Ngành quan hệ công chúng và truyền thông giống và khác nhau thế nào?

ngành quan hệ công chúng và truyền thông
Phân biệt ngành quan hệ công chúng và truyền thông thế nào?

Có rất nhiều bạn trẻ phân vân giữa hai ngành quan hệ công chúng và truyền thông khi chọn trường, chọn khoa, bởi lẽ chúng có nhiều điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, quan hệ công chúng (PR) và truyền thông (Communications) vẫn là hai ngành học khác nhau và do đó, cơ hội việc làm cũng như lộ trình thăng tiến của sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng và truyền thông cũng không giống nhau. Trong bài viết dưới đây, Blog TopCV sẽ giúp bạn khám phá chi tiết 2 lĩnh vực này nhé!

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng – Public Relations là khái niệm để chỉ những hoạt động có hệ thống, có kế hoạch nhằm tạo dựng và củng cố hình ảnh của một thương hiệu/ tổ chức/ người nổi tiếng/ chính khách,… trong con mắt của công chúng. PR chủ yếu sử dụng các kênh của bên thứ ba (báo chí, KOL, người nổi tiếng, chuyên gia có uy tín trong ngành,…) để truyền tải thông điệp một cách khách quan, khiến hình ảnh của thương hiệu tạo nên thiện cảm với công chúng. PR không chỉ giúp xây dựng hình ảnh của brand mà còn giúp thương hiệu có thể cải thiện hình ảnh hoặc thay đổi định vị của mình trong mắt khách hàng, xử lý các sự cố, khủng hoảng đang làm xấu hình ảnh của thương hiệu.

ngành quan hệ công chúng và truyền thông
PR – quan hệ công chúng là gì?

Học quan hệ công chúng ra làm gì?

Khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng, bạn sẽ trở thành một chuyên viên PR có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện một chiến dịch PR cho thương hiệu/ tổ chức/ celeb mà mình phụ trách. Bạn có thể trở thành chuyên viên PR tại các doanh nghiệp, các PR agency, cơ quan truyền thông, bộ phận PR của các tổ chức. Một số công việc của chuyên viên PR bao gồm

  • Lập kế hoạch PR (có thể nằm trong một chiến lược marketing tổng thể hoặc kế hoạch PR độc lập)
  • Thực hiện một hoặc nhiều công việc trong kế hoạch như: tổ chức event/ họp báo, viết bài PR, thông cáo báo chí, kịch bản phỏng vấn, kịch bản clip, sketch hình ảnh, storyboard video,… cho nội dung trong kế hoạch PR
  • Liên lạc, trao đổi, thương thuyết với các đối tác, báo chí, truyền thông,… để booking, đặt hàng, thuê ngoài
  • Theo dõi hiệu quả của chiến dịch PR, điều chỉnh và xử lý sự cố (nếu có)
  • PR nội bộ: chủ yếu phục vụ các kế hoạch PR cho nội bộ doanh nghiệp với đối tượng là các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp, giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao tinh thần gắn bó.

>>> Tham khảo: Chuyên viên PR là gì? Khám phá công việc của một chuyên viên PR

Truyền thông là gì?

Truyền thông – Communications được định nghĩa là quá trình cung cấp, trao đổi, lan truyền và tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng với nhau, nhằm mang tới tri thức hay một thông điệp nào đó cho các bên, từ đó góp phần thúc đẩy sự thay đổi hành vi và tư duy. Các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông có thể kể đến 4 nhóm sau

  • Truyền thông báo chí (Journalism): Báo in, báo hình, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử là những hình thức chính của truyền thông báo chí. Báo chí là kênh truyền thông cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu tin tức và giải trí cho người đọc, người nghe, người xem.   
  • Truyền thông mạng xã hội (Social Media Communications): Truyền thông mạng xã hội sử dụng các công cụ social media như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok để lan tỏa thông tin, tạo xu hướng (trend) và các nội dung có tính viral (lan truyền) cao, kết nối và tương tác trực tiếp với người dùng.
  • Truyền thông đa phương tiện (Multimedia & Digital Media Communications): Đây là ngành sản xuất những sản phẩm đa phương tiện bao gồm: ấn phẩm đồ họa 2D, 3D, motion grapahic, các định dạng video, âm thanh,… phục vụ mục đích truyền tải thông điệp truyền thông.
  • Truyền thông tiếp thị (Marketing Communications): Đây là một khái niệm mới trong ngành truyền thông, nhằm chỉ việc sử dụng một hoặc nhiều kênh truyền thông là công cụ chính trong chiến lược tiếp thị. Một chiến lược marketing sử dụng nhiều công cụ truyền thông nhằm truyền tải một thông điệp xuyên suốt dưới nhiều dạng thức khác nhau được gọi là truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications – IMC)

Học truyền thông ra làm gì?

