Logistics hiện đang là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng cao đều đặn mỗi năm, cùng với đó là mức thu nhập hấp dẫn. Logistics là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều cơ hội công việc như: nhân viên chứng từ và thủ tục hải quan, nhân viên điều phối/ giao nhận hiện trường, customer services và sale. Trong bài viết dưới đây, Blog TopCV sẽ cùng bạn tìm hiểu nghề sale logistics là gì cũng như một số các câu hỏi phỏng vấn sales logistics thường gặp.
Sale Logistics là gì?
Hiểu một cách đơn giản vị trí Sale Logistics trong doanh nghiệp là người tìm kiếm và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ logistics bao gồm: kho bãi, vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước bằng đường biển hoặc đường hàng không, dịch vụ khai báo hải quan hoặc các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ logistics.
Cùng với những bộ phận khác như bộ phận chứng từ, chăm sóc dịch vụ khách hàng thì sale logistics tham gia theo dõi tiến trình đơn hàng và các dịch vụ logistics của đơn hàng mình phụ trách, nhằm đảm bảo lô hàng hay chuyến hàng của khách hoàn thành thuận lợi. Sale logistics thường làm việc tjai các công ty forwarder, các doanh nghiệp vận tải, hãng tàu,…
>>> Tham khảo: Forwarder là nghề gì? Vai trò của Forwarder trong ngành Logistics
Làm Sales Logistics là làm gì?
Nhiệm vụ của nhân viên Sale Logistics bao gồm các công việc như sau
- Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường thông qua việc quảng bá, giới thiệu các dịch vụ logistics của hãng
- Thường xuyên liên lạc và chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu những chương trình hỗ trợ giá cả, cung cấp ưu đãi dịch vụ cho khách hàng cũ
- Phụ trách thương thảo, đàm phán giá cả giữa các bên như nhà giao nhận vận chuyển hoặc môi giới
- Xác nhận đơn hàng và chốt hợp đồng dịch vụ giữa các bên
- Phối hợp với các team khác theo dõi hành trình đơn hàng, đảm bảo rằng tất cả các lô hàng đi và đến đều hoàn thiện thủ tục, không bị nhầm lẫn, hư hại và đúng thời gian quy định
- nếu xảy ra sự cố, sale logistics là người chịu trách nhiệm làm việc với các bên như nhà giao nhận vận chuyển, môi giới, khách hàng, bảo hiểm, cơ quan hải quan,… để phối hợp xử lý, đền bù/ nhận đền bù.
>>> Tham khảo: Chia sẻ quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistics
Thu nhập của nhân viên sale Logistics
Mức lương của sale logistics tùy thuộc vào từng công ty, kỹ năng ngoại ngữ và kinh nghiệm của ứng viên. Thông thường lương cứng của sale logistics dao động từ 8.000.000 đồng cho tới 12.000.000 đồng/ tháng. Ngoài ra, thu nhập chính của sale logistics đến từ hoa hồng từ mỗi hợp đồng được ký hay mỗi lô hàng hoàn thành, có thể lên tới hàng chục triệu đồng/ đơn hàng
Các câu hỏi phỏng vấn sales Logistics
Câu hỏi tình huống – nghiệp vụ sale
Câu 1: Giả sử xuất hàng gửi đi của bạn có một phần sản phẩm bị lỗi/ hỏng, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý: Rà soát nguyên nhân lô hàng lỗi/ hỏng, dựa vào hợp đồng để xem xét giải quyết. Trên thực tế lô hàng luôn có một tỷ lệ lỗi/ hỏng nhất định và không tính là lỗi của bất cứ bên nào
Câu 2: Bất đồng về thời gian và địa điểm giao hàng có thể xảy ra trong trường hợp nào? Mô tả phương án xử lý tình huống của bạn
Gợi ý: Bất đồng về địa điểm giao hàng có thể xảy ra trong trường hợp khách hàng, đối tác giao nhận hoặc nhân viên chứng từ/ thủ tục hải quan/ điều phối giao nhận,… muốn di chuyển lô hàng về một khu vực khác.
Khi có bất đồng về địa điểm giao hàng, tôi sẽ nghe nguyên nhân từ các bên khách hàng, đồng nghiệp và đối tác, xem xét lại các thủ tục, quy định pháp lý và những vấn đề liên quan sau đó cân nhắc thay đổi hoặc giữ nguyên, nhằm đảo bảo tối đa lợi ích cho khách hàng
Câu 3: Khi khách claim giá cước và muốn deal xuống thấp hơn bạn dự tính, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý: Khi khách claim giá cước, sale logistics có thể trình bày rõ các chi phí cấu thành giá cước, đặc biệt những chi phí cố định không thể giảm hay thay thế như giá thuê cont, thuê tàu, giá bốc xếp, thuê kho… Bạn có thể gợi ý khách hàng tìm một tuyến tàu khác rẻ hơn, sắp xếp lại lịch trình để giảm chi phí thuê kho,…
Câu hỏi nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics – chứng từ – thanh toán quốc tế
Ngoài các câu hỏi trên, trong buổi phỏng vấn sale logistics, nhà tuyển dụng cũng thường kiểm tra ứng viên về kiến thức nghiệp vụ logistics và xuất nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi sau đây
- Các chi phí báo giá 1 lô hàng air/ sea cho khách hàng gồm những hạng mục nào
- Cách tính cước hàng LCL vs hàng air/sea/road
- Nếu khách hàng muốn làm hàng xuất CFR qua Nhật, là nhân viên sale logistics bạn cần tư vấn cho khách hàng những vấn đề nào?
- Các chi phí khi sử dụng L/C cho một lô hàng? L/C có an toàn tuyệt đối hay không? Nếu có rủi ro, hãy giải thích rõ trong một trường hợp cụ thể bạn đã từng gặp.
- PI (Proforma Invoice_ có được dùng để thanh toán quốc tế không? Tác dụng của PI là gì (Chú ý: có thể dùng PI để mở hồ sơ thanh toán L/C)
- Theo phương thức L/C, trong trường hợp chứng từ tới muộn hơn so với lô hàng, muốn nhận hàng sớm thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể xử lý như thế nào
- Nếu chứng từ bất đồng so với L/C thì xử lý ra sao?
- Nên dùng D/P và D/A khi lô hàng thanh toán nhờ thu? Phân tích rủi ro gặp phải khi sử dụng nhờ thu?
- Những chứng từ cần có trong một bộ hồ sơ thông quan xuất nhập khẩu?
>>> Tham khảo: Tổng hợp các thuật ngữ trong ngành Logistics bạn cần biết
Tìm việc làm ngành Logistics ở đâu?
Cơ hội việc làm ngành Logistics hiện nay là vô cùng rộng mở với các ứng viên, theo dự đoán nhu cầu nhân sự ngành Logistics sẽ còn tiếp tục tăng trưởng đều đặn hàng năm từ 30-50%. TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay sẽ là nơi giúp bạn update nhanh nhất tin tức tuyển dụng từ những doanh nghiệp đầu ngành. Click TopCV ngay và tham khảo mẫu CV và phỏng vấn cho nhân viên xuất nhập khẩu chưa có kinh nghiệm
Mong rằng qua bài viết Sale logistics là gì? Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn sales logistics hay gặp nhất bạn đã có thêm kinh nghiệm tìm việc ngành logistics. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!