Sinh viên không đi thực tập có sao không? Liệu có bị chậm chân so với bạn bè đồng trang lứa chọn lựa thực tập ngay từ khi còn trên ghế giảng đường? Bạn hãy cùng Blog TopCV khám phá những cơ hội tuyệt vời mà kỳ thực tập mang lại nhé!
Đi thực tập là gì?
Thực tập là quá trình các bạn sinh viên đi làm một công việc thực tế. Nhằm áp dụng những kiến thức đã học trên trường vào thực tiễn. Đây được xem như một kỳ huấn luyện. Đây là nơi các bạn trải nghiệm nghề nghiệp mình yêu thích trước khi chính thức theo đuổi nghề nghiệp đó.
Các bạn sinh viên có thể xin thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để có kinh nghiệm và nâng cao tay nghề. Thường là vào năm 2, năm 3, thậm chí ngay từ năm nhất, các bạn đã bắt đầu đi thực tập. Và các bạn được doanh nghiệp gọi với chức vụ “thực tập sinh”.
Tuy rằng chưa phải là nhân viên chính thức, nhưng các bạn có được cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đây là nền tảng giúp các bạn tự tin bước vào công việc chính thức ngay sau khi tốt nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay gặp và cách trả lời “ghi điểm”
Không đi thực tập có sao không?
Nếu không đi thực tập ngay từ khi còn là sinh viên, các bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian và cơ hội đấy!
Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế
Không đi thực tập có sao không? Chắc chắn là có! Môi trường doanh nghiệp là nơi các bạn tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm khi đi thực tập nhất. Dù các công ty tuyển dụng vị trí fresher, thì vẫn ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm hơn.
Nếu bạn không đi thực tập, bạn sẽ khó có được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng. Một vòng luẩn quẩn tái diễn: Chưa có kinh nghiệm thì không được nhận, không được nhận thì không có kinh nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm trái ngành nhiều như hiện nay.
Kể cả khi được nhận vào làm, bạn cũng sẽ lóng ngóng không biết phải xử lý công việc thế nào. Cấp trên thì chưa chắc có thời gian để hướng dẫn bạn. Họ cần người làm được việc hơn. Mà khi bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn sẽ sớm bị đào thải.
Thiếu trải nghiệm về nghề đã chọn
Không hiếm trường hợp người trẻ bị “vỡ mộng” với công việc mà họ hằng mơ ước. Khi mà thực tế khác quá xa so với tưởng tượng. Thực tế, chúng ta phải chọn lựa nghề nghiệp khi còn quá trẻ. Chúng ta chưa được tiếp xúc và hiểu được thực sự công việc đó như thế nào.
Thậm chí, có những bạn còn không biết mình thích gì và phù hợp với công việc gì. Vậy nên mới có một số lượng lớn các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đi làm, chợt nhận ra bằng cấp và nghề nghiệp đã chọn hoàn toàn không phải thứ họ muốn.
Không đi thực tập có sao không? Rõ ràng các bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội chọn lựa nghề nghiệp của mình. Không đi thực tập, bạn sẽ không thể biết công việc đó có phù hợp với bạn hay không. Phải đi thực tập, bạn mới biết bản thân có động lực với nghề nghiệp đã chọn hay không.
Không mở rộng được mạng lưới quan hệ
Bạn có tin rằng, phần lớn cơ hội nghề nghiệp đến với chúng ta đều dựa trên các mối quan hệ hay không? Người đem đến cơ hội cho bạn có thể là đồng nghiệp, là sếp, ban lãnh đạo, hay thậm chí là cả khách hàng của bạn.
Tuy nhiên, nếu không tham gia kỳ thực tập, bạn sẽ chẳng thể gặp được những người quan trọng có thể mang lại cơ hội cho bạn đâu! Đương nhiên, để họ nhìn trúng bạn trong những dự án hấp dẫn, bạn cũng phải thể hiện được kinh nghiệm, điểm mạnh và sự cầu tiến của mình.
Khó chọn lựa được chuyên môn
Trong quá trình thực tập, có thể bạn nhận ra ngành nghề đã chọn không thực sự phù hợp. Nhưng bạn vẫn sẽ rút ra được những bài học có giá trị đối với mình. Bạn cũng sẽ có thời gian học những kỹ năng mới, nhanh chóng chuyển hướng sang chuyên môn bạn yêu thích.
CV nghèo nàn, khó trúng tuyển khi đi xin việc
Không đi thực tập đồng nghĩa với việc bạn chẳng có gì để ghi trong CV của mình cả. Cả kinh nghiệm và kỹ năng làm việc thực tiễn đều không có. Vậy thì bạn đã đánh mất rất nhiều lợi thế so với các ứng viên khác rồi đấy!
Những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp thực sự rất là quan trọng và cần được trình bày khéo léo trong CV. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,… Thể hiện chúng trong CV sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn có thể tham khảo các mẫu CV chuyên nghiệp trên TopCV.vn để chọn lựa cho mình một phong cách CV sáng tạo, độc đáo và thu hút nhất. Đây cũng là bước giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí thực tập sinh tại các doanh nghiệp đấy!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách viết CV xin thực tập cho sinh viên
Lợi ích và khó khăn của việc đi thực tập
Như vậy, TopCV đã giải đáp cho bạn thắc mắc “không đi thực tập có sao không”. Rõ ràng, đi thực tập từ sớm sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi thế trong tạo dựng sự nghiệp về sau này. Và song song với đó cũng là những khó khăn mà bạn có thể gặp phải.
