TOP 5 kỹ năng của người làm truyền thông giỏi bạn cần biết

kỹ năng của người làm truyền thông
Kỹ năng của người làm truyền thông giỏi là gì?

Truyền thông là một lĩnh vực rộng lớn và được biết đến như là một ngành học đầy năng động, sáng tạo. Được làm việc trong lĩnh vực truyền thông là mong muốn của rất nhiêu bạn trẻ. Vậy kỹ năng của người làm truyền thông giỏi gồm những gì và để trở thành một người làm truyền thông cần những gì?

Ngành truyền thông là gì? Các lĩnh vực trong ngành truyền thông

Truyền thông (Communications) là quá trình cung cấp, trao đổi, lan truyền và tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng với nhau, nhằm mang tới tri thức hay một thông điệp nào đó cho các bên, từ đó góp phần thúc đẩy sự thay đổi hành vi và tư duy. Truyền thông là một ngành rộng lớn, do đó trước khi tìm hiểu xem để trở thành một người làm truyền thông cần những gì, bạn hãy cùng tìm hiểu xem nó bao gồm những lĩnh vực nào nhé!

kỹ năng của người làm truyền thông
Ngành truyền thông là gì? Các lĩnh vực trong ngành truyền thông

Truyền thông báo chí (Journalism) 

Truyền thông báo chí gồm có báo in, báo hình, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử. Mỗi hình thức báo chí lại có cách trình bày và truyền tải thông tin khác nhau, song đều có mục đích cung cấp thông tin nhanh chóng – chính xác cho người đọc, người xem, phục vụ nhu cầu tin tức và giải trí mà khán thính giả quan tâm.  

Truyền thông mạng xã hội (Social Media Communications) 

Với sự bùng nổ của mạng xã hội thì truyền thông mạng xã hội đã thực sự trở thành một lĩnh vực không thể thiếu của ngành truyền thông hiện đại. Truyền thông mạng xã hội là khái niệm chỉ phương thức truyền thông thông qua các công cụ social media bao gồm: Twitter, Facebook, Instagram, Tumblr, TikTok,… Tố chất của người làm truyền thông mạng xã hội đó chính là sự nhạy bén với xu hướng và có khả năng tạo ra nội dung có tính viral (lan truyền).

Multimedia & Digital Media Communications

Truyền thông đa phương tiện hay truyền thông kỹ thuật số là nhóm ngành truyền thông sử dụng các công cụ thiết kế, quay dựng để sản xuất những ấn phẩm đồ họa 2D, 3D, motion grapahic, các định dạng video, âm thanh,… phục vụ mục đích truyền tải thông điệp truyền thông. Kỹ năng của nhân viên truyền thông đa phương tiện đó chính là thành thạo các công cụ để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Truyền thông Marketing (Marketing Communications)

Truyền thông marketing (Marketing Communications – viết tắt là Marcom), hay còn được gọi là tiếp thị truyền thông, là khái niệm chỉ việc sử dụng một hoặc nhiều kênh truyền thông là công cụ chính trong chiến lược marketing. Một chiến lược marketing sử dụng nhiều công cụ truyền thông nhằm truyền tải một thông điệp xuyên suốt dưới nhiều dạng thức khác nhau được gọi là truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications – IMC)

Thông qua chiến lược nội dung trên các kênh truyền thông khác nhau, khách hàng sẽ liên tục được tiếp cận và cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, từ đó khiến họ cảm động, tò mò, xây dựng ấn tượng và cuối cùng là thúc đẩy họ quyết định mua hàng. Các phương tiện, công cụ truyền thông tiếp thị rất đa dạng như billboard quảng cáo, website, mạng xã hội, báo chí, truyền hình, radio, event,… Kỹ năng của người làm truyền thông marketing giỏi đó là biết cách phối hợp các kênh truyền thông trong chiến lược, nhằm đem đến hiệu ứng truyền thông ấn tượng, khiến khách hàng thishc thú và thực hiện hành vi mua.

