Từ chối luôn là một động thái không hề dễ dàng. Từ chối không khéo léo có thể để lại những hậu quả sau này, và đó cũng là lý do vì sao mỗi người cần phải biết nghệ thuật từ chối, đặc biệt là trong công việc. Làm thế nào để từ chối công ty cũ những vẫn giữ được hòa khí đôi bên. Hãy để Blog TopCV đưa ra một vài lời khuyên cho bạn tham khảo nhé!
Hãy suy nghĩ xem tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ
Đứng trước một lời mời làm việc từ công ty cũ, bạn quyền đồng ý hoặc từ chối. Đồng ý hoặc từ chối phụ thuộc vào những trải nghiệm và lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ.
Trong trường hợp trước đó bạn đã rời đi với một trải nghiệm không tốt đẹp, bạn sẽ không cần phải cân nhắc điều gì cả.
Nếu môi trường làm việc ở công ty cũ khiến bạn không thoải mái, ví dụ có quá nhiều áp lực hay mối quan hệ không hòa thuận với các đồng nghiệp, thì bạn không có lý do nào để quay lại cả. Môi trường làm việc không lý tưởng có thể ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và cả hiệu suất làm việc của bạn.
Hoặc cũng có thể công ty cũ không cho bạn thấy được cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân. Bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc không được công nhận cũng có thể là một lý do thuyết phục bạn không nên quay lại. Một công ty khác có tiềm năng phát triển cao hơn và cơ hội thăng tiến nhiều hơn mới là đích đến của bạn.
>>> Tham khảo bài viết: Có nên quay lại công ty cũ làm việc? 7 bước quay lại công ty cũ
Bên cạnh đó, không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng có thể là một lý do khiến bạn rời đi, và trong trường hợp này đó là một điều rất đáng để cân nhắc. Không phù hợp với văn hóa làm việc có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất công việc của bạn. Trong trường hợp này, tìm kiếm một công ty có văn hóa làm việc phù hợp với bạn là lựa chọn sáng suốt hơn.
Một lý do khác khiến bạn rời đi có thể là do lương và phúc lợi không hợp lý. Nếu công ty cũ không chi trả mức lương và phúc lợi hợp lý cho công việc của bạn, thòi việc tìm kiếm một công ty khác có mức thù lao và phúc lợi tốt hơn là điều rất dễ hiểu.
Có nhiều lý do khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Đứng trước lời mời quay lại làm việc, bạn cần đánh giá kỹ những lý do này và quyết định dựa trên tình huống cụ thể của bạn.
Trong một số trường hợp, việc quay lại làm việc tại công ty cũ có thể là lựa chọn phù hợp, nhưng trong những trường hợp khác, tìm kiếm cơ hội mới lại có thể giúp bạn phát triển bản thân và có được mức thu nhập tốt hơn.
Chuẩn bị tinh thần trước khi từ chối lời mời làm việc
Nếu bạn quyết định từ chối quay lại công ty cũ làm việc, bạn cũng cần suy nghĩ làm thế nào để từ chối một cách lịch sự và giữ được hòa khí giữa đôi bên. Trước khi đưa ra từ chối lời mời quay lại làm việc từ công ty cũ, hãy xem xét một số khía cạnh sau đây.
Lý do từ chối cần phải hợp lý
Hãy cân nhắc và lựa chọn một lý do có vẻ “hợp lý” khiến bạn muốn từ chối lời mời quay lại công ty cũ làm việc. Có thể là bạn đã rời đi với một trải nghiệm tồi tệ nào đó, tuy nhiên bạn không nên thể hiện ra điều đó.
Tìm thấy một công việc phù hợp hơn với định hướng phát triển của bản thân, hoặc bạn một lý do khách quan nào đó (chẳng hạn như thay đổi chỗ ở, lý do sức khỏe, v.vv..) sẽ là lý do hợp lý hơn để từ chối.