Lợi ích của việc đi thực tập
Ngoài những lý do thúc đẩy bạn tham gia kỳ thực tập đã được trình bày ở trên, không khó để nhận ra những lợi ích khác của quá trình thực tập.
Hoàn thiện bản thân từ những góp ý chuyên nghiệp
Khi làm một thực tập sinh, bạn sẽ được góp ý rất nhiều từ các anh chị có kinh nghiệm trong nghề. Họ sẽ mang đến cho bạn những kiến thức quý giá, những lời khuyên hữu ích và cả góp ý chân thành. Họ giúp bạn hoàn thiện bản thân sớm hơn.
Tăng thêm thu nhập, nhận thức về giá trị đồng tiền
Nhiều công ty chi trả một khoản trợ cấp hàng tháng cho thực tập sinh. Cũng có những doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều vào mảng thực tập, không ngần ngại trả cho bạn khoản thù lao lớn nếu như bạn có tiềm năng, làm được việc và cùng họ phát triển.
Vì thế, khi bạn trở thành một thực tập sinh, bạn không chỉ được học, được thực nghiệm, được trải nghiệm. Mà còn được nhận về khoản thu nhập xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Bạn sẽ hiểu được giá trị của đồng tiền. Bạn biết được giá trị sức lao động của mình.
>> Cơ hội việc làm thực tập sinh hấp dẫn nhất!
Cơ hội thử nghiệm những ý tưởng
Lợi thế của các bạn trẻ làm thực tập sinh là có khả năng cập nhật xu hướng thị trường rất tốt. Các doanh nghiệp cởi mở rất sẵn sàng đón nhận ý kiến đóng góp từ các bạn thực tập sinh. Vì thế, đi thực tập sớm là cơ hội để bạn nói ra và thực chiến với ý tưởng của mình.
Khó khăn khi đi thực tập
Mặc dù đi thực tập mang đến cho bạn những ích lợi về lâu về dài. Bạn vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ trong lần đầu tiên.
Môi trường làm việc thực tế khác xa lý thuyết
Có thể bạn rất tự tin với những lý thuyết mình học được ở trường. Bạn hãnh diện vì mình có điểm số cao và thứ hạng tốt trong trường. Nhưng khi thực tập sau khi tốt nghiệp, bạn lại nhận ra những kiến thức đó chẳng vận dụng được mấy trong công việc của mình.
Hãy vận dụng hết khả năng quan sát, lắng nghe và giao tiếp của mình để học tập nhiều hơn từ những anh chị đã có kinh nghiệm. Dần dần, bạn sẽ quen với công việc thực tế thôi!
Áp lực về thời gian
Vừa kết thúc buổi học trên trường đã vội vội vàng vàng đến công ty. Chưa kịp làm xong việc đã hết buổi làm. Rồi bạn lại sấp sấp ngửa ngửa chạy về nhà, mau chóng ăn uống rồi còn ôn bài, rồi học thêm, rồi nghiên cứu thêm về công việc được giao,…
Đây là áp lực không thể tránh khỏi. Để tập rượt cho tương lai, bạn buộc phải rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian ngay từ sớm.
Áp lực về công việc
Nhiều khi bạn sẽ bị các anh chị trong công ty mắng vì trót làm hỏng hoặc làm trễ công việc. Hay bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi công việc được giao dồn đống lên trong khi bạn chẳng biết phải xử lý như thế nào.
Đây là điều rất dễ hiểu, bởi vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm mà! Nhưng khi vượt qua được áp lực công việc này, chắc chắn sẽ là trái ngọt chờ đợi bạn.
Lưu ý khi đi thực tập
Để kỳ thực tập diễn ra thật suôn sẻ và bạn có cơ hội học được nhiều nhất từ những người có chuyên môn trong doanh nghiệp, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm như sau:
Chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ công việc
Laptop, sổ tay và bút là 3 thứ quan trọng bạn nên chủ động mang theo khi đi thực tập. Chúng sẽ giúp bạn tra cứu, tìm tòi và ghi chú những điều quan trọng quan sát được ở trong doanh nghiệp đấy!
Tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn
Các anh chị trong công ty không có nhiều thời gian để chỉ dẫn cho bạn từng li từng tí. Vì thế, hãy tạo mối quan hệ tốt với họ để dễ hỏi han mỗi khi gặp khó khăn nhé! Chỉ cần bạn luôn có một thái độ chân thành, khiêm tốn và cầu tiến thì họ sẽ giúp đỡ bạn thôi.
Luôn chủ động
Đừng lúc nào cũng hỏi các anh chị trong công ty những câu hỏi ngờ nghệch. Trong khi bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu trên Google nhé! Khi bạn có tinh thần tự học và tự vượt khó, bạn sẽ được ban lãnh đạo đánh giá cao hơn. Bạn cũng dễ gặt hái được thành công hơn đấy!
Tìm hiểu thêm: Đi thực tập cần chuẩn bị những gì? 10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết
Từ trước đến nay, vẫn có nhiều bạn sinh viên và cả phụ huynh đều cho rằng nên tập trung vào việc học tập. Cố gắng lấy được bằng khá, giỏi thì khi ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Thế nhưng, họ không nhận ra rằng những kiến thức hàn lâm sẽ không giúp ích nhiều cho công việc thực tiễn sau này nếu như không có sự tập dượt trước. Vậy, không đi thực tập có sao không? Chắc chắn là bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nếu bỏ qua kỳ thực tập đấy! Để nắm bắt cơ hội, gia nhập ngay các doanh nghiệp với vị trí thực tập sinh, bạn hãy tìm việc làm tại TopCV, và tham khảo kinh nghiệm thực tập tại Blog TopCV nhé!