Software Engineering là gì? Làm Software Engineering có vất vả không?

software engineering là gì
software engineering là gì

Software Engineering được biết đến là ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, Không những mang lại nhiều giá trị mà còn đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế của xã hội. Đây là vị trí việc làm có rất nhiều định hướng cho các bạn trẻ lựa chọn. Vậy cụ thể Software Engineering là gì? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây. 

Software Engineering là gì?

Software Engineering là gì? Software Engineering là kỹ thuật phần mềm là các chuyên gia khoa học máy tính sử dụng các kiến thức nguyên lý kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình để tạo ra các sản phẩm phần mềm, phát triển trò chơi máy tính cũng như chạy hệ thống điều khiển mạng.

Software Engineering là gì?
Software Engineering là gì?

Nhắc tới Software Engineering chúng ta thường nhắc tới vai trò của các kỹ sư phần mềm software engineer. Những người làm việc Software Engineering có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm cũng như hệ điều hành của máy tính. Công việc chính của một Software Engineering là áp dụng các phân tích toán học và khoa học máy tính để thiết kế và phát triển phần mềm. 

>>> Xem thêm: Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Học ngành nào dễ xin việc?

Có nhiều loại Software Engineering khác nhau, phân chia thành:

  • Operational Software Engineering (Vận hành): Kỹ thuật phần mềm ở cấp độ hoạt động, vận hành tập trung vào phần mềm tương tác cùng hệ thống, chức năng, độ tin cậy và bảo mật. 
  • Transitional Software Engineering (Chuyển đổi): Loại này tập trung vào phần mềm phản ứng khi thay đổi từ môi trường này sang môi trường khác yêu cầu có những thay đổi, khả năng mở rộng và linh hoạt trong phát triển. 
  • Software Engineering Maintenance (Bảo trì): Tập trung vào các phần mềm hoạt động trong hệ thống khi các phần thay đổi. 

>>> Xem thêm: Kỹ sư phần mềm học ngành gì? Kỹ năng cần có của kỹ sư phần mềm

Mô tả công việc của Software Engineering

Software Engineering  là công việc phức tạp đồng thời đòi hỏi chuyên môn cao ở ứng viên. Thực tế cho thấy nghề Software Engineering cũng có nhiều vị trí khác nhau và những kỹ sư mới bắt đầu sẽ làm các công việc như Web Developer hay Mobile developer.

Công việc của kỹ sư phần mềm đòi hỏi nhiều kiến thức 
Công việc của kỹ sư phần mềm đòi hỏi nhiều kiến thức 

Quá trình làm việc, kỹ sư cũng được tiếp xúc với nhiều vị trí khác nhờ đó học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn của các vị trí khác trong việc phát triển phần mềm.

Ngoài ra nếu muốn nâng cao cơ hội trúng tuyển các vị trí của nghề Software Engineering bạn cần nắm rõ bản mô tả công việc kỹ sư phần mềm từ đó hiểu rõ những công việc cần làm mỗi ngày, phát hiện ra những thiếu sót và điểm mạnh của bản thân để có sự điều chỉnh phù hợp. 

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Muốn có những ý tưởng mới mẻ mang về hiệu quả cao Software Engineering cần khảo sát thị trường, thu thập ý kiến, nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là công việc mà nhiều vị trí cần làm để có thể tạo ra những sản phẩm tối ưu nhất, phù hợp với thị hiếu khách hàng, từ đó tiếp cận với nhiều người hơn và kích thích họ mua hàng.

Trực tiếp thiết kế những chương trình, ứng dụng mới

Trực tiếp là người nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới là công việc chính của kỹ sư phần mềm. Bạn cần chuẩn bị một bản thiết kế hoàn chỉnh để thực hiện công việc sao cho chính xác, hiệu quả.

Họ là người trực tiếp thiết kế, cho ra đời các sản phẩm, ứng dụng 
Họ là người trực tiếp thiết kế, cho ra đời các sản phẩm, ứng dụng 

Kiểm tra và cài đặt ứng dụng

Khi đã có được bản thiết kế hoàn chỉnh với mỗi dòng code, mỗi câu lệnh thì kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện cài đặt và phát triển ứng dụng. Đồng thời đưa ra những mẫu thiết kế đã được viết sẵn thành sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Tương tự như công việc sản xuất bạn cần thực hiện theo các giai đoạn khác nhau và không bỏ sót bất cứ công đoạn nào để hạn chế tối đa lỗi trên sản phẩm.

Phối hợp cùng lập trình viên tạo ra mã code

Rất nhiều người nhầm giữa kỹ sư phần mềm và lập trình viên là một vị trí, vì thế cần phải khẳng định rằng đây là hai vị trí hoàn toàn khác biệt. Điểm chung của hai công việc này là cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phục vụ cho người dùng thỏa mãn các yêu cầu về ứng dụng công nghệ. Các công việc còn lại của họ hoàn toàn khác nhau.  