Một số công việc trong ngành truyền thông

Phóng viên, biên tập viên báo chí, phát thanh, truyền hình: Phóng viên, biên tập viên có nhiệm vụ khai thác tin tức và xây dựng thành nội dung trên các loại hình báo chí như báo giấy, báo phát thanh,… nhằm cung cấp tin tức chính xác, kịp thời cho các đối tượng độc giả, khán thính giả,…

Chuyên viên PR (Quan hệ công chúng): Chuyên viên viên PR (viết tắt của Public relations) là người xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp, người nổi tiếng,… với công chúng, nhằm mang tới hình ảnh và thông điệp truyền thông đúng với mong muốn, xử lý những sự cố, khủng hoảng hay các yếu tố gây nhiễu làm ảnh hưởng tới hình ảnh của tổ chức, cá nhân.

>>> Tham khảo: Chuyên viên PR là gì? Khám phá công việc của một chuyên viên PR

Content Creator: Content Creator trong ngành truyền thông rất rộng và được dùng để chỉ chung những người thực hiện nội dung cho các kênh truyền thông từ truyền thống đến hiện đại như: viết nội dung quảng cáo (copywriter), thực hiện nội dung truyền thông mạng xã hội (social content creator/ content marketing), viết nội dung website, kịch bản video clip, TVC,… kỹ năng của người làm truyền thông trong mảng content là khả năng diễn đạt thông tin sao cho thu hút, hấp dẫn, có khả năng truyền tải thông điệp truyền thông một cách hiệu quả.

>>> Tham khảo: Content creator là gì? Kỹ năng tạo nên một content creator thành công

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí công việc khác trong ngành truyền thông có thể kể đến như: tổ chức sự kiện, thiết kế đồ họa, quay dựng, truyền thông nội bộ,…

Kỹ năng của người làm truyền thông xuất sắc gồm những gì?

Kỹ năng giao tiếp

Truyền thông là quá trình các bên giao tiếp, tương tác, do đó một trong những kỹ năng của người làm truyền thông giỏi đó chính là kỹ năng giao tiếp, kết nối tốt, sự khéo léo, nhạy bén và thấu hiểu tâm lý con người, từ đó biết cách truyền tải thông điệp và thu hút được công chúng mục tiêu

kỹ năng của người làm truyền thông
Kỹ năng của người làm truyền thông

Khả năng ngoại ngữ

Tiếng Anh được coi là yêu cầu bắt buộc trong ngành truyền thông, đặc biệt nếu bạn mong muốn làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, các global agency hay có đối tác/ khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, khả năng ngoai ngữ tốt còn giúp bạn đọc hiểu, tra cứu và tham khảo tài liệu, update xu hướng truyền thông mới trên thế giới.

Kỹ năng đàm phán

Phần lớn các công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi thường xuyên phải trao đổi, đàm phán, thương thuyết với các bên khác nhau (đối tác, khách hàng,..), do đó kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng của nhân viên truyền thông mà bạn cần trau dồi.

Sự sáng tạo và nhạy bén

Truyền thông là ngành đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn, bởi để có thể tạo nên những nội dung hấp dẫn, thú vị và “viral”, người làm truyền thông cần liên tục tìm ra những phương thức mới lạ, độc đáo chưa ai làm. Có thể nói sáng tạo và nhạy bén là phẩm chất của người làm truyền thông xuất chúng và là chìa khóa để thành công trong ngành truyền thông

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Một chiến dịch truyền thông marketing hay truyền thông thương hiệu đều bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, do đó tố chất của người làm truyền thông giỏi đó là khả năng tổ chức, sắp xếp, lập kế hoạch và phân công công việc một cách hợp lý, từ đó tối ưu hóa ngồn lực và khiến dòng chảt công việc (work flow) thông suốt

Tìm việc làm ngành truyền thông ở đâu?

Nếu muốn tìm những việc làm truyền thông thú vị, hấp dẫn và có mức đãi ngộ tốt, bạn hãy click vào TopCV – chuyên trang tuyển dụng hàng đầu hiện nay. Với hàng trăm nghìn vị trí công việc trong ngành truyền thông từ những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường, TopCV là nơi mang đến cho bạn những cơ hội công việc tốt nhất, cùng với đó là các mẫu CV chuyên nghiệp cùng bí kíp phỏng vấn, giúp bạn tự tin khi ứng tuyển bất cứ công việc nào!

Mong rằng thông qua bài viết của Blog TopCV đã giúp bạn biết 5 kỹ năng của người làm truyền thông giỏi là gì và từ đó biết làm truyền thông cần những gì. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích góp phần giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn muốn tìm việc, bạn hãy tham khảo những cơ hội công việc hấp dẫn tại TopCV ngay nhé!