Khi tốt nghiệp ngành truyền thông, bạn có vô vàn các cơ hội công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực của ngành truyền thông như: phóng viên, nhà báo, content creator, biên tập viên, thiết kế đồ họa, quay dựng video,…

ngành quan hệ công chúng và truyền thông
Ngành quan hệ công chúng và truyền thông là gì?

Một nhân viên truyền thông tại doanh nghiệp thường là người tham gia lập kế hoạch truyền thông, tổ chức sự kiện/ event, đưa ra thông điệp chính cho chiến dịch truyền thông, phụ trách nội dung, media,… cho chiến dịch theo từng giai đoạn cụ thể. Truyền thông trong doanh nghiệp thường gắn chặt với marketing do đó nhân viên truyền thông tại doanh nghiệp thường phối hợp chặt chẽ với nhân viên marketing, có kiến thức về tiếp thị.

Ngoài ra, bạn có thể trở thành tại nhân viên truyền thông tại các agency, cơ quan báo chí, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, chuyên viên truyền thông thương hiệu cá nhân cho các KOL, celeb,…

So sánh ngành quan hệ công chúng và truyền thông

Sự giống nhau

Điểm giống nhau giữa ngành quan hệ công chúng và truyền thông đó chính là cả hai đều là những công cụ được sử dụng nhiều nhất, nhờ vào tính phổ biến và lan truyền.

Các kênh truyền thông là một trong những công cụ làm PR hiệu quả nhất: báo chí, mạng xã hội, các định dạng content đa phương tiện (video, hình ảnh, voice,…). Còn PR cũng là một công cụ thường được sử dụng ở một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông tổng thể. Ví dụ PR hay được dùng để nâng cao hình ảnh và độ nhận diện của thương hiệu ở giai đoạn nhận biết và ghi nhớ. Ngược lại, khi bước vào giai đoạn push sales, doanh nghiệp có thể sẽ không còn chi nhiều tiền cho PR như các giai đoạn trước đó.

Cơ hội làm việc của hai ngành quan hệ công chúng và truyền thông đều rất rộng mở, bạn có thể làm nhiều mảng khác nhau tùy theo sở thích và mong muốn thay vì bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.

Sự khác nhau

Điểm khác biệt lớn nhất giữa ngành quan hệ công chúng và truyền thông là mục đích của mỗi công cụ. Nếu như mục đích của truyền thông là lan truyền thông tin thì mục đích của quan hệ công chúng là xây dựng hình ảnh với những charaters (tính cách) nhất định cho brand hay tổ chức đó. Do mục đích khác nhau nên tùy theo từng chiến dịch cụ thể, từng ngành hàng, từng nhóm công chúng khác nhau mà những công cụ được sử dụng cũng khác nhau.

Tìm việc làm quan hệ công chúng và truyền thông ở đâu?

Để tìm được những cơ hội việc làm ngành quan hệ công chúng và truyền thông hấp dẫn và có mức đãi ngộ tốt, TopCV sẽ là lựa chọn hàng đầu hiện nay. TopCV là nơi update nhanh nhất hàng trăm nghìn vị trí công việc từ những doanh nghiệp lớn, có uy tín trong trong ngành quan hệ công chúng và truyền thông, giúp bạn tiếp cận tới những cơ hội “vàng”. Ngoài ra, TopCV còn giúp bạn hòn thiện CV với những mẫu CV chuyên nghiệp, giúp bạn tự tin khi ứng tuyển bất cứ công việc nào!

Mong rằng thông qua bài viết của Blog TopCV đã giúp bạn phân biệt ngành quan hệ công chúng và truyền thông giống và khác nhau thế nào. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích góp phần giúp bạn định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm việcbạn hãy tham khảo những cơ hội công việc hấp dẫn tại TopCV ngay nhé!