FCL là gì? Kiến thức cơ bản cần có khi làm Logistics

fcl la gi
fcl la gi

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội để phát triển xuất khẩu và giao lưu hàng hóa giữa các nước. Điều này cũng là tiền đề để các hình thức vận chuyển quốc tế ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các giao dịch mua bán quốc tế. Trong đó, FCL là một hình thức được ưa chuộng và rất phổ biến. Vậy FCL là gì và tại sao FCL lại được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế như vậy? Hãy cùng Blog TopCV tìm câu giải đáp trong bài viết này.

FCL là gì?

FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, nghĩa là đóng hàng và vận chuyển bằng nguyên container. Người gửi hàng sẽ có trách nhiệm đóng hàng hoàn chỉnh vào container và người nhận hàng sẽ có trách nhiệm dỡ và lấy hàng hóa ra khỏi container.

FCL là gì?
FCL là gì?

Với những kiện hàng có khối lượng lớn và mặt hàng thường đồng nhất thì FCL chính là một phương án vận tải hiệu quả và tối ưu chi phí. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn hiện nay thường lựa chọn quy trình xuất khẩu hàng FCL thay vì khai thác hàng lẻ theo hình thức vận chuyển LCL.

Tại sao FCL lại được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế hiện nay?

Container kể từ khi xuất hiện đã trở thành một giải pháp vận chuyển được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế, đặc biệt là hình thức FCL. Thay vì hàng hóa phải bốc dỡ thường xuyên và phụ thuộc nhiều vào thời tiết; phải tập kết tại các kho bãi dẫn đến tăng chi phí thì với FCL, các kiện hàng được chở một cách nguyên vẹn từ điểm giao hàng tới điểm nhận một cách an toàn, nhanh chóng. Chủ hàng không phải tốn thời gian để quản lý và lo lắng về mức độ an toàn của kiện hàng. Hàng hóa cũng được giao đến điểm nhận một cách kịp thời nhất.

Nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm… chính là những lý do để FCL trở nên được ưa chuộng. Nhất là với những doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn và đi đường dài thì hình thức FCL sẽ luôn là một lựa chọn tối ưu. Hiện nay, hệ thống mạng lưới tuyến vận tải đang phát triển mạnh, tuy nhiên phương thức vận tải FCL vẫn đóng vai trò quan trọng đối với thương mại toàn cầu và được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế.

FLC được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế
FLC được ưa chuộng trong vận chuyển quốc tế

>>> Xem thêm: Forwarder là nghề gì? Vai trò của Forwarder trong ngành Logistics

Phân biệt FCL và LCL

Để phân biệt FCL và LCL, trước hết chúng ta phải hiểu được hai thuật ngữ FCL là gì và LCL là gì? Sau đó, xem xét sự khác biệt của hai hình thức vận chuyển này dựa trên các tiêu chí dưới đây:

Về khối lượng

Sự khác biệt giữa FCL và LCL chính là khối lượng của các cargo tức là lô hàng, kiện hàng hóa… Trong đó, FCL thường là những lô hàng có khối lượng tương đối lớn. Lô hàng thường sử dụng khoảng hơn 10 pallet tiêu chuẩn hoặc chiếm hơn 14 mét khối. Còn LCL thường là lựa chọn của những lô hàng có khối lượng thấp hơn, khoảng từ 2-13 mét khối.

Yếu tố an ninh hàng hóa

Trong quá trình vận chuyển, yếu tố an ninh hàng hóa luôn được các chủ hàng quan tâm. Đặc biệt là với một số mặt hàng nhạy cảm dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Trong trường hợp này, một lô hàng FLC sẽ có xu hướng an toàn hơn so với LCL. Bởi FCL được chủ hàng gửi bằng nguyên container, hàng hóa sẽ không dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi các loại hàng hóa khác. Ngược lại LCL thường là những lô hàng lẻ ghép chung với những lô hàng khác nên rất dễ bị tác động bởi quá trình tháo dỡ nhiều lần và các loại hàng hóa chồng chéo nhau.

Chi phí

Chi phí thường là yếu tố mà bất cứ chủ hàng nào cũng cân nhắc kỹ trước khi quyết định lựa chọn chuyển hàng bằng phương thức nào. Thông thường, nguyên tắc chung là những lô hàng có khối lượng thấp từ 2-13 mét khối thì chủ hàng nên lựa chọn hình thức LCL. Và với những lô hàng có khối lượng lớn hơn khoảng 13 mét khối trở lên thì nên chọn hình thức FCL. Chi phí của FCL cũng thường có nhiều biến động hơn so với LCL.

Tuy nhiên, đây không hẳn là công thức đúng tuyệt đối. Một số trường hợp vẫn chọn hình thức FCL mặc dù khối lượng hàng nhỏ hơn 13 mét khối mà vẫn tối ưu được chi phí. Như vậy, trước khi lựa chọn FCL hay LCL chủ hàng nên trao đổi kỹ với người giao nhận hàng để lựa chọn phương thức vận tải tốt nhất.

Phân biệt FCL là LCL
Phân biệt FCL là LCL

Tính cấp thiết

Ngoài những yếu tố như chi phí, độ an toàn thì tính cấp thiết cũng tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn hình thức FCL hay LCL. Cụ thể với một số hàng hóa quan trọng và cần được vận chuyển khẩn cấp thì FCL phù hợp hơn. Bởi LCL thường bị xử lý nhiều lần, phải tiến hành bốc dỡ mỗi khi đến cảng trung chuyển. Điều này dễ làm cho quá trình vận chuyển bị chậm trẽ, do vậy LCL sẽ là lựa chọn cho những lô hàng có ngày linh hoạt.

>>> Xem thêm: Ngành xuất nhập khẩu là gì? Nhân viên xuất nhập khẩu làm gì?

Cơ hội việc làm liên quan tới FCL và LCL ở Việt Nam

Hiện nay trong rất nhiều các lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là ngành sản xuất công nghiệp và lĩnh vực bán lẻ đều rất cần đến chuỗi quản lý cung ứng và hậu cần. Hàng hóa phải luôn cần được đảm bảo hoàn hảo, được lưu trữ và gửi đi một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí. Do vậy, những công việc liên quan tới FCL và LCL đều rất thịnh hành và cấp thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đặc biệt khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, sự hội nhập và giao thoa giữa các quốc gia càng đặt ra cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi những người làm việc liên quan tới FCL hay LCL đều phải thật sự chuyên nghiệp, năng động và nhạy bén. Những ai muốn tìm kiếm việc làm logistics hay việc làm xuất nhập khẩu cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Cơ hội lớn song bạn đã chuẩn bị đủ “hành trang” để chinh phục việc làm liên quan tới FCL hay LCL? Nếu đã thật sự sẵn sàng, ứng viên có thể truy cập kênh việc làm tổng hợp TopCV để tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất nhé.

Nguồn ảnh: Sưu tầm