Làn sóng “nhảy việc sau Tết” đang quay trở lại và là đề tài được nhiều người, đặc biệt là nhóm dân văn phòng, người lao động quan tâm. Vậy, nhảy việc sau Tết có phải là sự lựa chọn đúng đắn không? Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu ngay nhé.
Nhảy việc sau Tết – đầu năm đang phổ biến hơn
Xu hướng nhảy việc sau Tết đang ngày càng nhiều hơn, đặc biệt với thế hệ người lao động trẻ hiện nay. Theo khảo sát từ Anphabe, trong đầu năm 2022, tình trạng nghỉ việc đã có xu hướng diễn ra cao nhất trong vòng 3 năm qua. Và xu hướng này có thể diễn ra trong giai đoạn sau Tết 2023 này.
Trong đó, theo khảo sát từ Anphabe, nhóm nghỉ việc cao nhất là các ngành pháp lý, marketing, nhân sự,… lên đến 40%. Bên cạnh đó, theo báo cáo này Anphabe, nhóm lao động trẻ có tỷ lệ nghỉ việc cao hơn, lên đến 36%. Xu hướng nhảy việc ở giai đoạn “đặc biệt” này đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, đây có thể là cơ hội thích hợp để có thể người lao động có thể chuyển đổi sang công việc tốt hơn.
Nhảy việc sau Tết – Cơ hội mới hay tiếp tục vòng lặp công việc
Quá trình nhảy việc sau Tết thường mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho người lao động. Tuy vậy, nó cũng tồn tại không ít rủi ro. Vì vậy, bạn nên cân nhắc một số cơ hội và rủi ro sau đây nếu muốn nhảy việc sau Tết:
Cơ hội khi nhảy việc sau Tết mang lại
Nhìn chung, nhảy việc không xấu, dù nhảy việc sau Tết hay bất kỳ thời điểm nào cũng có một số lợi ích mang lại cho người lao động. Cụ thể như sau:ư
Tạo ra cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn cho bạn
Chuyển đổi công việc sau Tết cũng là một cơ hội giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Trên thực tế, nhảy việc sau Tết hay bất kỳ thời điểm nào, cũng là một trong những cách hiệu quả để giúp bạn có thể đạt được mức lương, thu nhập cao hơn. Tuy vậy, nó có thể khá mất thời gian để tìm kiếm được công việc phù hợp với mức thu nhập mà bạn mong muốn.
Giúp bạn thoát khỏi tình huống căng thẳng
Thay đổi công việc ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể giúp bạn giảm thiểu được mức độ căng thẳng trong công việc. Đặc biệt, khi bạn đang phải làm một công việc đòi hỏi khắt khe, làm việc liên tục trong một thời gian dài, mất cân bằng cuộc sống. Lúc này, chuyển đổi công việc sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Sự thay đổi phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích lớn hơn thế đối với sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn có thể tìm kiếm những công việc ít yêu cầu hơn, làm việc ít giờ hơn để giúp giảm mức độ căng thẳng. Từ đó giúp giảm nguy cơ bị kiệt sức trong công việc và những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến tinh thần.
Giúp bạn có thể phát triển bản thân tốt hơn
Một số cơ hội khác khi bạn lựa chọn thay đổi công việc chính là sự thăng tiến sẽ được cải thiện. Phần lớn khi nhảy việc sau Tết hay bất kỳ thời điểm nào, người lao động thường có xu hướng tìm đến công việc có ý nghĩa hơn, nhiều trách nhiệm hơn so với công việc cũ. Và dĩ nhiên, điều này cũng sẽ giúp họ đạt được mức lương cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Làm gì để mỗi bước nhảy việc là một bước tiến dài trong sự nghiệp
Một số ưu điểm khác khi thay đổi công việc
Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cũng sẽ nhận thấy được một số lợi ích khác khi thay đổi công việc như sau:
- Là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn không còn cảm thấy có động lực, ý nghĩa trong công việc.
- Giúp cải thiện sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống tốt hơn nếu công việc thực tế đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tổng thể của bạn.