Đôi khi cần phối hợp với bộ phận khác để làm việc 
Đôi khi cần phối hợp với bộ phận khác để làm việc 

Tuy nhiên cho dù là như vậy hai vị trí này vẫn có thể hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển, một số ứng dụng còn cần tạo nên từ những dòng mã code phức tạp mới có thể trở nên hoàn chỉnh được. Do vậy, kỹ sư phần mềm phải phối hợp với lập trình viên để viết ra những đoạn code liên quan, hoàn thành sản phẩm nhanh chóng. 

Bảo trì toàn bộ hệ thống

Để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, kỹ sư phần mềm cần phải bảo trì hệ thống định kỳ, thường xuyên nhằm nâng cấp các tính năng và khắc phục các lỗi hay điểm hạn chế của ứng dụng xảy ra. 

Xem thêm:

>> Hé lộ các chuyên ngành công nghệ thông tin siêu HOT

>> Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Học ngành nào dễ xin việc?

>> Tìm hiểu từ A đến Z về lộ trình thăng tiến của kỹ sư phần mềm

Làm Software Engineering có vất vả không?

Công nghệ phần mềm đang là một trong những ngành “làm mưa làm gió” trên thị trường lao động. Tất cả mọi ngành nghề đều cần có sự tác động của phần mềm để nâng cao tính tiện dụng, hữu ích, cải thiện tốc độ. 

Software Engineering có tính áp lực cao và khả năng chuyên sâu
Software Engineering có tính áp lực cao và khả năng chuyên sâu

Thực tế Software Engineering là công việc tốn nhiều chất xám mà không tốn nhiều sức lực như các công việc lao động chân tay khác. Vì thế đây là việc làm được đánh giá là khá nhàn hạ nhưng áp lực về tốc độ, sự chính xác đòi hỏi phải là người có thể chịu được áp lực công việc cao.

Công việc thường ngày của một Software Engineering không đơn giản chỉ là sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để phát triển phần mềm mà họ còn có thể thực hiện một số công việc liên quan đến vận hành, bảo vệ và duy trì hệ thống do các kỹ sư khác phát triển. Dưới đây là một số công việc mà Software Engineering thực hiện hàng ngày:

  • Thiết kế và duy trì hệ thống hoặc ứng dụng
  • Kiểm thử và đưa ra các đánh giá liên quan đến phần mềm
  • Tối ưu tốc độ và đảm bảo khả năng mở rộng cho các phần mềm
  • Viết code và kiểm thử
  • Thực hiện các hoạt động đảm bảo cho nền tảng hoạt động hiệu quả
  • Tạo và thực hiện các tiêu chuẩn công nghệ thông tin đã có trong hạ tầng
  • Duy trì tài liệu của hệ thống công nghệ thông tin 
  • Cộng tác với team phát triển, kỹ sư hệ thống và khoa học dữ liệu để thực hiện các công việc liên quan.
  • Thực hiện công việc tư vấn thông tin cho khách hàng hoặc các bên liên quan
  • Xây dựng đề xuất nâng cấp phần mềm
  • Trình bày tính năng mới cho các bên liên quan hoặc khách hàng nội bộ.

Software Engineering học ngành gì? Chủ yếu những người làm việc ngành kỹ thuật phần mềm đều được đào tạo các ngành công nghệ thông tin. Chuyên ngành chính là kỹ thuật phần mềm. 

 Software Engineering là gì?
 Software Engineering là gì?

Công việc phần mềm hiện tại và tương lai sẽ luôn là ngành không đánh mất vị trí tâm điểm với những tiềm năng lớn. Công việc ổn định, ít trở ngại, mức thu nhập hấp dẫn. Hiện nay đây là ngành đòi hỏi nhân lực chất lượng cao nên vẫn là ngành hot thiếu nhiều nhân tài. Ngoài ra, nếu tích lũy đủ kinh nghiệm và có khả năng trong lĩnh vực phần mềm các bạn hoàn toàn có cơ hội khởi nghiệp để thành lập các công ty chuyên về phần mềm cho riêng mình. 

>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm có rộng mở như lời đồn?

Mức lương của Software Engineering

Vai trò cụ thể của Software Engineering là kỹ sư phần mềm, lập trình viên, nhân viên IT,… Thu nhập bình quân của hầu hết các vị trí này đều khá cao và hấp dẫn. Cụ thể, theo báo cáo thị trường tuyển dụng của TopCV năm 2022 mức lương của công việc này tại mỗi vị trí khác nhau có sự dao động nhất định. 

