Full stack developer là một vị trí quen thuộc và hấp dẫn dành cho những ai đang theo đuổi các công việc trong nghề IT. Mức lương cạnh tranh và những cơ hội mang lại đã và đang biến vị trí lập trình viên full stack trở thành công việc đáng mơ ước. Vậy bạn có thật sự hiểu Full stack developer cụ thể là gì và những lợi ích khi làm ở vị trí này như thế nào? Hãy cũng theo dõi bài viết này của Blog TopCV để tìm lời giải đáp.
Full stack developer là gì?
Full-stack developer là gì? Họ là những lập trình viên đa năng phụ trách front-end và cả back-end của hệ thống. Họ là những người sở kiến thức sâu rộng và đa năng có thể ứng biến linh hoạt để phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu hoặc tối ưu hóa cách hiển thị của trang web/ ứng dụng di động.
Lập trình viên full stack rất đa dạng, có thể chia theo các nền tảng phát triển khác nhau, bao gồm mảng web: full-stack web developer, mảng di động: mobile stack, mảng phần mềm: native application stack, IoT… Ngoài ra còn có thể chia theo chuyên môn như front-end, back-end, data-mining… Tùy vào từng sản phẩm, dự án mà họ có thể phát huy những kiến thức và kỹ năng sở trường, công nghệ cần thiết phù hợp với dự án hoặc sản phẩm đó. Tuy nhiên mỗi một lập trình viên Full Stack sẽ có chuyên môn làm việc ít nhất trên một nền tảng phát triển.
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin ra làm gì? Trường nào đào tạo tốt nhất?
Công việc của một full stack developer
Công việc của một Full-Stack Developer là chịu trách nhiệm cho cả Front-end lẫn Back-end của sản phẩm. Một lập trình viên full stack thường có hiểu biết rộng, họ có thể tạo một sản phẩm hoàn chỉnh thay vì chỉ chuyên sâu vào mỗi front-end hay backend. Do vậy, về cơ bản thì một Full-Stack Developer sẽ phải chịu trách nhiệm thiết kế giao diện đến Database cho đến khi sản phẩm hoàn thành và đảm bảo vận hành trơn tru. Tuy nhiên, tùy theo mỗi công ty mà vị trí này sẽ có một số công việc cụ thế.
- Nhận yêu cầu từ phía khách hàng hoặc cấp trên, sau đó nghiên cứu và đưa ra giải pháp xây dựng cấu trúc phù hợp
- Lựa chọn ngôn ngữ lập trình (Java, PHP, Ruby, Python…) để tạo lập web và thiết kế ứng dụng
- Sử dụng html, CSS, JavaScript… để thiết kế và làm việc trên front-end hoặc back-end code hoặc UI/UX
- Lập trình và xây dựng các API theo sự phân công
- Thiết kế phát triển cơ sở dữ liệu và viết các câu để truy vấn
- Chịu trách nhiệm quá trình chạy thử và đánh giá ứng dụng, đảm bảo app chạy trơn tru
- Theo dõi và đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hệ thống và cải thiện các ứng dụng sao cho đạt hiệu suất tốt nhất
- Tham gia xây dựng technical specs hoặc architecture documents (tài liệu kỹ thuật)
Những lợi ích khi làm full stack developer
Dễ dàng tìm kiếm việc làm
Một trong những lợi ích khi làm lập trình viên full stack chính là cơ hội tìm kiếm việc làm vô cùng rộng mở. Thực tế các công ty startup hay những doanh nghiệp nhỏ, họ thường ưu tiên tuyển dụng full stack developer bởi chính sự đa năng. Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cần những người năng động, có cái nhìn tổng thể về hệ thống hơn là tuyển những người quá chuyên sâu.
Cũng bởi chính kỹ năng nhiều, Full-stack developer có thể chuyển sang làm Front-end Developer hoặc Back-end Developer hay làm về Database một cách dễ dàng. Do vậy, Full stack developer luôn được đánh giá là một trong những vị trí dễ tìm việc và được các nhà tuyển dụng săn tìm nhiều nhất trong giới công nghệ.