- Thay đổi nghề nghiệp là thay đổi công việc cũng có thể giúp bạn phát triển tính cách theo chiều hướng tốt hơn.
- Giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình và trưởng thành hơn về tính cách, con người.
- có thể bạn cũng sẽ học được nhiều điều hơn trong công việc mới của mình.
Rủi ro bạn nên lưu ý khi nhảy việc sau Tết
Tuy mang đến nhiều lợi ích, nhưng nhảy việc sau Tết cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau. Dưới đây sẽ là một số rủi ro mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định có nên nhảy việc sau Tết không. Bao gồm như:
Mức độ căng thẳng trong công việc có thể tăng lên
Một vị trí công việc mới nếu không phù hợp có thể khiến cho mức độ căng thẳng, lo lắng của bạn gia tăng hơn so với công việc cũ. Đối với một số nhóm người, có những sự thay đổi trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến cảm giác tiêu cực và khiến sự lo lắng của họ tăng cao hơn.
Nếu bạn là một người không linh hoạt, có xu hướng e ngại về việc giải quyết quá nhiều điều mới cùng một lúc, thì rất có thể thay đổi nghề nghiệp có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Do đó, một trong những rủi ro đầu tiên của việc thay đổi công việc là ban đầu bạn có thể cảm thấy không an toàn khi thích nghi với môi trường làm việc và đồng nghiệp mới.
Bạn sẽ cần trải qua thời gian thử việc
Tất nhiên, khi thay đổi công việc, bạn sẽ cần phải trải qua thời gian thử việc để chứng tỏ bản thân với doanh nghiệp. Mặt rủi ro của vấn đề này chính là bạn có thể gặp nguy cơ bị sa thải cao nhất trong giai đoạn này nếu chất lượng công việc không đáp ứng được kỳ vọng. Điều này có thể gây ra nhiều sự khó khăn trong cuộc sống của bạn.
Bạn cần thích nghi với môi trường làm việc mới
Rủi ro, nhược điểm tiếp theo mà bạn có thể gặp khi nhảy việc sau tết chính là bạn sẽ phải thích nghi với công việc và môi trường mới. Nó bao gồm cả yếu tố văn hóa tổ chức và những người đồng nghiệp xung quanh. Nếu bạn không phải là người dễ dàng thích nghi, những vấn đề về môi trường làm việc đó có thể còn tồi tệ hơn và bạn sẽ luôn cảm thấy bị bỏ lại phía sau trong công việc.
Tìm hiểu thêm: 5 nguyên tắc cơ bản cần biết khi nhảy việc
Rủi ro liên quan đến tài chính khi nhảy việc sau Tết
Rủi ro về tài chính cũng là điều mà bạn nên lưu ý cân nhắc trước khi quyết định có nhảy việc sau Tết không. Nếu chưa có một khoản tài chính dự phòng phù hợp, bạn sẽ không thể thanh toán được các hóa đơn, chi phí sinh hoạt trong thời gian chuyển đổi công việc. Điều này có thể tồi tệ hơn khi bạn phải sử dụng đến phương án vay mượn để duy trì cuộc sống trong giai đoạn này.
Những lưu ý cần biết khi nhảy việc sau Tết
Vậy, có nên nhảy việc sau Tết hay không, dưới đây là một số lý giải để bạn có thể đưa ra được quyết định phù hợp trong công việc của mình. Cụ thể như sau:
Khi nào nhảy việc không phải là sự lựa chọn tốt?
Bạn nên cân nhắc lại quyết định nghỉ việc sau Tết nếu có những dấu hiệu sau:
- Bạn chưa làm việc đủ lâu tại vị trí hiện tại để nhận được những giá trị mà bạn mong muốn.
- Bạn đưa ra quyết định nghỉ việc trong trạng thái cảm xúc xúc động hơn bình thường về công việc hoặc một tình huống nào đó trong công việc.
- Chưa có kế hoạch sau khi nghỉ việc.