Kỹ sư phần mềm có thu nhập hàng tháng khá cao
Kỹ sư phần mềm có thu nhập hàng tháng khá cao

Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 và Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, nếu dựa vào kỹ năng/ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm làm việc thì mức lương như sau:

Kỹ năng/ngôn ngữ lập trìnhKinh nghiệm từ 1 – 3 nămKinh nghiệm trên 3 năm
Mức lương trung vị thấpMức lương trung vị caoMức lương trung vị thấpMức lương trung vị cao
JavaScript 15 triệu30 triệu30.5 triệu55 triệu
Designer10 triệu15 triệu15 triệu25 triệu
Java15 triệu34.5 triệu25 triệu46 triệu
Mobile13.8 triệu25 triệu23 triệu40 triệu
PHP15 triệu30 triệu23 triệu40 triệu
Tester11.5 triệu20 triệu20 triệu30 triệu
Python15 triệu30 triệu35.5 triệu46 triệu
.NET15 triệu30 triệu25 triệu45 triệu
DevOps18.4 triệu38 triệu30 triệu50 triệu
Mức lương của Software Engineering bao nhiêu?

Lương công việc IT phần mềm xét theo trung vị như sau:

  • Nhân viên IT phần mềm có mức lương trung vị thấp khoảng 12 triệu, trung vị cao khoảng 25 triệu
  • Trưởng nhóm IT có mức lương trung vị thấp 23 triệu, trung vị cao khoảng 40 triệu.
  • Quản lý giám sát bộ phận IT phần mềm có mức lương trung vị thấp khoảng 23 triệu, trung vị cao khoảng 46 triệu.
  • Giám đốc bộ phận IT phần mềm có mức lương trung vị thấp khoảng 34,5 triệu đồng và trung vị cao khoảng 60 triệu đồng.

Nếu xét theo số năm kinh nghiệm, công việc IT phần mềm có mức lương như sau:

  • Kinh nghiệm dưới 1 năm lương từ 7 đến 16,5 triệu
  • Kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm lương từ 15 đến 30 triệu
  • Kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm lương từ 23 đến 40 triệu
  • Kinh nghiệm trên 5 năm lương khoảng từ 30 đến 50 triệu.

Bởi vậy, những năm gần đây Software Engineering nằm trong số những ngành có thu nhập cao trong số các ngành nghề ở nước ta. Hơn nữa, kỹ sư phần mềm cũng được đánh giá là một trong những ngành đang phát triển mạnh, có triển vọng trong tương lai. Thời gian tới, thu nhập mà vị trí này mang lại có thể còn cao hơn nữa. Đặc biệt khi lựa chọn làm công việc này bạn cũng dễ tìm được những cơ hội việc làm ở nước ngoài với mức lương hấp dẫn lên tới 50-60 triệu ví dụ ở các nước phát triển như Nhật Bản. Tuy nhiên để làm được như vậy ứng viên cần có khả năng ngoại ngữ tốt và trình độ chuyên môn sâu rộng.

Dựa trên các dữ liệu trên có thể thấy, ngành Software Engineering được xếp vào top những ngành xu hướng có thu nhập đáng giá nhất trong các ngành nghề tại nước ta hiện nay. Trong tương lai triển vọng con số mức lương này sẽ còn tiếp tục cao hơn nữa. 

>>> Xem thêm: Gia công phần mềm ở Việt Nam – Top các công ty nổi bật

Tìm việc làm Software Engineering ở đâu?

Nhu cầu ngành kỹ thuật phần mềm tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Các bạn sinh viên mới ra trường, những người đã có kinh nghiệm làm việc đều có thể dễ dàng tìm được một vị trí phù hợp. 

Tìm kiếm việc làm phần mềm nhanh chóng trước TopCV
Tìm kiếm việc làm phần mềm nhanh chóng trước TopCV 

Để tìm việc Software Engineering nhanh chóng, các bạn có thể:

  • Tham khảo thông tin việc làm trên các trang tuyển dụng uy tín như: TopCV.vn. Tại đây các bạn chỉ cần tìm từ khóa Software Engineering và tìm kiếm. Thông tin các công ty đang tuyển dụng vị trí này sẽ hiện ra nhanh chóng chỉ trong vài giây để các bạn lựa chọn. 
  • Tham gia các nhóm cộng đồng IT để cập nhật các thông tin tuyển dụng Software Engineering tại các công ty. Bên cạnh tìm việc các bạn cũng có thể tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng từ những người anh/chị/bạn bè cùng chung đam mê lĩnh vực nghề nghiệp này. 

Hy vọng những thông tin trên đây của Blog.TopCV đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Software Engineering là gì. Bên cạnh những lợi thế của ngành nghề nếu muốn theo đuổi sự nghiệp các bạn nên cân nhắc yêu cầu về trình độ, kỹ năng, áp lực cạnh tranh và sáng tạo để có được thành công trong lĩnh vực này. 

TopCV là trang cập nhật thông tin tuyển dụng uy tín tại Việt Nam. Với việc ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, TopCV đã mang đến những thay đổi tích cực giúp thay đổi thị trường tuyển dụng. Chỉ với vài giây tìm kiếm người lao động đã có thể tìm được được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, xây dựng hình ảnh cá nhân với các mẫu CV chuyên nghiệp, bắt mắt và ấn tượng. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm