Nếu là người yêu thích công nghệ chắc hẳn các bạn đã từng nghe tới vị trí Java Developer. Tuy nhiên, Java Developer là gì? Công việc cụ thể ra sao thì nhiều người vẫn còn khá mơ hồ. Bài viết sau đây Blog.TopCV sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để theo đuổi công việc đáng mơ ước này.
Java Developer là gì?
Ngôn ngữ lập trình Java là ngôn ngữ lập trình được nhiều lập trình viên lựa chọn sử dụng trong quá trình xây dựng các hệ thống, phần mềm ở đa lĩnh vực.
Sở dĩ đây là ngôn ngữ lập trình “HOT” bởi nó có tính “hướng đối tượng và độc lập nền tảng”. Bạn có thể sử dụng Java để làm việc ở bất cứ nền tảng nào mà không cần biên dịch lại, miễn là bạn đã cài JRE (Java Runtime Environment) vào nó.
Java Developer là gì? Java Developer được biết đến là nhà phát triển hoặc lập trình viên phần mềm máy tính chuyên sử dụng ngôn ngữ Java để tạo ra và phát triển các phần mềm, ứng dụng và phát triển website.
Hiện nay vị trí Java Developer không chỉ quan trọng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác trong đời sống con người. Vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng vị trí này luôn rất lớn và đòi hỏi thị trường phải cung ứng lượng lớn nhân sự mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
>>> Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến dân IT phải biết
Công việc của Java Developer là gì?
Công việc của Java Developer là gì? Java Developer là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và quản lý các ứng dụng dựa trên ngôn ngữ lập trình Java. Bởi vì Java được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt là bởi các tổ chức lớn, nên các vai trò hàng ngày của Java Developer cho công việc của họ rất đa dạng. Trong đó, bao gồm việc chịu trách nhiệm phát triển trên một ứng dụng cụ thể hoặc làm việc trên nhiều ứng dụng cùng một lúc.
Hiện nay Java Developer có rất nhiều hướng phát triển (Front End, Back End, Full-stack…). Tùy theo mỗi hướng đi mà lập trình viên Java sẽ đảm nhiệm các hạng mục việc làm lập trình viên Java khác nhau. Các nhiệm vụ của lập trình viên cũng sẽ thay đổi tùy theo môi trường làm việc nhưng về cơ bản, công việc chung của Java Developer là:
- Tham gia trực tiếp vào quá trình lên ý tưởng, thiết kế, phát triển và vận hành các ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Java theo các kế hoạch, dự án.
- Duy trì, cập nhật các website, mã nguồn, cấu trúc dữ liệu đang sẵn có của công ty.
- Nghiên cứu và học hỏi, tìm hiểu các công nghệ mới để áp dụng theo các dự án của công ty để nâng cao hiệu suất.
- Thực hiện phân tích nhu cầu người dùng thông qua các dữ liệu phản hồi để tối ưu hóa phần mềm, ứng dụng hoặc đưa ra ý tưởng cho thiết kế mới.
- Kết hợp với các phòng ban khác để chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn người dùng.
- Thực hiện giám sát, kiểm tra và bảo trì hệ thống, phần mềm để phát hiện lỗi và đưa ra phương án sửa chữa kịp thời.
- Hỗ trợ cho các thành viên khách trong nhóm để cùng cải tiến hiệu suất sản phẩm, tránh các lỗi xảy ra.
- Thực hiện các báo cáo tiến độ dự án theo ngày, tuần, tháng; từ đó đưa ra các phương án cải thiện hiệu suất, sửa chữa lỗi để đảm bảo đúng tiến độ.
>>> Xem thêm: Nhân viên IT là gì? Những thông tin cần biết để trở thành nhân viên IT
Mức thu nhập của Java Developer
Thực tế, lập trình viên là một trong những việc làm có mức lương cao hơn so với các ngành nghề khác trên thị trường. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm làm việc mà các lập trình viên Java sẽ hưởng các mức lương khác nhau.
Lương lập trình viên Java với những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương khởi điểm cho vị trí lập trình Java nằm trong khoảng 10-15 triệu/ tháng. Còn với những Java Developer đã tham gia nhiều dự án với kinh nghiệm làm việc dày dặn thì mức thu nhập có thể lên tới 30-40 triệu/ tháng.
Mức lương thay đổi theo hình thức tham gia, môi trường làm việc hay tính chất của từng dự án mà có sự thay đổi linh hoạt. Mặc dù làm việc ở vị trí nào, nếu như bạn mong muốn theo đuổi nghề lập trình Java Developer thì mức lương nhận được sẽ không bao giờ có giới hạn.
>>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu với doanh nghiệp
Yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng của Java Developer là gì?
Bên cạnh những băn khoăn về Java Developer là gì, các bạn trẻ còn khá tò mò về những yêu cầu mà công việc này đặt ra. Do đảm nhận những vai trò quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển doanh nghiệp mà vị trí tuyển dụng lập trình viên Java Developer thường khá khắt khe. Không chỉ yêu cầu cao về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm mà còn đi kèm với những điều kiện cụ thể.
Về kinh nghiệm
Những ứng viên Java Developer bắt buộc phải là những người đã tốt nghiệp các ngành học liên quan tới khoa học máy tính, hoặc những ngành có liên quan tới lập trình.
- Ứng viên đã có thời gian làm việc lập trình phần mềm, các framework,….
- Đã có kinh nghiệm lập trình viên Java, nắm bắt được thiết kế cũng như những ứng dụng thực tế với các nền tảng sử dụng Java.
- Am hiểu sâu và có sự thành thạo ngôn ngữ Java, Jee. Đồng thời, nắm bắt được việc phân tích đối tượng, sử dụng các mẫu thiết kế phổ biến.
- Nắm chắc kiến thức cơ sở dữ liệu OOP, MVC, SQL, ORM,… Sự hiểu biết chắc chắn, sâu rộng về các nền tảng sẽ là lợi thế dành cho bạn trong quá trình làm việc.
>>> Xem thêm: Full stack developer là gì? Để trở thành full stack developer cần những gì?
Về kỹ năng
Java Developer muốn đạt được thành công trong công việc ngoài việc có kiến thức thì kỹ năng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bản chất công việc gắn liền với máy tính nên kỹ năng đặc biệt quan trọng của một Java Developer đó chính tư duy tốt, nắm chắc thuật toán chính là một lợi thế để bạn tiến xa hơn trong nghề.
Một Java Developer phải là người biết cách nắm bắt các vấn đề, phân tích, giải quyết nhanh nhạy để đạt được hiệu quả cao. Việc xử lý nhạy bén sẽ giúp cho hệ thống vận hành hạn chế lỗi, giảm bớt năng suất vận hành so với tiến độ.
Một kỹ năng quan trọng khác của một Java Developer đó chính là có sự am hiểu về ngoại ngữ, có khả năng đọc, hiểu tiếng Anh chuyên ngành. Thông thường trong quá trình làm việc các bạn sẽ làm việc bằng tiếng Anh. Nếu như không hiểu ngôn ngữ này bạn sẽ khó lòng nắm bắt được những ngôn ngữ mới để tiến hành lập trình.
>>> Xem thêm: Developer là nghề gì? Phân biệt một số chức danh Developer
Học gì ra làm Java Developer?
Java Developer là nghề nghiệp có nhiều cơ hội trong tương lai. Nếu muốn đi sâu vào nghiên cứu, bạn có thể chọn một khoa trong các trường công nghệ hoặc một chuyên ngành lập trình viên trong các khoa/viện khoa học công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa, Đại học Bưu chính viễn thông hay Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia… Đây là cái nôi đào tạo ra các kỹ sư công nghệ hàng đầu Việt Nam với những công trình nghiên cứu có giá trị.
Hệ đào tạo chính quy của các trường Cao đẳng – Đại học thường phân chia không giống nhau, loại hình đào tạo cũng đa dạng nhưng thường sẽ có một số chuyên ngành lập trình viên quen thuộc như sau:
- Khoa học máy tính (Computer Science): Đây là ngành lập trình viên học tập trung vào quan điểm lý thuyết liên quan nhiều tới toán học & logic. Bạn sẽ được tiếp cận với những công việc liên quan đến các thuật ngữ hết sức “thời thượng” như Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence – AI) hay Học Máy (Machine Learning)…
- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering): Đây là chuyên ngành kết hợp giữa Điện tử & CNTT cung cấp cho bạn kiến thức về hệ thống phần cứng và phần mềm. Từ đó bạn có thể xây dựng, thiết kế các hệ thống phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các thiết bị phần cứng.
- Công nghệ phần mềm: Đây là ngành lập trình viên mà bạn nên đăng ký nếu thực sự nghề nghiệp bạn theo đuổi là lập trình viên. Ngành học này sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản, chính xác về quy trình hay kỹ năng cần thiết để xây dựng & phát triển một phần mềm máy tính.
- Hệ thống thông tin: Theo ngành này, bạn sẽ được học về quy trình thu thập và xử lý thông tin, tìm hiểu về các thiết bị liên quan, thu thập những kỹ năng phân tích, đánh giá và học cách thiết kế hệ thống, vận hành cũng như quản trị thông tin để từ thông tin thu thập được tạo ra được những kết quả có giá trị.
- Mạng máy tính & Viễn Thông: Ngành học này hướng dẫn người học các kiến thức về quản trị hệ thống mạng. Sau khi ra trường, bạn sẽ trở thành người thiết kế mạng cho các ngân hàng, nhà cung cấp mạng hay các trung tâm dữ liệu. Nếu vẫn thích công việc lập trình, bạn có thể trở thành người thiết kế, phát triển phần mềm mạng.
- Thị giác máy tính (Computer Vision) & điều khiển học(Cybernetics): Cũng giống như Khoa học máy tính, chuyên ngành này thiên về nghiên cứu và thường dành cho những đối tượng muốn đi sâu vào nghiên cứu với đầu óc cũng sự nhanh nhạy về mặt toán học hay logic.
>>> Xem thêm: Dev là gì? Tìm hiểu về công việc của nghề Dev
Tìm việc làm Java Developer ở đâu?
Với sự phát triển của lĩnh vực tuyển dụng hiện nay, bạn có thể dễ dàng hơn khi tìm kiếm công việc liên quan đến lập trình Java. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm việc làm Java Developer dễ dàng hơn bởi bạn có thể tạo ngay CV online và gửi cho nhà tuyển dụng với nền tảng, hệ sinh thái việc làm của TopCV.
Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí công việc liên quan tới lập trình Java, hãy tham khảo ngay tại TopCV để nhận được công việc ưng ý. TopCV sẽ mang đến cho bạn hàng trăm lựa chọn nghề nghiệp khác nhau đến từ những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu nước ta. TopCV tổng hợp những tin tuyển lập trình viên Java Hà Nội, lập trình Java TPHCM,….với mức thu nhập trong mơ chỉ chờ các Java Developer ứng tuyển.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo, tìm kiếm việc làm ngay tại Website Fanpage chính thức của các công ty công nghệ. Tại đây, sẽ có những thông tin tuyển dụng Java Developer, cách thức thi tuyển, thời gian nộp hồ sơ,… để các bạn tham khảo và chuẩn bị.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn Java Developer là gì. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm ngành công nghệ hấp dẫn này. Hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng sâu rộng để phát triển hơn trong nghề.
TopCV là trang tuyển dụng việc làm uy tín. Tại đây, có vô vàn công việc thuộc mọi lĩnh vực. Các ứng viên có thể tìm kiếm chỉ qua vài thao tác click. giờ đây quá trình tìm kiếm việc làm đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Với các mẫu CV thiết kế sẵn, bạn chỉ cần tạo lập 1 bản CV online và gửi đến các nhà tuyển dụng đang có nhu cầu và chờ cơ hội được phỏng vấn trực tiếp khá dễ dàng.
Nguồn ảnh: Sưu tầm