- Bạn chưa có một khoản tài chính cho khoảng thời gian chuyển đổi công việc.
Tìm hiểu thêm: Tránh ngay 3 sai lầm sau đây để nhảy việc thành công
Bạn nên chuyển việc khi nào?
Thông thường, giai đoạn chuyển đổi công việc sẽ diễn ra từ sau 2 – 5 năm làm việc. Nó có thể là chuyển đổi lên vị trí cao hơn trong cùng một tổ chức. Hoặc là nhảy việc sang tổ chức khác nếu người lao động cảm thấy không nhận được giá trị tương xứng với những gì họ đã cống hiến.
Theo thống kê từ Deloitte, 31% nhân viên sẽ lựa chọn thay đổi kế hoạch công việc trong 2 năm tới. Trong khi đó có hơn 35% nhân viên thể hiện sự quan tâm của họ đến việc ở lại lâu dài hơn với tổ chức hiện tại nếu có cơ hội thăng tiến. Theo Cục thống kê lao động Hoa Kỳ, người lao động, chuyên viên, nhà quản lý có nhiệm kỳ làm việc dài nhất kéo dài 5.5 năm.
Tìm hiểu thêm: Tổng 4 câu trả lời thông minh cho lý do nhảy việc trong phỏng vấn
Các dấu hiệu nhận biết nên nhảy việc
Vậy, làm thế nào để nhận biết rằng đã đến lúc bạn cần nhảy việc, sang môi trường làm việc mới tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn nên lưu ý để nhận biết được đã đến lúc cần chuyển đổi công việc. Bao gồm:
- Văn hóa có môi trường làm việc độc hại, thiếu tôn trọng, bình đẳng, công bằng trong công việc.
- Người quản lý lạm dụng chức quyền, thường xuyên nói dối, không thừa nhận lỗi sai, hứa hẹn quá nhiều, thường xuyên đổ lỗi cho nhân viên,… Có đến 50% nhân viên cho biết người quản lý là nguyên nhân khiến họ rời bỏ công ty (Gallup).
- Bạn bị kiệt sức trong công việc, sợ hãi ngày đi làm,… Thống kê từ Flexjobs, có đến 75% người lao động cho biết họ đang bị kiệt sức trong công việc.
- Giá trị mà bạn bỏ ra không nhận được phản hồi xứng đáng (Bạn không xem xét tăng lương lương trong 1 – 2 năm, không được đề cập đến thăng chức sau 2 – 4 năm, mức thu nhập thấp hơn so với trung bình chung của thị trường,..).
Lưu ý khác mà bạn cần biết khi muốn nhảy việc sau Tết
Bên cạnh những dấu hiệu trên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây trước khi muốn nhảy việc sau Tết. Bao gồm:
- Hãy chuẩn bị kế hoạch nghỉ việc, tìm kiếm việc làm mới trước khi muốn nhảy việc.
- Nên dành thời gian suy nghĩ, cân nhắc và đầu tư đáng kể để thực hiện thay đổi các kỹ năng của bản thân để nó có thể phù hợp với nghề nghiệp, định hướng mới của bạn.
- Xem xét, cập nhật lại thông tin hồ sơ xin việc, CV của mình để phù hợp hơn với định hướng công việc mới.
- Lựa chọn kênh tìm việc phù hợp để lựa chọn được việc làm phù hợp với mong muốn, định hướng mới sắp tới. Bạn cũng nên quản lý, cải thiện, tận dụng triệt để các mối quan hệ, kết nối để kiếm được việc làm phù hợp nhất với mình.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về xu hướng nhảy việc sau Tết. Nếu bạn đã có quyết định muốn nhảy việc, hãy truy cập ngay vào TopCV để tìm kiếm những việc làm hấp dẫn nhất. Hiện tại, nền tảng kết nối việc làm TopCV đang cung cấp nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn. Là đơn vị dẫn đầu trong ứng dụng công nghệ AI, TopCV giúp ứng viên và doanh nghiệp có thể kết nối dễ dàng và nhanh chóng, hiệu quả hơn.