • Lập thống kế báo giá theo doanh số đề ra. 
  • Phối hợp làm việc với Lines/NVOCC để kiểm tra lịch tàu và giá cước cũng như phụ phí vận chuyển. 
  • Nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
  • Cập nhật hiện trạng hàng hóa cho đội ngũ shipper và consignee.

Xem thêm: Ngành Logistics là gì? Cơ hội việc làm ngành Logistics?

Quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistic

quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh Logistics chuẩn nhất 2021 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường để xác định lợi thế cạnh tranh

Nhiệm vụ đầu tiên của nhân viên kinh doanh là quan sát và phân tích thị trường ở địa phương cụ thể. Họ phải tổng hợp xu hướng tiêu dùng phổ biến để đề xuất chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nên thường xuyên cập nhật giá cả biến động. Một khi hiểu rõ thị trường thì bạn sẽ cực kỳ dễ xác định thế mạnh cạnh tranh của công ty. 

Bước 2: Xác định hướng kinh doanh mục tiêu 

Hiện tại, ngành Logistics chia ra thành 3 hình thức kinh doanh phổ biến:

  • Sales LCL (Less than Container Load ): Kinh doanh hàng lẻ, do cá nhân gửi đi hoặc nhập số lượng ít từ nước ngoài về. 
  • Sales FCL (Full Container Load): Kinh doanh tổng hợp, chủ yếu áp dụng ở các công ty xuất nhập khẩu lớn. Đối tượng hàng hóa thường mang tính chất nặng, ví dụ như gỗ, thép, dầu khí… 
  • Sales Overseas: Kinh doanh hàng xuất nhập khẩu từ trong nước ra quốc tế và ngược lại. 

Bước 3: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng 

Nhân viên kinh doanh có thể hỗ trợ tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua 2 cách cơ bản: 

  • Cách thứ 1: Tìm kiếm theo nhóm khách hàng (độ tuổi, giới tính, nơi ở…) 
  • Cách thứ 2: Tìm kiếm theo nhu cầu tiêu dùng (cao cấp, tiết kiệm, hữu cơ…) 

Bước 4: Phân loại thông tin khách hàng

Sau khi xác định xong nhóm khách hàng mục tiêu thì đến bước phân loại và sàng lọc. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành Logistics thì có thể tham khảo qua 2 thể loại khách hàng phổ biến: 

  • Khách hàng tiềm năng: Là những người có nhu cầu tiêu dùng và có khả năng chi trả ổn định. 
  • Khách hàng không tiềm năng: Là những người hiếm hoặc không bao giờ có nhu cầu tiêu dùng. Khả năng chi trả của họ không ổn định. 

Bước 5: Báo giá theo nhu cầu của khách hàng 

Khi báo giá cho khách hàng, nhân viên kinh doanh cần chú ý những nội dung sau:

  • Giá vận chuyển, phụ phí tàu xe.
  • Thời gian vận chuyển hàng hóa. 
  • Điểm gửi và nhận của hàng hóa. 
  • Địa điểm trung chuyển trong lúc vận chuyển.
  • Lịch tàu xe.
  • Một số lưu ý đặc biệt dành cho lô hàng: dễ vỡ, đồ tươi sống, đồ dễ cháy nổ… 

Những lưu ý khi tạo CV xin việc nhân viên kinh doanh ngành Logistic

Mỗi ngành nghề đều có vô vàn cách viết CV khác nhau. Vị trí nhân viên kinh doanh Logistics cũng vậy. Muốn nâng cao khả năng trúng tuyển thì nên lưu ý tạo CV thật hoàn chỉnh. Trong đó phải luôn tuân thủ bố cục sau đây:  

  • Phần 1: Thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, học vấn.
  • Phần 2: Kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp.
  • Phần 3: Điểm mạnh và điểm yếu, Kỹ năng. 

Quan trọng nhất trong quá trình viết CV là dữ liệu thông tin phải thật rõ ràng và chính xác. Đừng quên kiểm tra lại CV sau khi viết xong để check lỗi chính tả và ngữ pháp. Không nên dùng tên email khó đọc hoặc sử dụng teen code. Trong trường hợp cần ảnh thì cũng nên chọn ảnh chân dung chính diện. Lưu ý trang phục và kiểu tóc, trang điểm trong ảnh phải lịch sự nhé. 

Xem thêm: Hướng dẫn viết đơn xin việc nhân viên kinh doanh “từ A đến Z”

Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến vị trí nhân viên kinh doanh

Nhóm ngành Logistics đem lại lộ trình thăng tiến tương đối rõ ràng. Đội ngũ nhân viên kinh doanh thường sẽ phải trải qua các cấp bậc sau: 

  • Thực tập sinh kinh doanh – Logistics Sales Trainee
  • Nhân viên kinh doanh – Logistics Sales Executive
  • Giám sát viên kinh doanh/Trưởng nhóm kinh doanh – Logistics Sales Supervisor
  • Trưởng phòng kinh doanh – Logistics Sales Manager
  • Giám đốc kinh doanh – Logistics Sales Director
quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Hiểu quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh Logistics để tự vạch ra lộ trình thăng tiến 

Đây cũng là vị trí trả lương ổn định cho người lao động. Lương cứng của nhân viên kinh doanh Logistics dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ còn được thưởng “hoa hồng’ từ 15-30% cho mỗi lô hàng được xuất đi. 

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh lương cao ở đâu?

Vị trí nhân viên kinh doanh quả là đang dẫn đầu xu thế tuyển dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, website TopCV.vn đang cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực này. Bạn có thể truy cập ngay để không bỏ lỡ Top việc làm nhân viên kinh doanh hấp dẫn nhất. Ngoài ra, TopCV cũng cho phép tạo CV online với hàng trăm mẫu mã khác nhau. Nếu dự định ứng tuyển vào công ty nước ngoài thì đã có ngay bộ CV song ngữ Anh – Việt giúp bạn tìm việc làm nhanh chóng! 

Bạn đã hiểu rõ về quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistics chưa? Bài viết vừa rồi đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích. Hy vọng bạn áp dụng được vào trong hành trình hướng nghiệp. Blog.TopCV.vn thân chúc bạn thành công và tìm được những việc làm ưng ý nhất!

Nguồn ảnh: Sưu tầm