MT là gì? Phân biệt Modern Trade và Traditional Trade trong Trade Marketing

MT là gì
MT là gì? MT là viết tắt của từ gì?

Trong Trade Marketing, thuật ngữ MT (hay kênh MT) được dùng để chỉ một phương thức phân phối thương mại của doanh nghiệp. MT là phương thức phân phối hiện đại nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, giảm chi phí lãng phí trong các khâu hậu cần dịch vụ. Vậy cụ thể kênh MT là gì?

MT là gì?

MT – viết tắt của Modern Trade – đã trở thành một khái niệm phổ biến từ những năm 1990. Cụ thể, MT chỉ hình thức thương mại hiện đại mà trong đó quá trình logistics và chuỗi cung ứng – phân phối được thực hiện một cách bài bản và có tổ chức, từ đó giảm thiểu thời gian lãng phí và tối ưu hóa hiệu quả hậu cần. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thương mại hiện đại chủ yếu chỉ các mô hình kinh doanh và kênh phân phối như đại siêu thị và chuỗi siêu thị.

MT là gì?
Kênh MT là gì? MT nghĩa là gì?

Cho tới những năm gần đây, với sự phát triển của ngành logistics thế giới và đặc biệt là sự bùng nổ của thương mại điện tử, modern trade, MT còn được dùng cho những kênh e-commerce như các website bán hàng, sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua sắm trực tuyến, mua sắm qua mạng xã hội,… với những hình thức marketing, mô hình kinh doanh mới (ví dụ như dropship)

>>> Tham khảo: Trade Marketing là gì? Công việc của một chuyên viên Trade Marketing

TT là gì? GT là gì? Sự khác biệt giữa TT, GT và MT trong kinh doanh

TT – viết tắt của Traditional trade, là thuật ngữ chỉ hình thức thương mại truyền thống, trong đó gồm một mạng lưới phân phối với đầy đủ các thành phần từ các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý cho tới nhà đầu tư, nhà bán buôn và cả nhà phân phối. Đây là một mạng lưới phức tạp gồm nhiều cấp độ, giúp việc tiếp cận hàng hóa dễ dàng hơn trong điều kiện logistics nhiều hạn chế (ví dụ vung sâu vùng xa)

GT – viết tắt của General Trade là một khái niệm được phát triển từ Traditional Trade, trong đó, GT chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống phân phối tới các nhà bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Đây là hình thúc phân phối hàng hóa vẫn đang được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Sự khác biệt chủ yếu của 3 hình thức thương mại Traditional Trade, General Trade và Modern Trade nằm ở hình thức và cơ cấu các kênh phân phối. Mỗi hình thức lại có ưu nhược điểm khác nhau, do đó tùy theo từng ngành hàng, đặc thù khu vực, cách thức tiêu dùng, mua sắm của khách hàng, mô hình kinh doanh,… mà doanh nghiệp chọn ra hình thức phù hợp với sản phẩm của mình. Ví dụ, doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) phải đẩy mạnh cả hai kênh GT và MT, nếu tập trung vào phân khúc giá rẻ cho nông thôn thì cần ưu tiên GT.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược kênh phân phối hiệu quả?

MT, GT và TT đều là những khái niệm chỉ phương thức thương mại mà trong đó chủ yếu là hình thức triển khai các kênh phân phối trong kinh doanh. Vậy kênh phân phối là gì? Kênh phân phối là khái niệm chỉ tập hợp các điểm kết nối nằm trong một mạng lưới, có nhiệm vụ liên kết hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng (khách hàng cuối) có thể không có trung gian nào (tức những kênh phân phối trực tiếp) hoặc thông qua nhiều trung gian khác nhau như đại lý bán lẻ, siêu thị, chuỗi tiệm tạp hóa,…. (tức kênh phân phối gián tiếp)

  • Chọn lựa kênh phân phối phù hợp: Kênh phân phối cần phải phù hợp với ngành hàng, khách hàng, lĩnh vực kinh doanh thì mới đem lại hiệu quả.
  • Tối ưu hóa hiệu quả của các kênh phân phối: Triển khai một kênh phân phối không phải chỉ là giao hàng tới điểm bán và chờ khách hàng tự tiếp cận mà người bán cần phải có chương trình khuyến mại tại điểm bán, sắp xếp hàng hóa hấp dẫn, theo dõi tình hình doanh số, khảo sát nghiên cứu hành vi khách hàng để tối ưu hóa hiệu quả
  • Đặt kênh phân phối trong tổng thể chiến lược ngành hàng và chiến dịch marketing: Kênh phân phối chính là chữ P thứ 3 (Places) trong lý thuyết mô hình 4P Marketingmô hình 7P Marketing, do đó cần chú ý phối hợp hài hòa giữa các chữ P

>>> Tham khảo: Kênh phân phối là gì? Chiến lược 5 loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối có vai trò thế nào trong kinh doanh?

Modern trade là gì? Thương mại điện tử có phải Modern trade không?

Đối với doanh nghiệp, kênh phân phối có tác dụng giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường, tăng sự hiện diện và sức ảnh hưởng của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Kênh phân phối có tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp và là một phần của chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu (branding)

Đối với khách hàng, kênh phân phối là nơi mà khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách dễ dàng, tiện lợi, giúp việc mua hàng trở nên nhanh chóng và mang lại trải nghiệm tốt. Trải nghiệm mua sắm tại kênh phân phối càng tốt thì hiệu quả kinh doanh cra doanh nghiệp sẽ càng tăng lên.

>>> Tham khảo: Ngành bán lẻ là gì? Bí quyết kinh doanh thành công trong ngành bán lẻ

Mong rằng thông qua bài viết trên của Blog.TopCV, bạn đã hiểu rõ MT là gì? Phân biệt Modern Trade và Traditional Trade trong Trade Marketing. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí HOT nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm