Bài học kinh nghiệm khi đi thực tập: Đừng sợ đi làm không công, chúng ta đang trả học phí!

bai-hoc-kinh-nghiem-khi-di-thuc-tap

Đi thực tập chỉ vì con dấu để tốt nghiệp, đến đó chỉ rót nước pha trà, đi làm không công như bị lợi dụng, làm cho xong chứ mình có được trả lương đâu. Và thế là bạn hoàn thành kỳ thực tập một cách qua quýt, cốt lấy được dấu đỏ và chẳng có bài học kinh nghiệm khi đi thực tập nào được rút ra. Thực tập không lương liệu có phải một sự thiệt thòi như bạn nghĩ? Hãy tìm câu trả lời tại bài viết sau

Bài học kinh nghiệm khi đi thực tập – Không lương không có nghĩa là bị thiệt

Khi tìm việc thực tập sinh, không ít bạn trẻ tâm sự rằng họ không muốn làm việc thực tập không lương, họ cảm thấy như đang bị lợi dụng và rằng công ty không trả lương thì sẽ không coi trọng sức lao động và giá trị của bạn. Không bàn đến suy nghĩ này là đúng hay sai nhưng bạn nên nhớ rằng bạn đang là một thực tập sinh. Đi thực tập là gì? Là bạn đang đi học trong thực tế tức là áp dụng những lý thuyết đã học và thực tế. Bạn cũng có người hướng dẫn. Bạn cần biết rằng người hướng dẫn bạn vừa phải hoàn công việc của họ vừa kiêm thêm nhiệm vụ hướng dẫn bạn. Đi thực tập là bạn sẽ được đào tạo, là cơ hội để bạn học hỏi. Chưa kể, kinh nghiệm của bạn đang là con số 0, những sản phẩm bạn thực hiện chưa chắc đã mang lại giá trị cho công ty và những người hướng dẫn bạn có nhiệm vụ nhận xét, góp ý để giúp bạn cải thiện công việc. Như vậy, rõ ràng bạn đang được học, được nhận những kiến thức thực tế. Vì vậy, bài học kinh nghiệm khi đi thực tập đầu tiên là đừng đặt nặng vấn đề lương, sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn vừa được học hỏi vừa được nhận những đồng lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Nhưng nếu như bạn đang thực tập ở một công ty không trả lương thực tập sinh thì công sức bạn bỏ ra cũng không lãng phí, đó là “học phí” cho những bài học thực tế của bạn.

luong-khong-phai-la-tat-ca-khi-di-thuc-tap
Lương không phải là tất cả khi đi thực tập

Xem thêm: Về mặt pháp lý, đi thực tập có lương không? Có nên thực tập không lương?

Chọn được nơi thực tập phù hợp, bạn đã thành công 50%

Địa điểm thực tập luôn là vấn đề nan giải với sinh viên. Có những trường giới thiệu địa điểm cho sinh viên, sinh viên nghiễm nhiên được nhận vào thực tập và cũng có những trường yêu cầu sinh viên phải tự đi tìm kiếm nơi thực tập. Khi đó, bạn sẽ phải trải qua một cuộc tuyển chọn không khác gì tuyển nhân viên chính thức. Bạn cũng phải chuẩn bị CV thực tập sinh, học hỏi kinh nghiệm đi phỏng vấn thực tập để ứng tuyển thành công. Nhưng dù chọn nơi thực tập bằng cách nào thì để có một kỳ thực tập hiệu quả, sinh viên nên lựa chọn theo các tiêu chí sau:

  • Chọn nơi thực tập theo công việc sau này bạn sẽ làm chứ không phải theo ngành
  • Chọn nơi thực tập theo tính chất môi trường làm việc chứ không phải theo danh tiếng
  • Chính bạn cũng sẽ đánh giá được công ty qua buổi phỏng vấn để quyết định xem mình có nên thực tập ở đây không
  • Đừng quá nóng vội và tự ti vì không có kinh nghiệm, các công ty muốn đào tạo sinh viên thực tập sẽ nhìn vào tiềm năng chứ không phải kinh nghiệm
Môi trường thực tập là yếu tố quan trọng hàng đầu để có một kỳ thực tập thành công

Kỳ thực tập sẽ hiệu quả 100% nếu bạn chủ động

Đọc đến đây, nhiều bạn sẽ nghĩ sao kỳ thực tập của mình là những chuỗi ngày làm “chân sai vặt”, bưng trà rót nước và chẳng có bài học kinh nghiệm khi đi thực tập nào được rút ra. Có những sinh viên sẽ đổ lỗi tại nơi mình thực tập, hời hợt và không quan tâm tới thực tập sinh. Trên thực tế, khó mà phủ định điều này nhưng việc hoàn toàn không học được gì có phần nhiều lỗi là do thói bị động của một bộ phận sinh viên. Như đã nêu trên, người hướng dẫn bạn vẫn phải hoàn thành công việc của họ, họ cũng không có nhiều quỹ thời gian dành cho bạn vì cách đi thực tập hiệu quả là bạn phải chủ động. Hãy chủ động hỏi, chủ động làm quen với môi trường, chủ động nhận những công việc trong khả năng. Việc bạn tỏ ra chủ động, nhiệt huyết với công việc sẽ được ghi nhận, bạn sẽ dần nâng cao vai trò của mình và nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ phía công ty. Đó là cách tự tạo ra cơ hội cho chính mình.

ky-thuc-tap-se-hieu-qua-hon-neu-ban-chu-dong
Kỳ thwucj tập sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chủ động đưa ra câu hỏi, ý kiến

Loại bỏ ngay các thói quen xấu trong tác phong

Một số sinh viên khi đi thực tập vẫn mặc áo phông, quần đùi hoặc đi dép lê. Những trang phục đó rất thoải mái nhưng chúng không dành cho môi trường làm việc. Đừng khiến các đồng nghiệp của bạn ức chế vì những điều nhỏ như cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện. Bạn là sinh viên thực tập, không ai yêu cầu bạn phải đi giày cao gót, mặc chân váy bó nhưng bạn phải ăn vận lịch sự, quần dài, áo sơ mi, giày thể thao là đủ. Cách nói chuyện cũng phải đổi khác so với khi nói chuyện tán gẫu cùng bạn bè. Luôn nhớ rằng bạn đang đi làm, bạn đã bước chân vào thế giới của người trưởng thành, hãy cư xử chín chắn, phù hợp.

Mở rộng mạng lưới quan hệ – thứ quan trọng hơn cả lương

Có lẽ, bài học kinh nghiệm khi đi thực tập lớn nhất cho các bạn sinh viên là làm quen và mở rộng quan hệ. Những mối quan hệ cùng đồng nghiệp trong lĩnh vực bạn lựa chọn sẽ gắn bó cả đời là điều quý giá mà không phải vật chất có thể mua được. Họ có thể sẽ trở thành cộng sự, thành đối tác, thành người giới thiệu bạn cho những công việc sau này

doi-voi-thuc-tap-sinh-mo-rong-quan-he-con-quan-trong-hon-ca-luong
Đối với thực tập sinh, mở rộng mạng lưới quan hệ còn quan trọng hơn cả lương

Xem thêm: Kinh nghiệm xương máu cho kỳ thực tập – Giá mà chúng tôi biết những điều này sớm hơn

Kỳ thực tập là cánh cửa đầu tiên mở ra con đường sự nghiệp sau này của bạn. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm khi đi thực tập có thể. Những bài học này sẽ là hành trang quý giá theo chân bạn trên con đường tìm việc làm sau này.