Mức lương cao hơn
Lương của lập trình viên full stack tại Việt Nam sẽ dao động vào khoảng 20-50 triệu đồng/tháng. Đây là một mức lương hấp dẫn trên thị trường việc làm hiện nay. Với những ai sở hữu nhiều kinh nghiệm và đặc biệt khi trở thành Senior Full-Stack Developer thì mức lương sẽ còn tăng lên rất nhiều, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có mà mức lương có thể cao không giới hạn. Rõ ràng mức lương này là con số đáng mơ ước khiến lập trình viên full stack luôn là mục tiêu theo đuổi của nhiều người.
>>> Có thể bạn quan tâm: Học công nghệ thông tin ra làm gì? Lương có cao không?
Cơ hội thăng tiến cao hơn
Một lập trình viên full stack thường có cái nhìn tổng thể về hệ thống, đây là tiêu chí quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên thành project manager, team Leader, Product Manager hay Software Architect.
Ngoài ra, công việc của lập trình viên full stack cũng rất đa năng. Do vậy, họ vừa biết Front-end, Back-end và Design, những kỹ năng này biến họ trở thành trung tâm cầu nối của các team và bộ phận với nhau. Một công việc giữ nhiều vai trò như vậy là cơ hội để lập trình viên có thể phát huy bản thân, được lòng mọi người và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.
Một full stack developer cần những gì?
Kiến thức chuyên môn
Một lập trình viên trước hết phải hiểu các kiến thức cơ bản về khoa học – kỹ thuật máy tính, công nghệ phần mềm… Thế nhưng một Full-stack developer còn đòi hỏi bạn phải thật sự là một người đa năng. Những lập trình viên full stack thường chịu trách nhiệm giao diện về ứng dụng, bao gồm nền tảng sản phẩm và trải nghiệm của người dùng. Do đó, bạn phải sành sõi các kiến thức kỹ thuật về Front-end hay Back-end. Riêng front-end, lập trình viên phải thông thạo các 3 ngôn ngữ chính HTML, CSS và ngôn ngữ lập trình JavaScript.
Ngoài ra, lập trình viên full stack còn phải sử dụng các ngôn ngữ server-side để thiết kế ứng dụng, bao gồm các ngôn ngữ như PHP, Ruby, Python, Java và Net. Để có thể tìm kiếm, thay đổi cơ sở dữ liệu buộc lập trình phải nắm rõ các công cụ như Oracle, MySQL, SQL Server, MongoDB… trong phần front-end. Riêng với backend, lập trình viên cần có kinh nghiệm SVN, CVS hoặc Git và Linux để tạo được những code sạch, phát triển hệ thống. Chỉ Front-end hay Back-end cũng hàm chứa khối lượng kiến thức lớn buộc những ai đeo đuổi công việc cũng phải thật sự kiên trì và chăm chỉ.
Sau khi nắm rõ các kỹ thuật backend hay front-end, Full-stack developer vừa phải học hỏi nhiều kĩ thuật khác như nắm vững kiến thức về API, các hệ điều hành như Linux, Windows,… hay các web server như Apache, nginx. Hiểu biết về Framework như Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS và Ember JS để giao diện sản phẩm luôn hiển thị tốt nhất trên mọi thiết bị khác nhau. Tùy vào dự án và mức độ phức tạp của dữ liệu mà Full-stack developer có thể lựa chọn những cơ sở dữ liệu phù hợp. Ngoài ra, một Full-stack developer còn phải liên tục học hỏi và cải thiện các kỹ năng mềm của bản thân như kỹ năng thiết kế cơ bản, kỹ thuật caching như Redis, varnish, memcached…
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần biết nhiều thứ thì đã có thể trở thành một Full-stack developer. Tuy nhiên, thực sự ngoài phải biết nhiều thì họ còn phải hiểu cặn kẽ mọi kỹ thuật mới được xem là Full-stack developer chuyên nghiệp.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp
Lập trình viên full stack thường phải làm việc với nhiều team khác nhau, do vậy kỹ năng giao tiếp sẽ giúp những developer có thể kết nối mọi người. Qúa trình giao tiếp và trao đổi sẽ giúp các lập trình viên dễ dàng xác định được các mục đích, nhu cầu, cơ hội cụ thể để thực hiện theo các chỉ dẫn, từ đó nổi bật thêm được nhiều ý tưởng sáng tạo. Ngoài ra, trước khi viết code, họ cũng phải phối hợp với các bên liên quan nhằm nắm rõ nhu cầu cụ thể để đưa ra được các giải giáp hiệu quả nhất..