>>> Tham khảo bài viết: Tầm quan trọng của kỹ năng từ chối trong công việc
Sẵn sàng tìm kiếm một công việc mới
Nếu bạn đã tìm được công việc mới hoặc đang trong quá trình tìm việc mới, hãy đảm bảo rằng công việc mới của bạn cho bạn nhiều hơn cơ hội phát triển hoặc cho bạn mức thu nhập tốt hơn.
Tập trung vào những lợi ích mà công việc mới mang lại là một cách hiệu quả giúp bạn tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình.
Hãy tự tin và quyết đoán vì bạn sẽ không có cơ hội để làm lại
Để củng cố được quyết tâm từ chối lời mời quay lại làm việc ở công ty cũ, bạn cần “chuẩn bị” rất nhiều sự tự tin và quyết đoán.
Sự tự tin có thể đến từ việc bạn tin tưởng vào khả năng và tiềm năng của bản thân. Thêm vào nữa, bạn cần “mindset” và hiểu rằng việc từ chối không có nghĩa là bạn không đáng giá hay không có giá trị.
Định hình và sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới trong tương lai
Khi từ chối lời mời quay lại công ty cũ làm việc, đồng nghĩa với việc bạn cần hướng tới những cơ hội tốt hơn trong tương lai. Trên thực tế, đó cũng có thể là lý do chủ yếu thôi thúc bạn nghỉ việc ở công ty cũ.
Hãy đặt ra những mục tiêu cho bản thân và suy nghĩ xem rằng bạn cần phát triển sự nghiệp của mình theo định hướng nào. Định hình những gì bạn muốn đạt được sẽ giúp bạn có được “kim chỉ nam” cho mỗi quyết định quan trọng.
>>> Tham khảo bài viết: Năng lực là gì? Làm sao để nâng cao năng lực bản thân
Làm sao để từ chối công ty cũ một cách lịch sự và khéo léo nhất?
Từ chối chưa bao giờ là một quyết định dễ dàng. Từ chối lời mời từ công ty cũ mà vẫn giữ được hòa khí đôi bên có thể khiến bạn phải suy nghĩ rất nhiều. Để từ chối công ty cũ một cách lịch sự và khéo léo, bạn hãy cân nhắc những điều sau đây.
Sự tôn trọng là cơ sở cho mọi mối quan hệ
Bạn phải luôn ghi nhớ rằng sự tôn trọng dành cho công ty cũ và những trải nghiệm tích cực bạn đã có trong quá trình làm việc trước đó có thể khiến cuộc nói chuyện giữa đôi bên trở nên thuận lợi.
Nếu bạn tôn trọng công ty cũ, bạn sẽ có thể đưa ra lời từ chối với một tinh thần tích cực và tránh những yếu tố xúc phạm trong quá trình giao thiệp.
Ngay cả khi bạn đã rời đi với một trải nghiệm không mấy tốt đẹp, bạn vẫn cần dành sự tôn trọng với công ty cũ vì kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn bạn đã học được trong suốt thời gian làm việc trước đó.
Lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp
Bí quyết để giao tiếp hiệu quả và đạt được ý đồ giao tiếp không thể loại bỏ đi yếu tố phương tiện giao tiếp. Phương tiện giao tiếp phù hợp giúp truyền tải ý đồ của bạn một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Chính vì thế, lựa chọn một phương tiện giao tiếp phù hợp để truyền đạt quyết định của bạn là điều bạn cần cân nhắc trước tiên khi từ chối lời mời làm việc từ công ty cũ.
Thông thường, viết email là phương thức lịch sự, trang trọng nhất và cũng là phương thức giúp đảm bảo giao tiếp rõ ràng, tránh hiểu lầm. Hoặc bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn gặp trực tiếp nếu tự tin vào khả năng giao tiếp của bản thân và mối quan hệ thân sơ với quản lý cũ.
Thể hiện sự biết ơn
Trước tiên, hãy thể hiện sự biết ơn khi công ty cũ đánh giá cao năng lực của bạn và đưa ra lời mời bạn quay trở lại làm việc. Điều này sẽ giúp khởi đầu cuộc nói chuyện với một ấn tượng tích cực và tạo tiền đề tốt cho những nội dung sau đó.
Sau đó, bạn hãy thể hiện lòng cảm kích và nhấn mạnh rằng bạn rất trân trọng lời mời và cơ hội dành cho mình.
Đừng quên giải thích cho quyết định của mình
Hãy đưa ra lời giải thích cho quyết định của bạn. Dù bạn rời khỏi công ty cũ với trải nghiệm không tốt, hãy tránh chỉ trích công ty và đồng nghiệp. Thay vào đó, bạn có thể chia sẻ về định hướng của bản thân và nói rằng bạn mong muốn tìm kiếm một công việc, công ty phù hợp để phát triển bản thân theo định hướng đó.
Cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp
Song song với việc từ chối lời mời quay lại làm việc ở công ty cũ, bạn vẫn cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ, chẳng hạn như giữ liên lạc với cấp trên, đồng nghiệp và bạn bè trong công ty cũ. Có thể trong tương lai bạn sẽ cần làm việc hoặc hợp tác với họ.
Tạo ra những cơ hội trong tương lai
Hãy giao tiếp trong tâm thế cởi mở và sẵn lòng hợp tác trong tương lai. Bạn không biết được những cơ hội có thể đến sau này, vì vậy hãy duy trì một tâm thế tích cực và sẵn sàng cho sự hợp tác cũng như các cơ hội mới.
Gửi đi thông điệp một cách thận trọng
Hãy soạn thảo email từ chối hoặc nói chuyện một cách cẩn thận và đảm bảo những gì bạn truyền đạt một cách rõ ràng và lịch sự. Đừng quên kiểm tra lại nội dung và cấu trúc của email hoặc thư trước khi gửi đi nhé!
Sau khi gửi đi thông điệp từ chối, hãy giữ vững sự tôn trọng với công ty cũ và quản lý hoặc đồng nghiệp. Hạn chế chia sẻ thông tin tiêu cực hoặc nhận xét tiêu cực về công ty và nhân viên. Bạn cần duy trì tâm thế chuyên nghiệp trong suốt quá trình trao đổi với công ty cũ.
Hãy nhớ rằng việc từ chối một lời mời việc làm từ công ty cũ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Quan trọng nhất là duy trì sự lịch sự và tôn trọng trong quá trình giao tiếp và tập trung vào những cơ hội mới và sự phát triển trong sự nghiệp của bạn.
Gợi ý giải pháp cho công ty cũ nếu có thể
Khi bạn từ chối quay lại làm việc ở công ty cũ, bạn có thể thiện chí gợi ý một vài giải pháp giúp đỡ công ty cũ và duy trì một mối quan hệ tốt với họ.
Chẳng hạn, nếu bạn quen biết ai đó thích hợp để thay thế vị trí của mình, hãy gợi ý cho công ty cũ về người này. Điều này có thể giúp họ tìm kiếm được nhân viên mới thích hợp một cách nhanh chóng.
Hoặc bạn cũng có thể đề xuất sẵn hỗ trợ và tư vấn cho công ty cũ. Bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bạn, bạn có thể giúp họ vượt qua những thách thức trong thời gian đầu.
>>> Có thể bạn quan tâm: “Lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu?” Cách ứng phó từ chuyên gia
Như vậy, qua bài viết trên, BlogTopCV đã chia sẻ cùng bạn đọc một vài lời khuyên giúp bạn từ chối lời mời quay lại làm việc ở công ty cũ và vẫn giữ được hòa khí giữa đôi bên. Khi bạn từ chối quay lại làm việc ở công ty cũ, hãy thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong tất cả các tương tác của bạn. Tập trung chia sẻ về định hướng phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai là một ý tưởng không tồi giúp bạn từ chối một cách khéo léo.