Kỹ năng phân tích
Các lập trình viên phải có kỹ năng phân tích vấn đề. Cụ thể phân tích những trải nghiệm của người dùng, từ đó đưa ra những giải pháp và cách xây dựng cấu trúc phù hợp để thiết kế ứng dụng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng và doanh nghiệp. Mỗi dự án phải lựa chọn những cơ sở dữ liệu, công nghệ và kỹ thuật nào tối ưu nhất… Do vậy, kỹ năng phân tích sẽ giúp các lập trình viên full stack có thể xác định được điểm mạnh của mỗi kỹ thuật và công nghệ từ đó xử lý công việc đạt hiệu quả và làm hài lòng khách hàng.
Kỹ năng quản lý thời gian
Full stack developer phải làm lượng công việc lớn, thậm chí còn thường xuyên mang việc về nhà làm. Cùng lúc họ phải sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, thậm chí còn phải làm vài dự án. Do vậy, nếu không có kỹ năng quản lý thời gian và quản lý dự án sẽ khiến những lập trình viên full stack dễ dàng bị rối và stress nặng. Nếu biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học, tối ưu thời gian sẽ làm cho công việc trở nên hiệu quả và dễ dàng quản lý hơn.
Kỹ năng ngoại ngữ
Developer muốn học những công nghệ mới buộc phải tham khảo thêm nhiều tài liệu nước ngoài. Do vậy, một lập trình viên full stack cần phải trau dồi kỹ năng Tiếng Anh vì ngoài những kiến thức cơ bản, ngành này có rất nhiều từ ngữ chuyên môn. Một lập trình viên full stack có thể đọc hiểu tiếng anh thành thạo sẽ dễ dàng bổ sung kiến thức vừa có thêm nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp.
Không thể phủ nhật được sức hấp dẫn của vị trí Full-Stack Developer mang lại. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền với nhiều áp lực và thách thức. Một Full-Stack Developer được xem như “tài sản” của công ty, do vậy trách nhiệm của vị trí này cũng vô cùng lớn. Đây là lý do nhiều người thường nói đùa rằng “Những Full-Stack Developer thường hói đầu” vì suy nghĩ quá nhiều, thậm chí phải ôm việc về nhà và “cày đêm” để làm việc là chuyện quá quen thuộc với “dân lập trình” . Câu nói hài hước song có phần thực tế này đủ cho thấy những áp lực mà công việc nhiều thách thức này mang lại.
Với những ai thật sự đam mê, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, họ còn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng mới có thể chinh phục và đeo đuổi công việc này đến cùng. Song nếu có thể vượt qua, cơ hội thăng tiến và những lợi ích xứng đáng sẽ được đền đáp cho những “chiến binh” Full-Stack Developer kiên nhẫn và chuyên nghiệp nhất.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ được công việc của một lập trình viên full stack là gì? Những ứng viên quan tâm đến vị trí Full-Stack Developer hay những công việc phần mềm khác có thể truy cập TopCV để tham khảo những cơ hội việc làm hấp dẫn từ những nhà tuyển dụng hàng đầu ngay hôm nay.